Thảo luận về những biểu hiện của khả năng tư duy độc lập trong học tập và cuộc sống.
Liệt kê những biểu hiện về tính tự lập trong học tập và cuộc sống hằng ngày?
- Tự đặt báo thức, thức dậy học tập.
- Tự giác học, không chờ ai nhắc nhở.
- Học tập có kế hoạch
đoạn văn nghị luận về tính chủ động, sáng tạo và độc lập tư duy trong học tập của giới trẻ hiện nay
giúp mk nhé!!
cảm ơn
Người có tính năng động dám nghĩ, dám làm, mạnh mẽ và quyết đoán trong việc làm. Họ không chờ đợi may mắn mà tự mình tìm kiếm lấy nó thông qua công việc. Họ luôn là người khởi đầu tiên phong trong mọi công việc.
Người có tính sáng tạo là người năng động làm việc và tìm tòi cái mới. Họ không dễ dàng chấp nhận những gì hiện có, sẵn có. Họ cũng không bắt chước hoặc lặp lại những cách thức cũ mà say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, đem lại hữu ích cho cuộc đời.
Người có tính năng động và sáng tạo luôn say mê, tìm tòi và phát hiện cái mới, cái chưa từng có. Họ say mê học tập, nghiên cứu và linh hoạt xử lí các tình huống. Người năng động sáng tạo thường tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới, hiệu quả cao, độc đáo, mới lạ.
Sáng tạo là quá trình dài hơi của suy ngẫm. Kết quả có được mới lạ khác với suy ngẫm khác ở toàn phần. Kết quả của sáng tạo có nhiều sáng kiến mới mẻ và độc đáo. Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ là sản phẩm của sáng tạo thường không lặp lại cái dã có và có ích cho người sản xuất ra nó.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, yếu tố năng động và sáng tạo rất cần thiết đối với mỗi người. Bởi là nó cách duy nhất, tốt nhất để giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh để vươn lên và đạt được những mục đích và đạt đến thành công.
Năng động là tích cực, chủ động, tự giác trong công việc. Tính năng động có thể tự có hoặc được hình thành và rèn luyện trong quá trình lao động.
Sáng tạo nghĩa là làm điều gì đó khác biệt, hoặc mới mẻ so với bản thân mình và với những người khác. Sáng tạo còn là say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.
Năng động là cơ sở để sáng tạo. Sáng tạo là động lực để năng động.
Người có tính năng động dám nghĩ, dám làm, mạnh mẽ và quyết đoán trong việc làm. Họ không chờ đợi may mắn mà tự mình tìm kiếm lấy nó thông qua công việc. Họ luôn là người khởi đầu tiên phong trong mọi công việc.
Người có tính sáng tạo là người năng động làm việc và tìm tòi cái mới. Họ không dễ dàng chấp nhận những gì hiện có, sẵn có. Họ cũng không bắt chước hoặc lặp lại những cách thức cũ mà say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, đem lại hữu ích cho cuộc đời.
Người có tính năng động và sáng tạo luôn say mê, tìm tòi và phát hiện cái mới, cái chưa từng có. Họ say mê học tập, nghiên cứu và linh hoạt xử lí các tình huống. Người năng động sáng tạo thường tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới, hiệu quả cao, độc đáo, mới lạ.
Sáng tạo là quá trình dài hơi của suy ngẫm. Kết quả có được mới lạ khác với suy ngẫm khác ở toàn phần. Kết quả của sáng tạo có nhiều sáng kiến mới mẻ và độc đáo. Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ là sản phẩm của sáng tạo thường không lặp lại cái dã có và có ích cho người sản xuất ra nó.
Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh. Năng động và sáng tạo làm rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.
Câu chuyện Edison cứu mẹ là một minh chứng rõ ràng cho tính năng động và sáng tạo của con người. Lần đó, mẹ Edison bị đau bụng dữ dội. Bác sĩ nói cần phải môt ngay. Nhưng ngôi nhà nhỏ, ánh sáng ngọn nến không đủ sáng để ca phẫu thuật chính xác và thành công. Trước tình thế, Edison đăm chiêu suy nghĩ. Cậu nhanh chóng giải quyết được vấn đề bằng cách tập trung phản chiếu ánh sáng của ngọn nến bằng các chiếc gương vào vết mổ. Kết quả thật mĩ mãn. Mẹ Edison được cứu sống nhờ tư duy năng động, nhạy bén và sáng tạo của cậu bé.
