Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Kim Dung
Xem chi tiết

“Năm nay hoa đào nởKhông thấy ông đồ xưa”Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi hồn thương xót:“Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ ”Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa.Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua. Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên.

Trần Mạnh
26 tháng 2 2021 lúc 21:16

Gợi ý nha:

- Nêu mở bài: giới thiệu tác giả tác phẩm

- Thân bài: 

+ Nguồn gốc xuất xứ, tóm tắt nội dung các khổ trên, rồi viết nội dung khổ này

+ Tìm các BPNT đặc sắc trong khổ thơ: câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả lá vàng, mưa bụi,....

+ Tác dụng của các BPNT

+ Ý nghĩa đúc kết từ 3 khổ thơ trên

- Kết bài: khẳng định lại giá trị 3 khổ thơ.

Đinh Hoàng Thạch
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Buddy
25 tháng 1 2021 lúc 20:25

Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ. - Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ: + Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc. + Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người. - Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người {vẫn ngồi đấy - không ai hay, người muôn năm cũ - hồn ở đâu,...). - Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người). - Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người. Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người. - Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.

Giá trị nội dung:

 

a) Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa - một nét đặc trưng của tình yêu. Trên thực tế, tương tư thường để chỉ tình cảm đơn phương, thương thầm nhớ trộm. Đây là một đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam từ xưa cho đến nay. Nhà thơ chân quê Nguyễn Bính đã vượt qua được thử thách của một cây bút đến sau và đem đến một hơi thở mới, một nội dung mới với một cách thể hiện hoàn toàn mới mang dấu ấn của thời đại trong bài thơ tương tư. Bài thơ là nỗi niềm nhớ thương, u uẩn của trái tim thầm yêu trộm nhớ của một chàng trai trong tình yêu đơn phương. Xuyên suốt bài thơ là một câu hỏi thông thiết, cháy bỏng, da diết mà không hề có được một câu trả lời. Nỗi niềm tương tư của Nguyễn Bính được thể hiện qua nhiều sắc thái cảm xúc: nhớ mong, khắc khoải, bồn chồn, trách móc, hờn giận và khát khao hạnh phúc. Nỗi niềm ấy đã chìm trong mộng tưởng của một hồn thơ lãng mạn.

b) Bốn câu thơ đâu trực tiếp thể hiện nỗi nhớ mong của chàng trai

Không cháy bỏng và cực kì mãnh liệt như trong thơ tình yêu của Xuân Diệu: Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm - Anh nhớ em, em hỡi Anh nhớ em (Tương tư chiều) nhưng chàng trai ở đây cũng tha thiết, chân thành không kém: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông - Một người chín nhở mười mong một người - Gió mưa là bệnh của trời -Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Chàng trai bộc lộ tình yêu của mình một cách tế nhị và không đường đột bằng một cái cớ đầy ý nhị: Thôn Đoài nhớ thôn Đông. Câu thơ dường như được viết toàn bằng số từ kết hợp với thành ngữ chín nhớ mười mong đậm chất ca dao, dân ca với nhịp thơ 2/2/2 gợi nhịp điệu của niềm mong nhớ. cấu trúc một người - một người đứng ở hai đầu câu thơ và ở giữa là một nỗi niềm tương tư khắc khoải, bồn chồn nhấn mạnh về một đối tượng chỉ là duy nhất với nỗi nhổ rất cụ thể, rất triền miên. Nhân vật trữ tình tự thú nhận nỗi nhớ mong như một quy luật của tình yêu, của một đôi lứa yêu nhau mà xa cách: Gió mưa là bệnh của trời - Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Câu thơ có giọng điệu ca dao nhưng lại rất mới bởi nó như một triết lí, như một sự chiêm nghiệm mà chàng trai phải tự đào sâu vào tâm hồn, vào cảm xúc tình cảm của chính mình để rút ra. Chàng trai vừa lấy quy luật của thiên nhiên như một quy luật đã được khẳng định, đổ cho thiên nhiên một căn bệnh cố hữu để giãi bày nỗi niềm cũng đã thành bệnh của mình vừa tự biện bạch cái tất yếu, che lấp cái nỗi niềm sâu lặng nhưng đơn phương - một tình yêu hồn nhiên và rất mãnh liệt.

 

 

 

 

c) Mười hai câu thơ tiếp theo là những cung bậc tình cảm của sự trách móc, dỗi hờn, giận dỗi của chàng trai

- Hai thôn chung lại một làng - Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Câu thơ hàm ẩn một sự trách móc bởi chàng trai phát hiện sự đúng đắn của tự nhiên mà không đúng với mình khi không gian đã xích lại gần nhau, tất cả đã chung một còn mình thì vẫn cách hai. Thời gian dường như chảy trôi trong sự trắc trở chứ không tuần tự. Từ lại gợi được dòng thời gian cứ trôi qua hết sức chậm chạp, ngày mới chỉ còn là sự lặp lại ngày cũ một cách chán ngán và vô vọng. Cách đảo chữ ngày qua

- qua ngày, cách ngắt nhịp 3/ 3, lấy cái vô lí (khi chỉ mấy đêm mà lá xanh đã thành lá vàng) để nói cái có lí trong quy luật của sự nóng lòng chờ trông đến mòn mỏi. Nguyễn Bính đã diễn tả được thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị. Thời gian có màu, thời gian hiện lên qua việc chuyến màu: Lá xanh nhuộm đã thành cây là vàng. Rõ ràng tương tư đã khiến lòng người héo hon. đà nhuộm cây kia héo úa.

