Xác định cấu tạo (Thành phần) của các câu sau:Qua truyện 'Thạch Sanh' thấy Lý Thông là kẻ độc ác
Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong câu dưới đây:
a. Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
b. Qua truyện Thạch Sanh thấy Lý Thông là kẻ độc ác.
a) Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
=> 0
b) ......?!
P/s: Y không biết làm câu b, sorry!
Chúc cậu học tốt ><
Dù sao cũng cảm ơn bạn Âu Dương Thiên Y nhiều nha!!!
phát hiện và chữa lối dùng từ trong câu dưới đây
a,nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà
B ,qua truyện Thạch Sanh thấy lý thống là kẻ độc ác
Ai làm đc câu nào thù giúp mk vs ạ Thank
a. Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết, xây dựng nước nhà.
-> Hai từ cùng chức năng vị ngữ thiếu dấu phẩy để ngăn cách.
b. Qua truyện Thạch Sanh, ta thấy Lý Thông là kẻ ác.
-> Thiếu chủ ngữ.
Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong những câu sau:
- Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận.
- Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.
Câu 4. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên.
Câu 5. Nêu chủ đề của truyện “Thạch Sanh”. Kể tên những truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyện “Thạch Sanh” (Kể tối thiểu 03 truyện)
câu 3: cụm danh từ: một bữa cơm (DT Trung tâm: bữa cơm), những kẻ thua trận (DT TT: kẻ), cả mấy vạn tướng lĩnh (DT TT: tướng lĩnh), một niêu cơm tí xíu (DT TT: niêu cơm)
câu 4: chi tiết thần kì: một niêu cơm nhỏ xíu có thể chiêu đãi mấy vạn tướng lĩnh. Ý nghĩa của chi tiết: thể hiện tinh thần khoan dung, độ lương nhân hậu vị tha của Thạch Sanh, thể ước ước mong cuộc sống ấm no, đầy đủ cho nhân dân.
câu 5: chủ đề của truyện TS: cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác. 3 truyện cùng chủ đề: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt.
Bài 1: Viết đoạn văn 7 câu tả cảnh sân trường giờ ra chơi. Xác định các thành phần chính của các câu trong đoạn văn vừa viết.
Bài 2: Phát hiện lỗi sai và sửa lỗi:
a, Qua truyệnThạch Sanh thấy Lí Thông là kẻ độc ác nham hiểm
b, Những học sinh chăm ngoan học giỏi của lớp 6B trong học kỳ 1 vừa qua
c, Quyến sách bố tôi mới mua hôm qua
d, Qua văn bản " Vượt thác" cho thấy hình ảnh người lao động khỏe mạnh, đầy bản lĩnh đã chinh phụ thiên nhiên.
Chỉ ra lỗi sai rồi sửa lại cho đúng:
a, Qua truyện Thạch Sanh, thấy Lý Thông là kẻ nham hiểm, độc ác.
b, Những học sinh chăm ngoan học giỏi của lớ 6B trong học kì 1 vừa qua.
c, Quyển sách bố tôi mới mua hôm qua.
d, Qua văn bản Vượt thác cho ta thấy hình ảnh người lao động khỏe mạnh, đầy bản lĩnh trinh phục được thiên nhiên.
( Giúp tớ nha, mai cô tớ kiểm tra rồi )
Vua sai bắt 2 mẹ con lý thông lại giao cho thạch sanh xét xử
a, xác định từ loại cho mỗi từ trên câu văn
b, Chỉ ra thành phần chính trong câu văn
Câu 4: Kết thúc truyện, Thạch Sanh được lên ngôi vua, mẹ con Lý Thông bị biến thành bọ hung. Theo em, ý nghĩa của chi tiết này là gì?
có nghĩa là những người tốt sẽ được nhận được 1 kết quả tốt và kẻ xấu sẽ bị trừng phạt
Các bạn theo Link này đọc truyện Thạch Sanh rồi trả lời câu hỏi nha :
https://doctruyencotich.com/truyen-co-tich-thach-sanh.html
Câu hỏi :
- Kể những chiến công của Thạch Sanh.
- Kể những tội ác của Lí Thông.
- Kể những chiến công của Thạch Sanh.
* Chằn tinh:
Lý Thông làm nghề bán rượu muốn lợi dụng sức lực của Thạch Sanh đã kết nghĩa anh em và đón Thạch Sanh về nhà.
Năm đó đến phiên đi nộp mạng cho Trăn Tinh, Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng. Giữa miếu thần vào lúc nửa đêm, Trăn Tinh xông đến chực nuốt sống chàng trai đang mơ màng trong giấc ngủ. Trăn Tinh gầm lên, giơ nanh nhọn hoắt, phun lửa đùng đùng.