Năng động và sáng tạo giúp cho con người thay đổi được lề lối cũ để hướng tới một mục đích tốt hơn. Sáng tạo nhỏ có thể làm thay đổi một cá nhân hay một tập thể. Sản phẩm của sự sáng tạo luôn có ích cho người làm ra nó và có ích cho mọi người. Sáng tạo lớn có thể thay đổi toàn tập thể lớn. Sáng tạo vĩ đại làm thay đổi mọi mặt, mọi phương diện của đời sống xã hội.
Ví như, Một giáo viên năng động và sáng tạo trong cách hướng dẫn và truyền đạt tri thức sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, hiệu quả và chắc chắn. Đây là sáng tạo nhỏ, có ảnh hưởng ở phạm vi một tập thể. Nhà bác học Edison sáng tạo ra bóng đèn điện chiếu sáng. Cái bóng đèn kì diệu ấy đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của loài người. Đây là sáng tạo lớn, có ảnh hưởng toàn cầu.
Năng động và sáng tạo là một năng lực vô cùng quan trọng trong công việc và trong chính đời sống của mỗi người chúng ta. Đó là khả năng tìm thấy những điều mới mẻ và làm ra cái mới tiện ích hơn. Nó sẽ giúp mỗi người phát triển thêm những hiểu biết của mình. Nó làm phong phú thêm những ý tưởng mới. Nó làm tư duy nhạy bén và sâu sắc hơn trong việc tìm kiếm ý tưởng và giải quyết vấn đề khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hang ngày.
Chính tư duy năng động và sáng tạo mang lại niềm tin và động lực sống và cống hiến của con người. Người sáng tạo luôn nhận được về mình những phần thưởng xứng đáng. Trước hết là làm thỏa mãn khát khao sáng tạo của họ. Sau đó, sản phẩm mưới sẽ mang lại cho họ vinh dự và lợi ích vật chất to lớn.
Vì thế, hãy luôn hăng say trong công việc. Hãy luôn vận động bằng tất cả từ trí tuệ cho đến thân thể. Tính năng động và sáng tạo luôn tạo động lực để con người làm việc. Nó giúp cho con người không bị lười biếng. Năng động và sáng tạo luôn đặt con người trong trạng thái vận động, luôn trong trạng thái sẵn sàng. Nhà bác học Newton làm việc liên tục trong phòng thí nghiệm. Có khi đến hơn hai tháng ông không bước chân ra khỏi căn phòng ấy. Khi viết bộ Tấn trò đời bất hủ, nhà văn Bandac đã thức làm việc hai mươi giowf mỗi ngày. Họ đã không ngừng sáng tạo, quên đi bản thân mình vì sự tiến bộ của nhân loại
Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc. Chính tình yêu công việc, tình yêu cuộc sống giúp ta làm việc không mệt mỏi. Người sáng tạo không bao giờ đi theo những suy nghĩ lối mòn. Người sáng tạo đều bị lôi cuốn bởi những trải nghiệm mới của riêng mình.
Năng động sáng tạo còn phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Người càng trẻ càng cần phải có nó để tốt cho chính mình và cũng tốt cho nhiều người khác.
Khả năng sáng tạo chỉ xuất hiện trong những môi trường nhiều kiến thức. Tức là biết kết hợp những gì mình học và tích lũy được vào làm một sản phẩm sáng tạo. Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang. Kết quả sáng tạo mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước.
Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là điển hình của tinh thần sáng tạo kì tài. Trong nhiều lần đi sứ , bằng tài năng ứng đối đề thơ và phẩm chất thông minh của mình khiến cho vua quan nhà Nguyên hết sức khâm phục. Có lần Mạc Đỉnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất. Vua Nguyên đưa cho ông bài điếu văn viết sẵn bảo đọc. Khi Mạc Đỉnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có bốn chữ “Nhất” ( một). Ông chẳng hề lúng túng, ông bình tĩnh suy nghĩ rất nhanh, rồi đọc thành bài điếu văn đầy đủ như sau:
“Thanh thiên nhất đoá vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết.”
