Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Nhân vật Thị Kính: Đẹp người, đẹp nết, hết lòng yêu thương gia đình nhưng bị gia đình chồng nghi oan.

- Cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật: Chia theo hai tuyến: Một tuyến là nhân vật đầy tâm sự, gánh chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời và một tuyến là nhân vật có đức hạnh, kiên định trong niềm tin và tôn trọng lễ nghi.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 6 2019 lúc 12:15

Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

   + Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

   + Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

Dung Triệu Văn Dung
Xem chi tiết
Etermintrude💫
4 tháng 5 2022 lúc 20:49

Tham khảo:

Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn được xem là "bông hoa đầu mùa" vì đây là truyện ngắn đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ. Dù vẫn còn mang những dấu ấn của văn học trung đại cả về nội dung lẫn hình thức những vấn đề được phản ánh lại có giá trị đến tận hôm nay. Nổi bật ở tác phẩm này chính là sự đối lập nhau của hai giai cấp khi đứng trước vấn đề cấp bách sống còn của nhân dân.

 Mở đầu câu chuyện là tình thế vô cùng nguy nan của khúc đê sông Nhị: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá. Khúc sông làng X, thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Đối với nhân dân ta, đê điều là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sinh sống và canh tác. Nếu không may vỡ đê, nhà cửa, hoa màu, cây cối và cả con người sẽ chìm trong nước, cuộc sống sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Khúc đê sông ở làng X kia đang đứng trước nguy cơ bị vỡ, đúng là tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Bị đe dọa trực tiếp đến cuộc sống, nhân dân ở đây ra sức hộ đê. Khung cảnh ấy được tác giả miêu tả lại bằng ngòi bút hiện thực hết sức sống động và xót thương: "...kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vá tre, nào đắp, nào cứ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. “Tình cảnh trông thật thảm". Khung cảnh vội vã, khẩn trương hiện ra ngay trước mắt người đọc. Ai cũng nhận thức được tình hình nguy nan ngay lúc này, mỗi người đều dốc hết những gì sức lực mình có để cứu vớt lấy khúc đê này. Hình ảnh nhìn rất đỗi thương tâm. Không dừng lại ở đó, tình thế của nhân dân được tác giả đẩy lên đến cao trào: "Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời, thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất." Qua đoạn văn này, ta đã hiểu được rằng người dân ở đây đã túc trực bao nhiêu lâu qua chứ không phải mỗi hôm nay. Tuy rằng mọi người bảo ban nhau nhanh tay nhưng sức người có hạn, ai cũng đã thấm mệt rồi. Đọc đến đây, cảm giác thương xót đến uất nghẹn. Tình thế này liệu còn được bao nhiêu phần hi vọng nữa. Mọi người đều cảm nhận được tình thế nguy nan, đau thương tang tóc đang cận kề với mỗi người ở làng X này. Tác giả miêu tả cảnh dân tình đang loay hoay chống chọi với thiên tai một cách cụ thể, tỉ mỉ là để chuẩn bị cho sự xuất hiện của cảnh tượng hoàn toàn trái ngược diễn ra trong đình: "...thế thời nào quan cha mẹ đâu? Thưa rằng: Đang trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì". Trong khung cảnh hỗn loạn của quan dân, tác giả đã kể chuyện viên quan phụ mẫu mải mê chơi tổ tôm với đám quan lại dưới quyền và được sai nha, lính lệ hầu hạ, cung phụng đến nơi đến chốn. Giọng điệu đậm chất mỉa mai, châm biếm và phẫn uất. Vị quan phụ mẫu cũng đích thân chỉ đạo việc hộ đê đấy chứ, nhưng không phải là ra cùng với nhân dân mà hắn ta ở trong đình, không gian ấm áp với những món ăn sang trọng, xa hoa: "đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng đi lại rộn ràng". Quan phụ mẫu thì "uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà ngồi dưới đất mà gãi". Quan phụ mẫu là vậy, nhưng xung quanh hắn ta lại có đủ "thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì và chánh tổng" cùng ngồi hầu bài. Cả một hệ thống quan lại ăn bổng lộc của dân nhưng lại mảy may, dửng dưng trước sự sống còn của họ. Khung cảnh ở đây dường như không có chút liên quan nào so với tình hình hộ đê của nhân dân. Trong khi ngoài kia "mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê" thì trong đình, dù chỉ là một cuộc tổ tôm thôi nhưng tên quan kia vẫn duy trì trật tự trên dưới và không khí tôn nghiêm như chốn công đường. Sự đam mê cờ bạc của đám quan lại diễn ra ngay trên mặt đê, ngay trên mạng sống của hàng nghìn con dân đã cho thấy sự độc ác, vô liêm sỉ của kẻ cầm quyền. Nỗi đau đẩy lên đến đỉnh điểm khi mà khoảnh khắc đê vỡ- nỗi đau đớn, mất mát của nhân dân lại cũng là lúc ván bài của quan ù to- quan vỗ đùi sung sướng. Còn gì uất hận hơn khi những nỗi đau ấy còn thua cả niềm vui của một ván bài. Khung cảnh vỡ đê được tác giả miêu tả thật chi tiết và chua xót biết bao nhiêu: "Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết". Dẫu biết rằng cuộc sống nghèo khổ của nhân dân là do thiên tai gây nên những nỗi đau ấy sẽ vơi đi bao nhiêu nếu những kẻ làm quan cha mẹ không thờ ơ với mạng sống của con dân mình như thế. Câu chuyện khép lại với một kết thúc buồn. Tác giả đã sử dụng tài tình bút pháp miêu tả kết hợp với biểu cảm, cùng với đó là nghệ thuật đối lập tăng cấp đã làm cho câu chuyện đẩy lên được mức cao trào, giúp người đọc nhận ra được tình cảnh khốn cùng của nhân dân và bộ mặt xấu xa, vô lương tâm của đám quan lại. Câu văn biền ngẫu làm cho nhịp truyện cân đối, mang đậm không khí của thời đại. Với truyện ngắn này, Phạm Duy Tốn đã mở ra một thời kì mới cho văn học nước nhà, đó là sự ra đời của văn học viết bằng chữ Quốc ngữ. Tác phẩm đã đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của văn học nước nhà thời kì sau này.CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ haha
Dung Triệu Văn Dung
4 tháng 5 2022 lúc 21:02

