Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phương Mai Nguyễn
Xem chi tiết
Duykhanh
Xem chi tiết
Trần Thị Tuyết Nhi
Xem chi tiết
Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:32

tham khảo cách làm

Các bước trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Bước 1: Xác định dạng đề trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí thường đưa ra những yêu cầu bàn luận về: câu nói, quan điểm sống hay phẩm chất, đức tính của con người.
Ví dụ một số đề về tư tưởng đạo lí:
Ra đề thông qua một câu nói: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên.
Đề văn về phẩm chất, đức tính: Suy nghĩ của anh/chị về đức tính trung thực.
Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống
Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống là những vấn đề, sự việc, hiện tượng có đã xảy ra và đang xảy ra trong cuộc sống của con người.
Một số đề ví dụ về hiện tượng đời sống như:
Trình bày suy nghĩ về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay.
Anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
Nhận xét: Mỗi một vấn đề được đưa ra có thể là đạo lí, hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, tư tưởng phản nhân văn. Trước mỗi vấn đề người viết cũng cần xác định đúng tính chất, đặc điểm của nó để có thể thể hiện quan điểm đồng tình hay không đồng tình một cách rõ ràng. Ví dụ một số vấn đề tích cực hay tiêu cực có thể được đưa ra như:

Đạo lí, tư tưởng:
Đạo lí, tư tưởng tích cực: lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí, nghị lực.
Tư tưởng phản nhân văn: thù hận, ích kỷ, đố kỵ, dối trá.
Tư tưởng có tính hai mặt: sự chờ đợi.
Hiện tượng đời sống:
Tích cực: tiếp sức mùa thu, hiến máu nhân đạo.
Tiêu cực: bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông.
Có cả tích cực và tiêu cực: sử dụng mạng xã hội, thiết bị điện tử.
Bước 2: Xác định yêu cầu trọng tâm của đề ở cách viết đoạn văn nghị luận
Như đã đề cập trong phần trên, khi đưa ra yêu cầu viết đoạn văn thì đề được ra sẽ không làm khó người viết trình bày hết những nội dung cần viết trong như một bài văn nghị luận. Mỗi đề thi thường sẽ có một yêu cầu cụ thể về việc người viết cần tập trung vào phần viết nào của vấn đề nghị luận. Chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 có yêu cầu câu viết đoạn văn như sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

Như vậy, trong đề văn trên, yêu cầu trọng tâm là nêu ý nghĩa của sự thấu cảm, tức là trong bài viết, người viết cần xoáy sâu vào những giá trị tốt đẹp, tích cực hay tác dụng, giá trị mà đức tính ấy mang lại cho cuộc sống con người. Trong tiếng Anh, khi chúng ta nêu ra các ý nghĩa như yêu cầu thì tức là đang trả lời cho câu hỏi “What” (Sự thấu cảm mang lại ý nghĩa gì?).

 

 

 
Với chủ đề được ra là sự thấu cảm, nhưng đề cũng có thể được ra dưới dạng như sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để thể hiện sự thấu cảm trong cuộc sống.

Với câu hỏi “điều bản thân cần làm” thì đề đang hướng người đọc đến việc trình bày giải pháp. Lúc này, người viết sẽ tập trung trình bày những việc làm có thể thực hiện thay vì đi sâu phân tích ý nghĩa của sự thấu cảm như đề thi 2017. Như vậy, khi nêu ra giải pháp, chúng ta đang thực hiện yêu cầu đề dựa vào câu hỏi “How” (Điều bản thân cần làm thế nào để thể hiện sự thấu cảm?).

Như vậy, với bất kì một đề thi nào được ra, để xác định đúng yêu cầu đề, người viết cần tìm được từ chìa khóa xuất hiện trong đề. Chẳng hạn như:

Giải thích, nêu nguyên nhân: tại sao, do đâu, trình bày nguyên nhân, trình bày cách hiểu, giải thích…
Nêu ý kiến cá nhân: đồng tình hay không đồng tình, nêu suy nghĩ cá nhân, trình bày ý kiến bản thân…
Bàn nội dung: nêu ý nghĩa, nêu giá trị…
Đưa giải pháp: làm thế nào, làm sao, điều cần làm…
Mỗi từ chìa khóa sẽ là một gợi ý để học sinh có định hướng đúng và viết tốt phần đoạn văn.

Bước 3: Tìm ý cho đoạn văn trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
Sau khi xác định được trọng tâm cần viết trong đoạn, chúng ta có thể lên ý tưởng về những điều cần viết xoay quanh vấn đề cần viết. Bước này cần được thực hiện trên giấy nháp để khi người viết không bị quên và bỏ sót những điều đã suy nghĩ trong đầu. Đồng thời, khi xác định những ý cần viết, người viết cũng nên dảnh chút thời gian để suy nghĩ về những dẫn chứng để minh họa cho phần lí lẽ của mình. Cách đơn giản để có thể tìm được ý cho phần viết là thử tự đặt và trả lời các câu hỏi, chẳng hạn như:

Vấn đề đặt ra được hiểu như thế nào?.
Tại sao lại cần có/ không nên có có vấn đề đó trong cuộc sống?.
Vấn đề đặt ra cần được đồng tình/ phản đối hay có chỗ đồng tình, có chỗ phản đối?.
Vấn đề có những biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?.
Cần phải làm những gì để ngăn chặn/ phát huy vấn đề trên?.

phạm đoàn gia huy
Xem chi tiết
Hàng Tô Kiều Trang
25 tháng 1 2023 lúc 22:20

Vấn đề giáo dục của nước ta hiện nay đang là việc khiến cho người người quan tâm: học sinh coi trọng kiến thức thành tích, giáo viên coi trọng điểm thi đua/ cố gắng dạy thêm.., nhà trường cố gắng đạt % cao, phụ huynh lo con học hành như thế nào. Vì thế, "giáo dục" là vấn đề kéo theo câu hỏi "thầy cô dạy làm sao để học sinh yêu thích môn học của mình". 

