Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 7:21

Tham khảo!

Tài năng viết chữ của ông đồ thể hiện:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc khen ngợi tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

Mai Trung Hải Phong
21 tháng 9 2023 lúc 18:32

tham khảo

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ 2

Lời giải chi tiết:

Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết:

Bao nhiêu người thuê viết

 Tấm tắc ngợi khen tài”

“Hoa tay thảo những nét 

  Như phượng múa, rồng bay”

Phạm Anh Khoa
Xem chi tiết
Minh Anh sô - cô - la lư...
14 tháng 1 2023 lúc 8:45

Tham khảo :

+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.

piojoi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 7 2023 lúc 20:59
   Tìm hiểu những từ ngữ, chi tiết miêu tả    Khổ 1,2  Khổ 3, 4 
1. Tâm trạng của ông đồ trước thái độ tình cảm của mọi người     Vui vẻ hạnh phúc được ngợi khen tài viết chữ như rồng múa phượng bay.Buồn sầu qua từ ngữ "không thắm", "mực đọng", "nghiên sầu", dẫu thế ông đồ vẫn ngồi đó mỗi năm Tết đến nhưng chẳng ai hay - ngoài trời "mưa bụi bay".
2. Tình cảm của tác giả dành cho ông đồ Cảm kích, nghưỡng mộ tài thảo những nét chữ đẹp của ông đồ. Tiếc thương cho ông đồ không còn được ai quan tâm đến những nét chữ đẹp đẽ của mình. Cùng với đó là sự đồng cảm với sự cố gắng "vẫn ngồi đấy" của ông đồ níu lại truyền thống đẹp đẽ nhưng bị người ta "qua đường không ai hay".
   

3. Nhận xét tình cảm của tác giả với ông đồ ở khổ cuối: cảm xúc thân thành "hồn ở đâu bây giờ" của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt đồng thời bày tỏ rõ sự kính trọng, thương tiếc ông đồ - người làm nên giá trị tốt đẹp cho đất nước quê hương bị mọi người quên lãng.

Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Dark_Hole
20 tháng 2 2022 lúc 16:42

Tham khảo: 

Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố.

Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.

Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ.

Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thưởng thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục.

Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thưởng thức cái đẹp.

Sơn Mai Thanh Hoàng
20 tháng 2 2022 lúc 16:42

TK

Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố.

Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.

Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ.

Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thưởng thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục.

Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thưởng thức cái đẹp

Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 2 2022 lúc 16:42

tk:

Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố.

Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.

Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ.

Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thưởng thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục.

Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thưởng thức cái đẹp.

I Love Literature
Xem chi tiết
Đặng Phương Nam
25 tháng 10 2016 lúc 17:23

Theo như mình nghĩ: Nét buồn thầm kín mà tác giả thể hiện qua khổ 2 đó là hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết"
Phân tích: Các ông đồ học chữ thánh hiền để dạy học, để vào dịp Tết người ta sẽ xin chữ của ông vì xưa kia có truyền thống chơi câu đối vào ngày Tết, để hưởng 1 cuộc sống không giàu về vật chất nhưng cao sang về tinh thần. Nhưng cũng vì nghèo, họ phải ra hè phố để bán chữ, để đổi lấy miếng cơm manh áo. Đây là dấu hiệu của sự suy sụp, sụp đổ của nền Hán học, chữ Nho

Chúc bạn học tốt ^^
 

 

 

Lê Việt Anh
9 tháng 2 2017 lúc 9:59

Câu thơ gợi ta nhớ đến một hình ảnh tương tự mà Đoàn Văn Cừ ghi lại được trong phiên chợ tết:
Một thầy khoá ò lưng trên cánh phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Người đọc tưởng như nhìn thấy trước mắt bàn tay có những ngón thon dài nhỏ nhắn của ông đồ uốn lượn cây bút.Theo đà đưa đẩy của bút lông từng nét chữ còn tươi màu mực dần dàn hiện ra mềm mại như “phượng múa rồng bay”.Dường như trongnét chữ ấy ông đồ gửi gắm tất cả cái anh hoa, khát vọng và lí tưởng của mình.Chính linh hồn và tâm huyết của người đã làm con chữ sống dậy.Câu thơ của vũ Đình Liên như cũng muốn bay lên với niềm hân hoan trong thời kì hoàng kim của ông đồ.

halinhvy
24 tháng 12 2018 lúc 19:21

Nét buồn thầm kín mà tác giả thể hiện qua khổ 2 đó là hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết"
Phân tích: Các ông đồ học chữ thánh hiền để dạy học, để vào dịp Tết người ta sẽ xin chữ của ông vì xưa kia có truyền thống chơi câu đối vào ngày Tết, để hưởng 1 cuộc sống không giàu về vật chất nhưng cao sang về tinh thần. Nhưng cũng vì nghèo, họ phải ra hè phố để bán chữ, để đổi lấy miếng cơm manh áo. Đây là dấu hiệu của sự suy sụp, sụp đổ của nền Hán học, chữ Nho

Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Dark_Hole
20 tháng 2 2022 lúc 16:48

Tham khảo:

Vũ Đình Liên là nhà thơ thuộc thế hệ những cây bút mở đầu cho phong trào thơ mới. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, số lượng tác phẩm ông để lại không nhiều. Nhưng mỗi tác phẩm đều vô cùng giá trị. Tiêu biểu là bài thơ "Ông đồ". Bài thơ thể hiện nỗi niềm hoài cổ, xót thương cho một nét đẹp truyền thống đang dần mai một của dân tộc. Nội dung ấy ấy được thể hiện đặc biệt rõ nét qua khổ thơ 3, 4 và 5 của bài thơ.

"Nhưng mỗi năm mỗi khác
...
Hồn ở đâu bây giờ?"

"Ông đồ" được sáng tác khi Nho học thấy sủng, nhiều nhà nho sa cơ lỡ vận. Tinh hoa nho giáo xưa kia nay đã trở thành tàn tích. Hai khổ thơ đầu, nhà thơ hoài niệm về khung cảnh huy hoàng, nhộn nhịp trong quá khứ của nét đẹp xin chữ đầu năm. Đến ba khổ thơ này, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, bức tranh về thực tại nhiều xót xa, cay đắng:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"

Thời thế xoay chuyển, xã hội đổi thay, vị thế của nho học và các nhà nho cũng không còn giữ được. Người còn nhưng cảnh mất. Xuân sang, hoa đào vẫn nở nhưng thời gian lặng lẽ trôi đi, người xin chữ đã dần thưa vắng. Khung cảnh tấp nập khi xưa đã không còn, sự trân trọng cùng những lời ngợi khen cũng phai mờ theo năm tháng. Cái còn lại chỉ là không khí vắng lặng đến nao lòng. Xót xa đến nỗi nhà thơ phải thốt lên "Người thuê viết nay đâu". Đó là câu hỏi tu từ, cũng là tiếng thở dài đầy đau xót của nhà thơ.

Nỗi xót xa ấy bao trùm cảnh vật, thấm vào cả giấy mực. "Giấy đỏ" gợi nhắc trong câu thơ là loại giấy mà ông đồ thường dùng để viết chữ Nho. "Mực" là chất liệu viết chữ, đựng trong nghiên. Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng. Giấy vốn đỏ thắm rực rỡ là vậy, nay cũng trở nên nhạt nhòa, ảm đạm. Mực khi xưa sóng sánh bay lượn theo từng nét chữ, nay lại lẳng lặng lắng đọng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu". Nỗi niềm đồng cảm, xót thương kín đáo mà vô cùng bi ai.

Hình ảnh ông đồ hiện lên thật cô đơn:

"Ông Đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay"

Những con người từng ở vị trí cả xã hội tôn kính khi xưa vẫn ở đó, vẫn tiếp tục công việc của mình, không hề đổi thay. Nhưng thời thế biến chuyển, ông đồ rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Con người vẫn tĩnh tại, nhưng lòng người đã không còn vẹn nguyên. Dòng người tấp nập ngược xuôi lại không ai nguyện ý dừng chân ngoái lại, vô tình đến đau lòng. Hình ảnh của ông đồ đã trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô độc, lạc lõng cùng cực.

Khung cảnh ông đồ ngồi chờ người đến xin chữ được tái hiện dưới ngòi bút của Vũ Đình Liên vô cùng vắng vẻ, quạnh hiu. Sự cô đơn của ông đồ hòa vào cả thiên nhiên, cảnh vật.

"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay"

Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy" là hình ảnh chân thực nhưng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Nó gợi lên không gian vắng lặng đến mức chiếc lá vàng rơi, lưu lại trên trang giấy đỏ cũng không ai hay.

Đồng thời "lá vàng" cũng biểu tượng cho mùa thu, sự úa tàn, khô héo. Mùa xuân lại tàn tạ, thiếu sức sống. Phải chăng đó chính là sự liên tưởng tới nền nho học đang lụi tàn. Nhà thơ không thể ngăn lại dòng nước mắt xót xa, lạnh lẽo như mưa bụi ngoài trời.

Khép lại bài thơ, Vũ Đình Liên bày tỏ niềm xót thương vô hạn đối với ông đồ, với nét đẹp văn hóa đã mai một của dân tộc:

"Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ"

Bên trên người còn cảnh mất, đến đây cả cảnh lẫn người đều không còn. Hoa đào vẫn nở rộ, nhưng nho học đã hết thời, ông đồ cũng không thấy nữa. Ông đồ đã hoàn toàn biến mất trong bức tranh. Là do lòng người đổi thay, là do thời gian xóa nhòa hay nét đẹp truyền thống không được giữ gìn đã mất?