Thạch Sanh hóa phép phun mưa dập tắt ngọn lửa rồi vung búa thần bổ xuống đầu quái vật. Một con rắn khổng lồ hiện ra quằn quại trên vũng máu. Thạch Sanh đốt xác Trăn Tinh thu được một cung tên vàng. Chàng dũng sĩ xách đầu quái vật trở về nhà họ Lý lúc gà vừa gáy sang canh.
Nhờ có chàng dũng sĩ Thạch Sanh tiêu diệt quái vật Trăn tinh mà dân làng từ nay có cuộc sống yên bình.
* Đại Bàng
Một hôm đang nằm nghỉ tại gốc đa, Thạch Sanh thấy một con Đại Bàng rất to quắp một con người bay qua. Chàng liền lấy cung tên vàng bắn trọng thương con ác điểu; rồi lần theo dấu máu tìm đến hang lạ cuối chân trời xa.
Nhà vua vô cùng đau xót trước tai hoạ: công chúa bị chim lạ bắt mất. Vua truyền lệnh: ai cứu được công chúa sẽ được trọng thưởng và cho làm phò mã. Lý Thông lúc bấy giờ đã là một vị quan to. Hắn tổ chức một lễ hội rất lớn tại Kinh đô kéo dài trong 10 ngày đổ tìm người tài giỏi cứu công chúa. Đến ngày thứ 9, Thạch Sanh mới đến dự hội. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, hắn vô cùng mừng rỡ khi hắn nghe Thạch Sanh kể lại chuyện bắn trúng Đại Bàng và biết rõ hang ổ của nó.
Dẫn Lý Thông đến hang ổ Đại Bàng, Thạch Sanh tay cầm búa thần, vai mang cung tên vàng leo vào hang núi. Còn Lý Thông đứng đợi ngoài cửa hang. Thấy người lạ xuất hiện, Đại Bàng với đôi cánh khổng lồ quạt thành dông bão, với mỏ nhọn vuốt sắc như giáo lao tới Thạch Sanh. Tiếng ác điểu rít lên vô cùng rùng rợn. Chàng dũng sĩ vung búa thần chém vào đầu chim lạ. Đại Bàng bay vút qua vút lại, lao vào cắn xé. Hang đá rung chuyển ầm ầm, ào ào. Mắt chim như hai cục lửa to đỏ rực. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn gãy cánh Đại Bàng, rồi dùng búa thần chém nát đầu quái vật. Cứu được công chúa, Thạch Sanh dòng dây đưa công chúa ra ngoài cửa hang. Lý Thông vội sai quân lính vần đá to lấp kín cửa hang để hãm hại "đứa em kết nghĩa".
Hang bị lấp, Thạch Sanh đi sâu vào mọi ngóc ngách. Chàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một thanh niên tuấn tú đang bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt cứu được Hoàng tử con vua Thúy Tể. Hoàng tử ân cần mời chàng dũng sĩ đến thăm Thủy cung để được đền ơn đáp nghĩa.
18 nước chư hầu:
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Lý Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lại hiền lành, cô độc, hắn liền nảy ra ý định lợi dụng. Hắn mời Thạch Sanh về nhà ở cùng và kết nghĩa anh em.
Khi tới phiên hắn đi nộp mạng cho chằn tinh. Kẻ nhát gan này đã đánh lừa Thạch Sanh để chàng đi thế mạng. Chi tiết này chứng tỏ sự hèn nhát, đùn đẩy trách nhiệm của hắn. Một con người có thể hãm hại người khác để mình có thể sống. Nhưng hắn không ngờ, Thạch Sanh lại có thể sống sót trở về và giết được cả chằn tinh. Con người nhát gan ấy lại nghĩ ra một kế khác, hòng chiếm hết công lao của Thạch Sanh. Bộ mặt xấu xa của hắn được thể hiện rõ nét khi hắn “giả nhân giả nghĩa” “nhận tội” giết chằn tinh thay cho Thạch Sanh, mọi hậu quả hắn sẽ chịu hết. Và thế là, Lý Thông mang nộp đầu chằn tinh, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm quận công. Lòng tham vô đáy, vì danh lợi mà mờ mắt bán đứng anh em, tên bán rượu đã chấp nhận đánh đổi lương tâm của mình để có được vinh hoa phú quý.
Và cứ thế, tội ác nối tiếp tội ác, hắn lại một lần nữa nhận lấy công lao của Thạch Sanh để có thể làm phò mã. Hắn tự nhận đã giết đại bàng và cứu được công chúa từ móng vuốt của đại bàng. Con người Lý Thông một lần nữa bị căm hận hơn khi hắn nhẫn tâm sai quân lính lấy đá lấp hang để hòng giết được Thạch Sanh sau khi đã cứu được công chúa. Rồi mọi vinh hoa một tay hắn hưởng hết.
“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh”.
(Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 1. Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Câu 2. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu sau: “Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.” Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong những câu sau: - Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. - Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Câu 4. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên. Câu 5. Nêu chủ đề của truyện “Thạch Sanh”. Kể tên những truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyện “Thạch Sanh” (Kể tối thiểu 03 truyện)