Ở đoạn văn này, em xin phép xét tới 3 môn học ảnh hướng lớn nhất: toán, anh, văn. Về môn Tiếng Anh, căn bản giáo viên Việt Nam (ngoại trừ những người ở thành phố lớn) đều chỉ biết ngữ pháp Tiếng Anh mà không biết nói Tiếng Anh. Thực vậy, bằng chứng là nước ta đã mời 2 giáo viên nước ngoài về dạy Tiếng Anh cho các trường trong nước. Việc em nói trên làm mất đi khả năng nghe của các bạn học sinh. Không chỉ có thể, ngữ pháp thầy cô chỉ dạy một nửa trên lớp, phần quan trọng thiết yếu còn lại chừa về cho lớp học thêm (Một học sinh từng nói). Điều này làm giảm khả năng làm bài, khẳ năng ngữ pháp của các bạn học sinh. Và rồi, giải pháp chính là đi học thêm (tình trạng phổ biến). Thầy cô phải làm sao để học sinh yêu thích môn Tiếng Anh?, theo em thầy cô phải có "tâm" khi dạy, trau dồi khả năng nghe nói đọc viết của bản thân. Về môn Toán, bản thân em thấy có rất nhiều bạn học sinh yếu toán, đó là bởi: thầy cô giảng nhanh, học sinh một phần không hiểu bài mà lại không chịu hỏi, bạn bè rủ rê,... Giải pháp ở đây đánh vào ý thức học tập của các bạn, đánh vào khả nắng dám hỏi của các bạn. Và hoàn toàn, bản thân giáo viên cần biết cách suy nghĩ sao cho lời giảng của mình dễ hiểu, gần gũi với những gì xung quanh các bạn học sinh. Bởi cái gì giải trí cũng dễ thấm vào đầu hơn. Về môn Văn, học sinh bị ép theo lối nghĩ phải dài, phải nói những câu từ mà ngay cả bản thân cũng không nghĩ tới điều đó được. Môn Văn âu nhờ vào trí tưởng tượng, trí liên tưởng của học sinh. "Văn" chính là đời, có hiểu đời mới hiểu văn; bởi thế các bạn học sinh còn quá nhỏ tuổi để hiểu đời nên là thầy cô, theo em cần để các bạn học sinh thỏa sức suy nghĩ, không gò bó các bạn theo lối văn mẫu. 

"Giáo dục": 2 từ thiêng liêng, cao cả vô cùng. Chúng ta không thể đổ lỗi cho bất kì ai mà quên đi cái thiếu sót của bản thân, vì thế cả thầy cô và học sinh nếu cùng cố gắng thì kết quả chữ "Giáo dục Việt Nam" sẽ được cả thế giới biết đến, ca ngợi. Khép lại, nói ngắn gọn: Thầy cô phải dạy có tâm, có tầm thì học sinh sẽ yêu thích môn học của mình; học sinh phải cố gắng chăm chỉ thì mới có thể giỏi giang.

(Văn của một đứa không biết mùi học thêm là gì, bạn thấy có chỗ nào phạm húy hay mất lòng người ra đề thì bỏ nhé, bị "đì" hơi mệt)

Hàng Tô Kiều Trang
25 tháng 1 2023 lúc 21:39

Phần trong ngoặc là nói gì vậy, không hiểu

phạm đoàn gia huy
Xem chi tiết
Nam Casper
25 tháng 1 2023 lúc 21:31

+) Tạo sự hứng thú, tò mò của học sinh bằng cách đặt học sinh vào các tình huống cần giải quyết, đặc biệt là qua các trải nghiệm thực tiễn phù hợp với khả năng của học sinh. 

+) Năng lực của mỗi học sinh là khác nhau, nên chương trình phù hợp với mỗi học sinh là rất quan trọng để tạo sự hứng thú. Điều này có thể đạt được thông qua dạy học bằng phương pháp khu biệt hóa, cá nhân hóa.

Mk chỉ nghĩ dc nhiêu đây thoy ah

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.

Nội dung

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

Giống nhau

- Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả.

- Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm.

- Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc.

Khác nhau

- Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội.

- Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ.

- Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm.

- Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học.

- Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm.

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Nội dung

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Giống nhau

- Đều đề cập đến vấn đề cụ thể.

- Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng.

- Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy.

Khác nhau

- Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,...

- Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng.

- Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu.

- Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,...

- Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,...

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:18

Tên kiểu văn bản

Mục đích và nội dung

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó.

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

ngô thị bắp
Xem chi tiết
Nguyen Duc Nien
14 tháng 4 2023 lúc 20:03

câu này quen but em ko làm đc

Bảo ngọc lớp 6a3 Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
19 tháng 4 2022 lúc 20:06

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.

Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.

Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.

Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.