Đóng vai thể hiện cảm xúc trong những tình huống sau:
Đóng vai
Em sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau
Hình 1: Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ nên viết một lá thư hồi đáp gửi cho bố. Trong thư sẽ hỏi thăm sức khỏe bố, bộc lộ nỗi nhớ của bản thân, sự vui mừng, hạnh phúc khi nhận được thư của bố và mong muốn bố sớm trở về với mình.
Hình 2: Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ có thể nhảy lên, nói to rằng: “Đây đúng là món quà em đang mơ ước. Thật tuyệt vời làm sao!” để thể hiện cảm xúc tích cực, bất ngờ, vui mừng của mình.
Đóng vai thể hiện cách quản lí cảm xúc để ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp sau:
Tham khảo
Tình huống 1:
Hương: Sao cậu đến trễ thế?
Nga: Xin lỗi Hương, tớ đã đi sớm nhưng gặp phải một chút sự cố trên đường.
Hương: Có chuyện gì vậy?
Nga: Xe tớ bị hỏng, tớ phải đưa xe đi sửa khá lâu. Xin lỗi vì bắt cậu phải chờ. Giờ cũng muộn rồi, tớ nghĩ tớ phải về thôi.
Hương: Không sao mà, chúng ta có thể đi mua sách lần sau.
Nga: Cảm ơn cậu đã thông cảm nhé.
Hương: Không sao mà, lần sau có thời gian thì mình đi cũng được.
Tình huống 2:
Phương cần tập trung vào việc lắng nghe và hiểu những đề xuất của các thành viên trong nhóm để cải thiện kết quả trong các dự án sau này. Ngoài ra Phương cần giữ thái độ bình tĩnh và giải thích rằng mình đã cố gắng hết sức.
Tình huống 3:
Hùng nên nói chuyện với mẹ một cách dịu dàng và lịch sự rằng anh không thích khi ai đó vào phòng của mình mà không hỏi ý kiến trước. Sau đó hỏi mẹ tại sao lại đang xem cuốn nhật kí của mình, và giải thích tầm quan trọng của nó với bản thân. Tiếp đến, thảo luận cùng mẹ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này, có thể là đồng ý trước với nhau về việc thông báo trước khi vào phòng của nhau hoặc thảo luận về quyền riêng tư của mỗi người. Bằng cách này, Hùng sẽ giữ được bình tĩnh và có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý và văn minh.
Tình huống 4:
Khang có thể yêu cầu thầy giáo giải thích về lỗi mà anh ta bị khiển trách trước lớp. Trong quá trình giải thích, Khang cần lắng nghe và giữ sự tôn trọng với thầy giáo, không cãi vã hoặc chỉ trích. Nếu việc giải thích của thầy giáo không giúp Khang hiểu rõ về tình huống, Khang có thể yêu cầu nói chuyện riêng với thầy giáo để giải quyết vấn đề. Trong quá trình nói chuyện, Khang nên giữ thái độ tôn trọng và lịch sự, cùng tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề.
Đóng vai điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong những tình huống sau:
Tình huống 1: M sẽ bình tĩnh hỏi mẹ xem là đã có ai thay đổi vị trí gì trên bàn học của mình không? Nếu có thì yêu cầu người đó trả lại hiện trạng như lúc ban đầu
Tình huống 2: T sẽ bình tĩnh tìm hiểu thực hư xem câu chuyện này đúng hay sai bằng cách nói chuyện trực tiếp với H
Sắm vai thể hiện cảm xúc trong tình huống sau.
Hình 1:
Khi được mẹ thông báo Chủ nhật sẽ được đi chơi, em sẽ rất vui sướng và háo hức chờ đến ngày Chủ nhật.
Hình 2:
Nhưng khi thấy Chủ nhật mưa, không thể đi chơi được, em cảm thấy vô cùng hụt hẫng và buồn bã.
Chia sẻ cảm xúc của em khi đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các tình huống trên.
- Học sinh chia sẻ cảm xúc khi đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các tình huống 1,2,3,4.
- Những cảm xúc có thể là vui vẻ, rèn luyện việc giao tiếp văn hóa, mong muốn thể hiện nhiều hơn những hành vi này.
Sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Tình huống 1:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 3 bạn làm 3 nhân vật: Lan, Mai và Ly.
- Nhân vật Lan tức giận nhưng cần kiểm soát cảm xúc của bản thân. Lan có thể đến và hỏi các bạn: “Tại sao các bạn lại nói vậy?” hoặc “Đó chỉ là hiểu lầm về mình.” Tránh tức giận, có ngôn từ thiếu lịch sự.
Tình huống 2:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 2 bạn đóng vai Hòa và Nam.
- Việc Nam không cho Hòa chép bài không sai, Nam nên nói chuyện với Hòa về việc đó, khuyên Hòa chăm chỉ trong quá trình học tập.
Xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Em sẽ khuyên H là nên tìm cách nói làm sao cho ba mẹ hiểu mình, và khuyên bạn là nên kiên nhẫn chờ thời gian thích hợp rồi nói chuyện với ba mẹ
Tình huống 2: K nên bình tĩnh lại, nói chuyện một cách thẳng thắn với T để tìm ra nguyên nhân tại sao T lại nói như vậy.
Tình huống 3: M nên bỏ ra những suy nghĩ tiêu cực như vậy, hãy nhìn lại quá trình để tìm ra những mặt hạn chế của mình rồi từ từ tìm cách khắc phục chứ không thể một phát là lên ngay kết quả tốt được.
Đóng vai các nhân vật trong những tình huống sau để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Tham khảo
Tình huống 1: Em sẽ lên tiếng phản ánh lại hành động tiêu cực đó.
Tình huống 2: Em sẽ không đồng ý kết bạn và chặn số người lạ.
Tình huống 3: Em sẽ lên tiếng đính chính lại sự thật, bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Đóng vai thể hiện sự tự chủ của em trong các mối quan hệ trên mạng xã hội khi gặp những tình huống sau:
Tham khảo
Học sinh tự đóng vai theo cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống 1: Em sẽ hỏi kĩ thông tin về nhóm kín đó (có bao nhiêu thành viên, mục đích chính của nhóm kín là gì, trong nhóm chia sẻ nội dung gì,...) rồi mới quyết định có tham gia hay không.
Tình huống 2: Em sẽ từ chối tham gia chia sẻ và bình luận bài viết đó vì làm như vậy là vi phạm quyền riêng tư và gây tổn thương đến danh dự, hình ảnh của bạn A. Đó là một hành động không tốt và có thể gây thêm tổn thương đến bạn A. Thay vào đó, em sẽ đề nghị nhóm bạn nên gỡ bài viết.
Tình huống 3: em sẽ trực tiếp nhắn tin hoặc liên lạc với người bạn của mình để hỏi họ về nội dung bài đăng và yêu cầu gỡ bài đăng đó. Họ có thể đang có hiểu lầm về em hoặc đã nói sai về em.