Ghi nhận xét của em sau khi đọc Phiếu đọc sách của mỗi bạn trong nhóm bằng một từ ngữ.
1. Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.
2. Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong bài.
3. Đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập.
4. Sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.
Tham khảo
1. Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung.
2. Em đọc lại bài làm và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong bài từ đó rút kinh nghiệm cho bài sau.
3.
Em đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập như:
- Bài có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- Sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự.
- Kể đầy đủ các sự việc chính.
- Dùng từ, viết câu đúng.
- Không sai lỗi chính tả.
4. Em tiến hành sửa lỗi hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.
Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:
hay, thú vị, đọc sách, mượn sách, trưng bày sách, giới thiệu sách, hấp dẫn, bảo quản sách, phân loại sách, trả sách, bổ ích, cho mượn sách |
Hoạt động của thư viện
Hoạt động của em ở thư viện
Nhận xét của em về sách
Hoạt động của thư viện | Hoạt động của em ở thư viện | Nhận xét của em về sách |
trưng bày sách, giới thiệu sách, bảo quản sách, phân loại sách, cho mượn sách | đọc sách, mượn sách, trả sách | hay, thú vị, bổ ích, hấp dẫn |
Đọc một bài đọc về trường học:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính: Tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,...
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Bài tham khảo 1:
Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.
b. Chia sẻ với bạn về phiếu đọc sách của em.
a.
Em có thể tham khảo một số truyện sau:
Truyện 1:
Người thầy cũ
1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
(theo Phong Thu)
Tên truyện: Người thầy cũ
Tên tác giả: Phong Thu
Nhân vật: Dũng, người thầy, bố Dũng
Nội dung: ở một trường học, có một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Truyện 2:
Ngôi trường mới
Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Theo NGÔ QUÂN MIỆN
Tên truyện: Ngôi trường mới
Tên tác giả: Ngô Quân Miện
Nhân vật: bạn học sinh
Nội dung: Truyện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
b.
Bài tham khảo 1:
Tớ đã từng đọc truyện “Người thầy cũ” của tác giả Phong Thu. Truyện có 3 nhân vật là Dũng, thầy giáo và bố của Dũng. Truyện kể về một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Bài tham khảo 2:
Tớ đã từng đọc truyện “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện. Nhận vật chính trong truyện là một bạn học sinh. Bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhận vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
- Cảm nghĩ của em.
- Tên bài thơ mà em yêu thích là bài “Trường em” của tác giả Nguyễn Bùi Vợi. Những từ ngữ hay trong bài mà em ấn tượng đó là: đỏ hồng, reo quanh, vẫy chào, chân nhanh tới trường, …
Trường em ngói mới đỏ hồng
Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh
Gió về đồng lúa reo quanh
Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường.
1. Nghe thầy có nhận xét chung.
2. Chỉnh sửa bài viết.
- Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô, chú ý những chỗ mắc lỗi.
- Tự chữa bài theo nhận xét của thầy cô.
3. Học tập bài văn tốt.
- Đọc bài của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen.
- Thảo luận để tìm ra cái hay, cái tốt mà em cần học tập.
4. Viết lại một đoạn trong bài của em theo cách hay hơn.
1. Em lắng nghe thầy cô nhận xét và ghi lại những nhận xét cần chỉnh sửa.
2. Em tiến hành chỉnh sửa bài viết dựa vào nhận xét của thầy cô.
3. Em đọc bài của bạn và thảo luận để tìm ra cái hay, cái tốt mà em cần học tập. Ghi chép lại.
4. Em tiến hành viết lại một đoạn trong bài của em theo cách hay hơn dựa vào nhận xét của thầy cô và những điều em học tập được sau khi đọc bài của bạn.
1. Đọc "Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc" và hoàn thành sơ đồ sau:
2. Nhận xét về cách trình bày các nội dung trong "Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc".
3. Viết đơn gửi thầy cô giáo lớp em để xin nghỉ học dựa vào gợi ý:
4. Trao đổi trong nhóm, nghe bạn nhận xét và chỉnh sửa bài viết.
1.
2.Cách trình bày nội dung trong “Đơn xin cấp Thẻ bạn đọc” khoa học và logic phù hợp với một tờ đơn.
3.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi:
- Ban giám hiệu nhà trường
- Giáo viên chủ nhiệm lớp: 4B
Em tên là: Nguyễn Thị Hiền. Học sinh lớp 4B
Trường Tiểu học Chu Văn An
Nay em làm đơn này để xin phép thầy/cô cho em nghỉ học ngày 26, tháng 11 năm 2022.
Lý do: Em bị sốt cao nên không thể đi học được.
Em xin hứa sẽ chép bài, học bài và làm bài tập đầy đủ.
Rất mong nhận được sự chấp thuận của quý Thầy/Cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
| Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2022 |
Ý kiến phụ huynh | Người viết đơn |
| Hiền Nguyễn Thị Hiền |
4.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Nhờ các bác giải giúp bài toán này ạ:
Bạn Ngọc đoc xong một quyển sách trong hai ngày. Biết rằng ngày đầu sau khi đọc xong 1/2 số trang sách, Ngọc đọc thêm 8 trang nữa nên số sách ngày hôm sau chỉ bằng 1/4 số trang của quyển sách. Em hãy tinh xem quyển sách của bạn Ngọc đọc có bao nhiêu trang
So phan 8 trang chiem la
1-(\(\frac{1}{2}\)+\(\frac{1}{4}\))=\(\frac{1}{4}\)
So trang co la
8:\(\frac{1}{4}\)=32(trang)
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Mảnh ghép yêu thương
(a) Tìm đọc một bài văn viết về:
(b) Ghi chép những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp vào Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bài văn đã đọc.
– Nhật kí đọc sách.
– Tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc bài văn.
a. Bài thơ "Bàn tay mẹ" - Nguyễn Thị Xuyến
b. Nhật kí đọc sách:
- Những từ ngữ hay: bàn tay mẹ, yêu nhất, rám nắng, gầy gầy, xương xương.
- Những hình ảnh đẹp:
- Đi làm về, mẹ lại đi chợ, nấu cơm
- Mẹ tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
- Đôi bàn tay rám nắng
- Các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.
c. Chia sẻ với bạn về tình cảm suy nghĩ khi đọc bài văn: Qua bài văn, mình cảm nhận được đôi bàn tay của mẹ - đôi bàn tay với những vết chai sạn vì những ngày mưu sinh vất vả. Bao nhiêu là công việc từ đơn giản đến khó khăn, nhọc nhằn, đôi bàn tay ấy cũng chưa bao giờ từ. Mình luôn tự hào và hãnh diện vì được lớn lên trong vòng tay yêu thương ấy. Từng ngày từng giờ, mình luôn nỗ lực hết mình, để có thể đỡ đần được cho mẹ, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Để đôi bàn tay dịu dàng của mẹ mãi bên cạnh mình.
11. a) Thống kê tên phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.
b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.
c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6.
a)
- Tên phần tiếng Việt:
+ Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
+ Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt.
+ Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo.
+ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
+ Lỗi về thành phần câu và cách sửa.
b)
+ Các kiến thức phần tiếng Việt liên quan chặt chẽ đến phần đọc hiểu, giúp đọc hiểu nội dung các văn bản sâu sắc hơn.
c)
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
- Biện pháp tu từ: So sánh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
- Tác dụng: Nhấn mạnh thiên nhiên, khu vườn thôn Vĩ xanh tốt, tươi tốt, mang một màu xanh tươi đẹp. Đồng thời làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.