Dịch nghĩa:
Một đám mây giữa trời xanh,
Một bông hoa tuyết trong lò lửa
Một đoá hoa nơi vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước hồ
Ô hô ! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết.
Bài điếu văn độc đáo trên đã làm cho vua Nguyên rất cảm kích xúc động.Nhà vua ngộ ra cái lẻ vô thường của Đạo Phật siêu vi. Mọi sự không thể vạn tuế, vạn vạn tuế như lời chúc tụng của muôn dân thường ca tụng ông. Vạn vật phải tuân theo cái chuyển luôn biến hoại vô thường không trừ một ai.
Hiểu được cái lẽ vô sinh bất diệt đó, con người sẽ trở nên hướng thiện, biết trân quý từng giây phút để sống có ích cho cuộc đời này mà không so đo lời lỗ, thiệt hơn.
Như con ong hút mật rất nhẹ nhàng có ý thức, không làm đau bông hoa. Nó vô tư miệt mài dâng cho đời mật ngọt. Cũng giống như cuộc đời ông đã hiến dâng hết tài hoa cho đất nước. Bởi thế mà Mạc Đĩnh Chi được nhà vua phong làm Lưỡng quốc trạng nguyên, một danh hiệu cao quý xưa nay chưa từng có.
Rèn luyện tính năng động và sáng tạo trước hết phải siêng năng, cần cù, chăm chỉ. Chỉ có lao động mới chứng thực được khả năng và đức tính của con người. Chỉ có lao động mới làm lộ phát khả năng sáng tạo của con người. Hãy luôn tự giác làm mọi việc, không cần đợi người khác sai bảo hay nhắc nhở. Miễn ta thấy điều đó là thiết thực, là hữu ích thì làm. Đừng so sánh thiệt hơn, thua thắng. Đừng ỷ lại hay đua đòi với người khác. Hãy hướng đến giá trị đích thực của công việc chứ không phải thể hiện giả tạo để người khác biết đến mình.
Biết vượt qua khó khăn, thử thách để đạt đến thành công trong công việc. Không có thành quả nào đến với ta một cách dễ dàng. Thành công có được là kết tinh của trí tuệ và sức lao động miệt mài. Càng khó khăn ta càng say mê, càng quyết tâm chiến thắng.
Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt được mục đích. Đó là suy nghĩ sáng suốt trong hành động. Bởi không phải cần cù, nhẫn nại là sẽ thành công. Hãy tìm cách giải quyết tốt nhất, hợp lí nhất cho mỗi công việc để tiết kiệm sức lao động và tránh những tổn thất.
Năng động là hăng hái, sôi nổi. Sáng tạo là làm ra cái mới, cái chưa từng có. Đây là hai hoạt động mang tính liên tục, có thể nghỉ nhưng ko ngưng trệ, dừng lại bởi trở ngại nào đó.
Học sinh và giới trẻ ngày nay, trong xã hội hiện đại thì càng cần phải rèn luyện năng động, sáng tạo. Bởi đó là những điều kiện tốt để con người có thể tạo dựng nên một tương lai tốt đẹp. Nó giúp ta vượt qua mọi khó khăn và nó sẽ là hành trang bất cứ nơi đâu.
Mỗi người trong chúng ta hãy có cách tư duy cho riêng mình. Hãy tăng cường thêm dũng khí để tìm ra những hướng đi cho riêng mình. Mỗi người phải sống cuộc đời của mình. Đồng thời dùng thời gian của mình để tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống. Và khi đã tạo ra giá trị thì lợi ích sẽ đến với mỗi chúng ta. Sáng tạo cũng là cho cuộc sống của mỗi người tốt hơn.
Con người sinh ra vốn ai cũng có khả năng tư duy, và sáng tạo. Tuy nhiên, khả năng sáng tạo của con người phần lớn bị giới hạn bởi phương pháp giáo dục và những quy ước của xã hội. Muốn sáng tạo mỗi người phải dũng cảm bỏ cách nghĩ, cách làm, cách nói, và hành động mà số đông chấp nhận bạn.
