Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
6 tháng 10 2016 lúc 16:04

Chỉ bik lm mỗi câu 3 thôi, chưa hok nên thông cảm.

Các nhà sư thời Đinh - Tiền Lê lại đc trọng dụng bởi vì vua muốn ở các nhà sư điều này :

+ Hiểu bik về sự tín ngưỡng, thế giới tâm linh.

+ Sư là những người có học thức, hiểu biết sâu, rộng.

+ Sư ko tham chức vụ, danh dự và quyền lợi.

Các điều trên là nhà vua mong muốn ở các Thái sư và Đại sư.

Nina Yato
17 tháng 10 2016 lúc 18:09

Câ​u 1 và câu 2 bn nên xem ở phần lí thuyết sẽ dễ hiểu hơn

Phạm Phú Hoàng Long
6 tháng 10 2017 lúc 20:39

?????

Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Trịnh Long
28 tháng 2 2022 lúc 16:18

61A 62A 63A 64A

Kudo Shinichi AKIRA^_^
28 tháng 2 2022 lúc 18:43

ảo quá toàn A

Câu 61Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:

A. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

B. Lí, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.

C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.

D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.

Câu 62. Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?

A. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

B. giữa nông dân với địa chủ phong kiến phương Bắc

C. giữa vua, quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.

D. giữa vua, quan lai với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 63.  Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.

D. Xây dựng chính quyền phong kiến ở nước ta

Câu 64. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần, Lê Sơ nhằm mục đích

A. bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến

B. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội

C. bảo vệ đất đai và lãnh thổ của Tổ quốc.

D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 4 2019 lúc 6:22
Tiêu chí Nhà Đinh – Tiền Lê Nhà Lê
Tổ chức bộ máy nhà nước Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ, tăng ban. Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và các cơ quan chuyên môn giúp việc
Chính quyền địa phương Chia cả nước thành 10 đạo

- Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi thừa tuyên gồm 3 ti (đô ti, thừa ti, hiến ti)

- Dưới đạo là Phủ, huyện, châu, xã

Nhận xét Đây là nhà nước quân chủ sơ khai Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao và hoàn chỉnh
응 우옌 민 후엔
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
9 tháng 1 2020 lúc 19:00

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…



#Châu's ngốc

Khách vãng lai đã xóa
nghientruyentranh
Xem chi tiết
Long Sơn
23 tháng 10 2021 lúc 15:17

Đại Cồ Việt

Thu Trang
Xem chi tiết
Lý Thường Kiệt
21 tháng 9 2016 lúc 19:19

1. Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.

2.- Thủ công nghiệp :
+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước : chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan : đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo.ắ. xây cung điện, chùa chiền.
+ Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển hơn trước như dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy...
- Thương nghiệp:
+ Nội thương : việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.
+ Ngoại thương : nhân dán hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới

3.Giáo dục chưa phát triển. Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.
Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hanh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tống.

 

lê huân
2 tháng 11 2018 lúc 22:02


Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hanh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tống

Anh Qua
7 tháng 11 2018 lúc 13:50

1.

-Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. -Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
-Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng.

-Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng.

=>Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.

2.- Thủ công nghiệp :
+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước : chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan : đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo.ắ. xây cung điện, chùa chiền.
+ Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển hơn trước như dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy...
- Thương nghiệp:
+ Nội thương : việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.
+ Ngoại thương : nhân dán hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới

3.

-Giáo dục chưa phát triển.

-Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.
-Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hanh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tống.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 4 2017 lúc 11:10

Đất nước dần dần ổn định. Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt.

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Vua (Hoàng đế) đứng đầu nhà nước, quyết định mọi việc quan trọng. Quyền hành của vua ngày càng cao. Ở thời Lý, Trần, Hồ, giúp vua trị nước có Tể tướng và một số đại thần. Bên dưới là các cơ quan trung ương như sảnh, viện, đài.

Cả nước được chia thành nhiều lộ, trấn, do các hoàng tử (thời Lý) hay An phú sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu, đều có quan lại của triều đinh trông coi. Đơn vị hành chính cơ sở là xã. Thời Trần, những người đứng đầu xã được gọi là Xã quan.

Năm 1428, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, lãnh tụ tối cao của nghĩa quân Lam Sơn là Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê. khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ.



Phạm Thu Thủy
6 tháng 11 2017 lúc 21:31

bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê thể hiện tính sơ khai, đơn giản trong quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam

- bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện sự phát triển ở đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam

+ tính chuyên chế được tăng cường, quyền hành của nhà vua là tuyệt đối

+ bộ máy nhà nước chặt chẽ, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng

+ các cơ quan, các chức quan rõ ràng, không chồng chéo lên nhau, các cơ quan địa phương có mối lên hệ dọc với trung ương, đảm bảo quyền lực của nhà vua và sự thống nhất chính trị của cả nước

+ bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương tới địa phương, ở địa phương đến chức xã quan cũng phải có nguyên tắc rõ ràng

Nguyễn Chí Kiên
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
19 tháng 11 2021 lúc 21:51

Đại Cồ Việt

Đại Tiểu Thư
19 tháng 11 2021 lúc 21:51

Tham khao:

Cùng với tinh thần, ý chí đó, năm 1054, nhà  (vua  Thánh Tông) đổi tên nước là Đại Việt. Như vậy, quốc hiệu "Đại Cồ Việt" tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải qua 3 triều đại: Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009) và thời kỳ đầu của nhà  (1009 - 1054)

Nguyễn Minh Sơn
19 tháng 11 2021 lúc 21:51

Tham khảo:

Quốc hiệu “Đại Cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải qua 3 triều đại: Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009) và thời kỳ đầu của nhà  (1009 - 1054).

Châu Nguyễn
Xem chi tiết
Thúy Trần
3 tháng 12 2018 lúc 20:51

Có ai biết câu trả lời không giúp với

khocroi

Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
25 tháng 10 2016 lúc 18:48

2. Năm 1009, Lý Công Uẩn được tôn làm vua. Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô về Đại La rồi đổi tên thành Thăng Long,

 

Nguyễn Quỳnh Anh
25 tháng 10 2016 lúc 18:51

3. -Thể hiển ý chí quyết tâm chống quân xâm lược của dân tộc ta.

-chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và dân tộc.