Câu hỏi tu từ cuối cùng vang lên bày tỏ tấm lòng xót thương vô hạn cho giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người đã hết lòng giữ gìn nét đẹp ấy.

Có thể nói, Vũ Đình Liên đã tạo dựng cho ba khổ thơ giá trị nội dung lẫn nghệ thuật vô cùng thành công. Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân khéo léo, lời thơ bình dị mà cô đọng, sâu lắng. Đặc biệt kết cấu đầu cuối tương ứng tạo sự liên kết thống nhất, chặt chẽ. Tất cả phối hợp với nhau tạo nên cho đoạn thơ nghệ thuật đặc sắc. Để rồi qua đó gửi gắm nỗi hoài niệm xót thương của nhà thơ với ông đồ, niềm tiếc nuối cho sự mai một của nền văn hóa dân tộc. Đồng thời thể hiện phong cách nghệ thuật của Vũ Đình Liên.

3 khổ thơ đã góp phần sâu sắc thể hiện giá trị của bài thơ, gợi nhắc cho người đọc về một thời quá khứ huy hoàng của nền Nho học xưa kia. Nó cũng nhắc nhở chúng ta biết trân trọng, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sơn Mai Thanh Hoàng
20 tháng 2 2022 lúc 16:48

TK

 Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.

      Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?"

      Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:

"Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu"...

      "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

      Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:

"Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay".

      Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót

Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:

"Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung".'

      Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:

"Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài trời mưa bụi bay...

      Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.

      Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.

︵✰Ah
20 tháng 2 2022 lúc 16:49
Tham Khảo      Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.Hình ảnh ông đồ khi thất thế trong khổ 3 và 4 đã gợi lên biết bao cảm xúc trong lòng người đọc. Nếu như trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế, họ kính trọng ngưỡng mộ ông như thế nhưng hiện tại, họ lại đi đâu hết. Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật  nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một.  Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. "Người thuê viết nay đâu" đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa.Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.Ông  đồ vẫn như năm nào, trung thành với cây bút "vẫn ngồi đấy" chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông thậm chí phớt lờ sự tồn tại của ông. Cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn "lá vàng rơi trên giấy/ngoài trời mưa bụi bay" nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Qua hai khổ thơ nói riêng cũng như cả bài thơ nói chung,  tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc.
jhjhhhhh
Xem chi tiết
Trang Huyen
11 tháng 4 2021 lúc 7:44

“Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Đọc đến đây ta cảm thấy tình cảnh đáng thương của ông đồ. Theo tín hiệu của hao đào nở ông đồ vẫn ngồi đấy bày mực tàu giấy đỏ trên những con phố đông đúc người qua lại sắm tết. Nhưng trái lại là cảnh người thờ ơ hờ hững đi qua không ai hay ông đồ vẫn ngồi đó,mọi thứ vẫn như xưa nhưng dương như một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam đã bị lãng quên ngay trên đường phố mà không ai hay biết. Thảm cảnh thê lương ngồi hóa đá của ông đồ khiến chúng ta thấy nhói lòng. Chẳng còn nữa cảnh mọi người nô nức đi xin chữ,háo hức chờ đợi đến lượt mình mà hiện tại phũ phàng khiến cả tác giả và chúng ta đứng lặng người trước khung cảnh chẳng như xưa. Hai câu thơ:

“Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụị bay”

“lá vàng rơi”gợi không khí u buồn ảm đạm hiu quạnh,sự tàn phai rơi rụng. Không những thế lá vàng lại còn rơi trên giấy,ông đồ không buồn nhặt mà cứ để nó rơi hoài dường như phủ đi cả giấy lẫn hình ảnh ông đồ vào quên lãng. Đọc đến đây thôi ta cũng cảm thấy tâm trang buồn tan nát của ông đồ,một thời huy hoàng nay còn đâu. Ta để ý rằng ở đây mùa xuân nhưng vẫn có những chiếc lá vàng rơi lả tả trên trang giấy. Lá vàng gợi ta liên tưởng tới mùa đông,tại sao có hình ảnh lá vàng rơi trong mùa xuân đang tràn ngập ấm ám. Phải chằng hình ảnh ông đồ chính là chiếc lá vàng kia vẫn đang cố níu giữ thời gian đã qua?Nhưng rồi lá cũng rơi và ông đồ thì không ai hay. Ở đây là mùa xuân vậy mà mưa không”phơi phới bay”,ông đồ gầy gò ốm yếu dường như cũng bị vùi lấp nhạt nhòa dần trong làn mưa. Mưa dường như cũng khóc thương cho tình cảnh éo le tội nghiệp của ông đồ. Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc đã diễn tả hình ảnh éo le xuất hiên mỗi lúc một mờ dần và đến khổ thơ cuối cùng thì không còn nữa
 

 

Trần Đức Vinh
Xem chi tiết