Quan sát hình 35.2 và cho biết vai trò của carbon dioxide trong tự nhiên.
Quan sát hình 29.4, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu.
Quan sát hình 29.4 ta thấy:
- Thực vật tiến hành quá trình quang hợp hấp thu khí CO2 và thải O2.
- Quá trình hô hấp của động vật cũng như các sinh vật khác hoặc các hoạt động đốt cháy nhiên liệu,… sử dụng khí O2 và thải khí CO2.
→ Vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu: Thực vật quang hợp giúp điều hòa lượng O2 và CO2 trong không khí.
Quan sát Hình 5.2 và cho biết cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào.
- Nguyên tử carbon có vai trò quan trọng trong việc tham gia cấu tạo nên các đại phân tử như protein, carbohydrate, lipid, nucleic acid, từ đó nguyên tố này trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào.
- Sở dĩ, nguyên tử carbon có vai trò quan trọng như vậy là do cấu trúc đặc biệt của nguyên tử này: Carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng (có hóa trị bốn) nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng, do đó, nó có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S). Nhờ đó, carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
Quan sát hình 5.4 và cho biết carbon có thể tạo nên loại liên kết và loại mạch gì trong các hợp chất. Từ đó giải thích vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào.
- Các loại liên kết mà carbon có thể tạo ra: Carbon có thể tạo nên các liên kết cộng hóa trị loại liên kết đơn hoặc liên kết đôi.
- Các loại mạch mà carbon có thể tạo ra: Carbon có thể tạo nên nhiều loại mạch như loại mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
- Vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào:
+ Carbon có bốn electron tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố carbon khác và các nguyên tố như O, N, P,… tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.
+ Nhờ liên kết khác nhau, carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên.
Vai trò của thực vật trong tự nhiên:
- Thực vật là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác.
- Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật.
Quan sát hình 27.3, nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên là:
- Cố định nitrogen trong không khí để cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
- Vi khuẩn phân giải xác sinh vật và chất thải động vật giúp làm sạch môi trường đồng thời nhờ sự phân giải của vi khuẩn, chất hữu cơ (chất thải của sinh vật, xác sinh vật) được phân giải thành mùn bã hữu cơ và các muối khoáng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất rồi thực vật lại sử dụng các nguồn muối khoáng này để tổng hợp nên các chất hữu cơ.
Quan sát đồ thị Hình 23.6, hãy:
- Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu.
- Cho biết nồng độ khí carbon dioxide trong không khí đạt bao nhiêu thì cây có thể quang hợp.
- Dự đoán nếu hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí quá cao thì quang hợp của cây sẽ như thế nào.
Quan sát đồ thị Hình 23.6, hãy:
- Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu.
- Cho biết nồng độ khí carbon dioxide trong không khí đạt bao nhiêu thì cây có thể quang hợp.
- Dự đoán nếu hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí quá cao thì quang hợp của cây sẽ như thế nào.
Quan sát hình 28.3, em hãy nêu vai trò của nấm trong tự nhiên.
Vai trò của nấm trong tự nhiên là:
- Phân giải xác sinh vật và các chất hữu cơ
- Là thức ăn cho một số sinh vật khác
Quan sát hình 25.3, em hãy nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
Vai trò của vi khuẩn trong hình đó là tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ giúp làm sạch môi trường.
Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên:
- Vi khuẩn phân giải chất thải của sinh vật và xác sinh vật giúp làm sạch môi trường.
- Quá trình phân giải của vi khuẩn giúp thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên: Vi khuẩn phân giải chất hữu cơ (chất thải của sinh vật, xác sinh vật) thành mùn bã hữu cơ và các muối khoáng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất rồi thực vật lại sử dụng các nguồn muối khoáng này để tổng hợp nên các chất hữu cơ.
Câu 9: Em hãy :
- Nêu thành phần không khí.
- Nêu vai trò của không khí với tự nhiên.
- Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
Câu 10:
a, Làm thế nào để biết trong hơi thở của ta có khí carbon dioxide?
b, Tại sao thợ lặn sâu dưới nước, phi hành gia khi bay vào vũ trụ thường mang theo bình dưỡng khí?
c, Tại sao không nên đóng cửa và ngủ trong xe oto (dù có bật điều hòa) hoặc đóng cửa khi ngủ trong một căn phòng nhỏ?
Câu 11:
- Em hãy nêu một số tính chất cơ bản của một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống.
- Em hãy nêu cách sử dụng một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu thông dụng trong đời sống.
- Em hãy nêu một số giải pháp để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
Thành phần của không khí gồm: Nitrogen ( ni tơ ) chiếm 78%; oxygen ( oxi ) chiếm 21%; carbon dioxide chiếm 1%
Vai trò của không khí với sự sống:
- Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, ...
- Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Khí cacbonic trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.
- Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.
- Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).
Biện pháp bảo vệ môi trường:
- Trồng thật nhiều cây xanh.
- Phát triển năng lượng sạch.
- Không xả rác bừa bãi.
- Đi phương tiện công cộng để giảm bớt khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân. ( Nhớ tích đúng cho mình nha ).
Khí carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính. Quan sát Hình 1.3 và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này.
- Nguyên nhân làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất: Sản xuất điện và nhiệt (chiếm tới 25%)
- Biện pháp để giảm sự phát thải khí nhà kính do quá trình sản xuất điện và nhiệt là:
+ Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng xanh, thân thiện mới môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, …
+ Sử dụng tiết kiệm điện, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết…
+ Sử dụng các thiết bị điện có nhãn mác chứng nhận tiết kiệm năng lượng của Bộ Công thương…