- Tiếp tục dòng cảm xúc, mong nhớ, đợi chờ khi chàng trai kể lể để giãi bày tâm trạng chờ đợi của mình: Bảo rằng..., chàng trai đã mượn cách miêu tả không gian để gợi sự xa cách của tình cảm. Không gian thì rất gần một đầu đình, có xa xôi mấy, hoàn toàn trái ngược với tình xa xôi. Giọng thơ có tính suy luận bảo rằng... đã đành...; Nhưng đầy... có... mấy... mà... nhưng là suy luận trữ tình, suy luận để loại bỏ hoàn cảnh xa cách khách quan của không gian thiên nhiên và để nghi ngờ không gian tình cảm. Chính vì vậy mà ngữ điệu câu thơ có chút giận hờn, đau khổ khi chàng trai đòi hỏi cô gái một sự cảm thông, một sự đền đáp tình cảm mà mình mong đợi, đồng thời cũng để bộc lộ tình yêu đơn phương: Biết cho ai, hỏi ai người biết cho? Từ ai được nhấn mạnh hai lần một cách linh hoạt kết hợp với cách điệp từ biết cho đã thể hiện rõ nhu cầu khao khát được thấu hiểu, được giãi bày, sẽ chia tình cảm của chàng trai. Nhưng vì tình yêu đơn phương nên nhu cầu giãi bày dâng trào mãnh liệt và cất lên thành một lời than trách, một sự hờn giận.

d) Khát vọng tình yêu, khát khao hạnh phúc được thể hiện cụ thể trong 8 câu thơ cuối.

- Chàng trai càng khao khát được sẻ chia giãi bày thì lại càng nôn nao mơ tưởng, càng nhen nhóm hi vọng - cái hi vọng mong manh trong sự tuyệt vọng: Bao giờ bến mới gặp đò - Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau. Nguyễn Bính vừa vận dụng những hình ảnh quen thuộc trong ca dao bến - đò vừa sử dụng những hình ảnh tân kì, rất mới hoa khuê các - bướm giang hồ. Tất cả ẩn chứa một dự cảm về sự không hoà hợp, về một hạnh phúc xa vời không với tới. Đây cũng là một đặc điểm trong hồn thơ và phong cách thơ Nguyễn Bính bởi phần lớn thơ tình Nguyễn Bính đều kết thúc bằng sự dở dang, lỡ làng.

Trong thẳm sâu tâm lí, tương tư chính là niềm khao khát gần kề, khao khát chung tình, khao khát nhân duyên. Khao khát ấy tràn ra qua giọng điệu khi kể lể, phân trần, khi giận hờn, khắc khoải, dặc biệt là những hình ảnh cuối cùng khi khép lại bài thơ: Nhà em có một giàn giầu - Nhà anh có một giàn cau liên phòng - Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông - Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào. Ảm điệu câu thơ ngọt ngào, đầy mong ước, đầy tưởng tượng. Đây chính là khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu muốn đi đến hôn nhân, đi đến gắn bó và hoà quyện với nhau. Câu hỏi cuôi bài thơ kết lại lấp lửng nhưng cũng đầy gợi mở về một sự mong ngóng, hi vọng

- một tình yêu tha thiết chân thành đầy ý nhị của chàng trai.

Tick mik nha!!

Hquynh
25 tháng 1 2021 lúc 20:31

Khổ 1 là H/a ông đồ vào ngày hoa đào nở như quá quen thuộc

Khổ 2 là Cảm nhận của người thuê ông đồ viết

Khổ ba là Kể vầ mỗi năm trở về sau lại càng vắng, vươi đi người thuê viết

Khổ 4 là kể về cảnh tượng mùa xuân vs ông đồ già nhưng ko còn nhiều khách như trc nữa

Khổ năm là mùa xuân đào vẫn nở nhưng lại chẳng thấy ông đồ xưa còn đâu nữa

Thanh Bình
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
22 tháng 5 2021 lúc 18:12

TK:

Khổ ba là Kể vầ mỗi năm trở về sau lại càng vắng, vươi đi người thuê viết

Vô Danh
22 tháng 5 2021 lúc 19:16

Ông đồ ngày càng ế khách, đang dần bị lãng quên, giấy mực cũng mang tâm trạng giống con người:buồn tủi, lạc lõng,bị gạt ra khỏi xã hội

 

