Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Anh Tú
Xem chi tiết
Đức Hoàng văn
Xem chi tiết
nthv_.
25 tháng 9 2021 lúc 10:13

Tham khảo:

So sánh: in đậm.

Sau khi đọc xong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn”, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật hoàng tử bé. Đó là một cậu bé hồn nhiên. Khi đến Trái Đất, cậu đã bị những bông hoa hồng rực rỡ thu hút. Cậu nghĩ đến bông hoa hồng ở hành tình của mình, thấy nó chẳng là gì cả. Đến khi gặp được cáo, nó đã giúp cậu hiểu ra ý nghĩa thật sự của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian cùng với sự kiên nhẫn và dịu dàng để “cảm hóa” được nó. Hoàng tử bé cũng nhận ra trách nhiệm đối với bông hoa của mình - hay chính là trách nhiệm đối với những người bạn.

nthv_.
25 tháng 9 2021 lúc 10:18

Em tham khảo bài này nhé (5 câu):

So sánh: in đậm.

Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

Trịnh Ngọc Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
4 tháng 2 2022 lúc 10:26

Tham khảo nha bạn:

 Câu 1:  

     Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách. 

Câu 2:

Gioóc- ba vs Lắc-ki là ai z ?

Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Trang
Xem chi tiết
Sung Gay
26 tháng 4 2022 lúc 20:49

Bạn có thể kham khảo dàn ý của cô mình :

 

Xây dựng đoạn văn cảm nhận về:

+ Nhân vật quan phụ mẫu.

-Sống sang trọng xa hoa: Đồ sinh hoạt xa xỉ khi đi hộ đê (theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm…). Ăn của ngon vật lạ (yến hấp đường phèn).

- Sống nhàn nhã vương giả: uy nghi, chễm chệ ngồi (Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm như thần như thánh…)

- Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung: (Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc…)

- Sống chết mặc bay: Đuổi cổ người nhà quê, xòe bài, cười lớn… trong khi đê vỡ.

- Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.

Đức Hoàng văn
Xem chi tiết
trần ngọc linh
Xem chi tiết
nthv_.
22 tháng 9 2021 lúc 20:06

Tham khảo:

Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

- Từ ghép: hình ảnh, tuổi thơ

- Từ láy: gặp gỡ, lớn lao

Nguyễn Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Khải Lê
Xem chi tiết
︵✰Ah
16 tháng 11 2021 lúc 18:28

Tham khảo:
         “Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” . Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.

Câu in đậm so sánh

PRO DZ
Xem chi tiết