Cuộc sống luôn cần phải năng động và sáng tạo. Không chỉ để cho bản thân mình mà cong cống hiến cho cộng đồng, cho đất nước. Mỗi người đều sống năng động và sáng tao để tạo ra nhiều giá trị và những điều kì diệu cho cuộc sống này thêm tốt đẹp hơn.
- Khái niệm tự lập: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Biểu hiện của tự lập:+ Trong học tập:• Tích cực suy nghĩ giải quyết khó khăn trong học tập.• Tìm tòi ra phương hướng học tập tốt.• Chủ động học hỏi, tìm hiểu những kiến thức trong học tập.+ Trong cuộc sống:• Không lùi bước trước khó khăn gian khổ.• Tự mình tìm cách phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.Tự lập là cách sống trái với sự ỷ nại, dựa dẫm vào người khác hay trông chờ vào vận may. Đây là là một lối sống tốt, giúp cho con người trở nên tự tin, bản lĩnh và làm chủ được cuộc sống của mình và gặt hái được thành công tốt hơn
Tự lập nghĩa là sống dựa vào chính khả năng, sức lực của bản thân mình, mà không cần phải trông đợi, dựa dẫm vào người khác. Nhưng tự lập không có nghĩa là biệt lập, không có nghĩa là chỉ biết đến mình, không nhờ vả ai. Quan trọng là mọi sự giúp đỡ, góp ý đều có giá trị nhưng kết quả chính vẫn phải do mình tạo ra.
biểu hiện tính tự lập là không chép sách giải , không đợi nhắc nhở mới làm bài , tự dọn phòng, tự nấu ăn, tự lo cho cuộc sống, tự đi học,...
tấm gương là Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa đều 11 tuổi ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa dựng lán gần trường để đi học. nhà nghèo 2 bạn ko có điều kiện đi học nhưng 2 người đã cố gắng tự lập vươn lên trong học tập cái này mik tóm tắt thôi nếu muốn xem đầy đủ vào cái link này http://www.vtc.vn/co-be11-tuoi-tu-lap-5-nam-o-lan-nuoi-em-nho-an-hoc-d109801.html
Nhân dịp đầu năm học, lớp 6B tổ chức thảo luận về "Mục đích học tập". Cuộc tranh luận đã nảy ra những ý kiến khác nhau như :
- Học tập để phát huy truyền thống của gia đình.
- Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ.
- Học để khỏi hổ thện với bạn bè.
- Theo em, em không đồng ý với quan điểm “Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ” vì đó là mục đích học tập không đúng.
- Em đồng ý với tất cả các quan điểm còn lại nhưng chưa đủ. Vì vậy phải tổng hợp nhiều yếu tố, nhưng mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và vì tương lai của bản thân, vì danh dự của gia đình và truyền thống của nhà trường.
- Mục đích học tập của em là trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
- Bởi vì, chỉ có xác định đúng đắn mục đích học tập của mình vì tương lai bản thân gắn với tương lai của đất nước thì em mới có thể học tập tốt.
Thảo luận về những thay đổi đang diễn ra tác động đến học tập, cuộc sống của em.
Tham khảo
Trong học tập:
- Thay đổi cách học, môi trường học
- Học thêm khóa học mới
- Thay đổi trong định hướng học tập...
Trong cuộc sống:
- Thay đổi nơi sống
- Xuất hiện biến cố trong gia đình
- Có những quy định mới trong cộng đồng
- Những thay đổi trong mối quan hệ bạn bè (kết bạn mới, mâu thuẫn,...)
- Nảy sinh tình yêu...
- Chia sẻ những khó khăn của em khi thực hiện kĩ năng từ chối.
- Thảo luận cách khắc phục những khó khăn khi thực hiện kĩ năng từ chối.
- Thực hiện kĩ năng từ chối trong cuộc sống hằng ngày và chia sẻ kết quả
Tham khảo
- Những khó khăn em gặp phải khi từ chối: bạn bè dễ xa lánh, đối phương dễ mất lòng,..
- Em sẽ nói nhẹ nhàng, nói khéo để không gây mất lòng đối phương.
- Một số kĩ năng từ chối em áp dụng đã giúp em từ chối được những hành động, lời mời không tốt từ phía người ngoài.
Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện ở mỗi bước.