Trang Huyen
23 tháng 5 2021 lúc 8:34

Khổ ba là Kể về mỗi năm trở về sau lại càng vắng, vắng đi người thuê viết

Hoàng Hà Vy
Xem chi tiết
lâm nguyễn
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
14 tháng 5 2016 lúc 15:51

Vũ Đình Liên bước vào “Thơ mới” với tấm lòng cảm thương chân thành, và mang nặng niềm hoài cổ. Ông đồ là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác “đào lại nở”. Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Têt đến, xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm Tết để đón chào năm mới đầy hy vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không cồn nữa, trong mỗi dịp Tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sông thanh bình đẹp đẽ. Giờ chỉ là sự trông trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhân chìm cuộc sông của các ông đồ. Vũ Đình Liên xót xa:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người muôn năm cũ” và thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sông, hỏi cả một thời đại và hỏi chính cuộc sông đó, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. “Những người muôn năm cũ” không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cuộc sống đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quẩn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên “mối sầu vạn kỉ”, cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ nho nữa. Chữ nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thải đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ồng đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, và cái “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng — tâm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.

Nguyễn Như Ý
15 tháng 5 2016 lúc 20:09

Còn duyên kẻ đón người đưa 
Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trờ lợi, thông qua hình tượng trung tâm : ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.

Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ, khắc họa trọn vẹn một chỉnh thể nghệ thuật: ông đồ, trên trục thời gian tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, từ còn đến mất, từ thời khắc hoàng kim cho đến khi chỉ còn vang bóng.

Nếu coi bài thơ là một bức họa về hình ảnh về chân dung ông đồ thì ở góc nhìn thứ nhất là ông đồ – người nghệ sỹ tài hoa thuở còn duyên.

Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với vòng quay đều đặn của thời gian, cứ thế không thể khác:

Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già 
Bày mực tàu giấy đỏ 
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết 
Tấm tắc ngợi khen tài 
“Hoa tay thảo những nét 
Như phượng múa, rồng bay”.

Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua, tình cảm của người đời được biểu hiện bằng hình ảnh: Bao nhiều người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài.

Nổi bật trên phông nền rực rỡ, tươi vui đó là chân dung ông đồ, người nghệ sỹ trong niềm thán phục, ngưỡng mộ của mọi người:

Hoa tay thảo những nét 
Như phượng múa, rồng bay.

Hoa đào đến đây đã nhường chỗ cho hoa tay y bàn tay tài hoa của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm hoa nở ra đến đó. Nét chữ từ bàn tay như có phép tiên của ông được so sánh như phượng múa rồng bay. Đây là hình ảnh so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình, nét thăng hoa trong ngôn ngữ của Vũ Đình Liên gợi tả nét chữ mềm mại mà linh thiêng, phóng khoáng mà cao nhã, có hồn như phượng múa, rồng bay. Nét chữ ấy dường như cũng chấp chới bay lên giữa hào quang của trời xuân, của sắc đào tươi thắm. Đây là một nét vẽ đẹp, ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

Ta nhớ tới cây bút thần của Lê Mã Lương trong một câu chuyện cổ Trung Quốc, nét bút đưa đến đâu, vạn vật như có thần sống dậy, sinh sôi đến đó, vẽ chim, chim cất cánh bay, vẽ công, công xòe ra múa lượn… Bao nhiêu tài năng, tâm huyết của ông đồ được gửi gắm trong nét chữ tài hoa đó. Đây là thời kỳ đắc ý nhất của ông: cái đẹp lên ngôi, tài năng được trân trọng.

Nhưng thời kỳ hoàng kim đó của ông chỉ thoáng qua như một ảo ảnh, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, một hiện thực đau lòng đã xảy ra:

Nhưng    mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm! 
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy! 
Ngoài giời mưa bụi bay.

Góc nhìn thứ hai, ông đồ – người sinh bất phùng thời, lúc hết duyên.

Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:

Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muôn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.

Xót xa thay, nét chữ như phượng múa, rồng bay ngày trước, giờ ngậm ngùi vì bị chôn vùi trong lãng quên nên:

Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiên sầu.

Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.

Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc.

Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn:

Lá vàng rơi trên giấy! 
Ngoài trời mưa bụi bay.

Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người.
Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lậc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa.

Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.

Góc nhìn thứ ba: ông đồ – người thiên cổ.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ?

Năm nay đào lại nở mùa xuân tuần hoàn trở lại hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ nhưng không thấy ồng đồ xưa. Cảnh vẫn như cũ nhưng người dã không còn.

Ông đồ già đã thành ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ .

Với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở…9 bài thơ như sự nối kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Cái bóng của ông không còn, địa chỉ của ông cũng không còn nữa bởi vì nhan nhản trên phố phường ngày ấy là lớp người hãnh tiến kiểu đô thị chẳng kỷ, không thông cũng cậu bồi.

Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt:

Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ?

Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng cổ thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.

Duy Nhật
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 10 2019 lúc 10:08

Chọn đáp án: B

_6C 26_Hùng Mạnh
Xem chi tiết