Cho em thân bài 

 

Thảo Phương
Xem chi tiết

Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, tác giả nhân dân đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Những tình cảm cao đẹp đó đã ăn sâu vào tâm hồn của họ, từ đó những tâm tình của người lao động đã được gửi gắm vào những câu ca dạo tục ngữ. Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn đời,…Tình yêu đất nước trong các câu ca dao không sôi nổi nhưng lại dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi, niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi qua từng câu chữ, nét bút.

Tuấn Anh Chu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
7 tháng 11 2021 lúc 19:42

D

🍼🍼🍼SỮA🍼🍼🍼
7 tháng 11 2021 lúc 19:43

D

Nguyễn Phúc Lâm
7 tháng 11 2021 lúc 19:43

Tl

D

hok tốt

@Lâm

tạ xuân phương
Xem chi tiết
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:22

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:36

huhu làm đfi mà

tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:53

tui sắp thi rùi :( huuhuhuhuh pls :(

Nguyen Thi Kim Minh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
12 tháng 9 2018 lúc 9:08

1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:

- Sinh nở thần kì:

+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.

+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại. 

- Các tộc người lần lượt ra đời:

+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.

+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.

+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.

2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:

- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.

- Khác:

+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.

+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.

+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.

   Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.

TRƯƠNG MINH 	TRÍ
5 tháng 10 2020 lúc 20:24

bạn giúp tôi trả lời câu :

hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với

cảm ơn

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Quỳnh Anh
16 tháng 4 2023 lúc 16:45

1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:

- Sinh nở thần kì:

+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.

+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại. 

- Các tộc người lần lượt ra đời:

+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.

+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.

+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.

2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:

- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.

- Khác:

+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.

+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.

+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.

   Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.

Duong
Xem chi tiết
Duong
Xem chi tiết