Bước 1: Đọc kĩ chủ đề tranh biện
Bước 2: Xác định luận điểm và sắp xếp các ý luận điểm cho logic
Bước 3: Sắp xếp và cân bằng các câu tranh biện
Bước 4: Trình bày tự tin, rõ ràng
Bước 5: Lập luận phản bát, bảo vệ ý kiến
Bước 6: Trả lời, thuyết phục các câu hỏi
1.Nêu tầm quan trọng của kĩ năng tư duy độc lập trong học tập
2.Đưa ra lời khuyên giúp bạn em từ bỏ yhois quen xấu trong học tập
Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức thống kê vào việc thu thập và biểu diễn thông tin.
- Tìm hiểu về biến đổi thời tiết của địa phương trong tuần.
- Rèn luyện năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoa toán học, giải quyết vấn đề
toán học, giao tiếp toán học.
Chuẩn bị:
- SGK Toán 6, giấy A0 để trình bày báo cáo và vẽ biểu đồ.
- Nếu có điều kiện có thể thuyết trình bằng trình chiếu.
Tiến hành hoạt động:
Làm việc nhóm
BƯỚC 1. Dùng nhiệt kế hoặc vào các trang web về thời tiết để thu thập nhiệt độ trong tuần tại nơi em ở.
Ví dụ nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 23/3/2020 đến 29/3/2020 theo trang web
https://www.accuweather.com/vi/vn/ho-chi-minh-city/353981/daily-weather forecast/353981
BƯỚC 2. Lập bảng thống kê và vẽ các biểu đồ loại biểu đồ cột và một kép biểu diễn dữ liệu thu
thập được.
Ví dụ 1:
Bước 3. Đọc biểu đồ và nêu nhận xét về biến đổi nhiệt độ trong tuần.
Ví dụ 2:
- Ngày nóng nhất trong tuần: Thứ Bảy.
- Ngày mát nhất trong tuần: Thứ Năm,
- Nhiệt độ giảm vào giữa tuần và tăng vào cuối tuần.
Bước 4. Mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm và thuyết trình về nhận xét của mình.
Bước 5. Giáo viên đánh giá hoặc cho lớp đánh giá bằng bỏ phiếu.
Hướng dẫn:
Các em làm việc theo nhóm theo 5 bước được hướng dẫn trong sách giáo khoa.
Bước 1: Phân công 1 - 2 bạn trong nhóm tìm kiếm dữ liệu trên các trang web về thời tiết.
Bước 2: Chia nhóm thành 3 nhóm nhỏ để thực hiện:
- Lập bảng thống kê
- Vẽ biểu đồ cột
- Vẽ biểu đồ cột kép
Bước 3: Các bạn trong nhóm cùng nhau đọc biểu đồ và đưa ra nhận xét.
Bước 4: Chọn ra 2 bạn trình bày tốt, trôi chảy lên thuyết trình kết quả thảo luận của nhóm.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, các nhóm rút kinh nghiệm cho bài tập nhóm lần sau.
Thảo luận về những thay đổi mà mỗi người có thể gặp phải trong cuộc sống
Gợi ý.
- Thay đổi môi trường học tập.
- Thay đổi môi trường sống, điều kiện sống.
- Thay đổi về hoàn cảnh kinh tế gia đình.
- Thay đổi về đời sống tình cảm trong gia đình.
- Thay đổi về các mối quan hệ xã hội.
- ...
Hướng dẫn:
- Thay đổi môi trường học tập: nếu thay đổi đúng môi trường và đúng thời điểm thì kết quả sẽ tốt, còn sai thì ngược lại.
- Thay đổi môi trường sống, điều kiện sống: trước hết thì cần phải thích nghi với môi trường sống mới, nếu thay đổi đúng môi trường sống thì chưa chắc có thể tốt nên hay xấu đi.
- Thay đổi về đời sống, tình cảm trong gia đình: hãy chia sẻ với những người thân trong gia đình bạn, để trở nên tốt hơn.
- Thay đổi về các mối quan hệ xã hội: học tập những đức tính tốt của họ, còn những cái xấu thì nhắc nhở họ khắc phục (TH nếu không khắc phục thì thôi không nên chơi, nhưng mình phải nhắc đúng á).
...