Hình 16.4 là bản vẽ của các ngành nghề nào?
Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện (Hình 12.1) có những đặc điểm cơ bản gì? Ngành nghề nào phù hợp với em?
Tham khảo
Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện có đặc điểm cơ bản sau:
- Kĩ sư điện: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.
- Kĩ sư điện tử: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.
- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.
- Thợ điện: là người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.
Ngành phù hợp với em : Kĩ sư điện
Nêu tên và mô tả đặc điểm cơ bản của các ngành nghề được minh họa trong Hình 7.4.
a) Thợ cơ khí: trực tiếp lắp ráp, sửa chữa, động cơ và các thiết bị cơ khí của các loại xe cơ giới.
b) Kĩ thuật viên cơ khí: hỗ trợ kĩ thuật, lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.
c) Kĩ sư cơ khí: thiết kế, giám sát, tham gia vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí.
Hãy nêu tên và mô tả đặc điểm cơ bản của các ngành nghề được minh họa trong Hình 12.4.
Tham khảo
a) Kĩ sư điện tử: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.
b) Kĩ sư điện: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.
c), d) Thợ điện: là người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.
Em hãy lựa chọn và tìm hiểu các yêu cầu của một ngành nghề cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí. Sau đó tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đó.
Tham khảo
* Yêu cầu của nghề kĩ sư cơ khí:
- Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề cơ khí.
- Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị cơ khí.
- Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí
- Có kĩ năng đọc bản vẽ và phân tích yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ cơ khí
- Có kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên nôm liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Có thể trực tiếp gia công sản phẩm cơ khí.
* Đánh giá sự phù hợp của bản thân: Em tự nhận thấy mình có thể đáp ứng được 5 yêu cầu trong tổng số 6 yêu cầu của nghề kĩ sư cơ khí. Do đó, em thấy bản thân mình rất phù hợp với ngành nghề kĩ sư cơ khí.
Kiến thức về sinh học cơ thể có thể được sử dụng trong các ngành nghề nào trong đời sống? Tương lai của ngành nghề bảo vệ - chăm sóc sức khỏe con người là gì?
Tham khảo!
- Trong đời sống, kiến thức về sinh học cơ thể có thể được sử dụng trong các ngành nghề như: Y học - Chăm sóc sức khỏe; chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản; trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường; đào tạo khoa học công nghệ;…
- Tương lai của ngành nghề bảo vệ - chăm sóc sức khỏe con người là nghiên cứu, tìm ra các giải pháp mới được áp dụng trong khám chữa bệnh, kết hợp với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo; giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao tuổi thọ của con người.
Trình bày các đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề cơ khí phổ biến.
Kĩ sư cơ khí là những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí.
Môi trường làm việc: các viện nghiên cứu, nhà máy, công ty cơ khí.
Nơi đào tạo: các trường đại học kĩ thuật.
Thảo luận về nội dung tham vấn và dự kiến ngành, nghề lựa chọn
Gợi ý:
+ Ngành, nghề dự kiến lựa chọn và yêu cầu của ngành, nghề đó.
+ Sự phù hợp giữa sở thích, khả năng, phẩm chất, năng lực của bản thân với yêu cầu của ngành, nghề lựa chọn.
+ Những yêu cầu rèn luyện đối với bản thân để đáp ứng được những yêu cầu của ngành, nghề lựa chọn.
Hãy kể tên các ngành nghề được minh họa ở Hình 13.3. Các ngành nghề này có điểm gì chung?
a: Kĩ sư cơ khí
b: Kỹ sư điện tử
c; Kỹ sư xây dựng
d: Nhà thiết kế thời trang
Điểm chung đều là những nghề liên quan đến thiết kế kỹ thuật
Hình 2.1 thể hiện những công việc của một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Hãy mô tả và nêu ý nghĩa của công việc trong Hình 2.1a và Hình 2.1b; trong hai công việc đó, em phù hợp với ngành nghề nào hơn?
- Hình 2.1a: người trong hình đang thiết kế sản phẩm với các chi tiết. Đây là một trong những bước đầu tạo ra sản phẩm, bởi nó lên hình ảnh, chi tiết cũng như cấu tạo/cách tạo ra sản phẩm
- Hình 2.1b: người trong hình đang dùng máy cơ khí để rèn/tạo ra hình dáng sản phẩm. Công việc này giúp tạo khuôn/hình khối của một sản phẩm