chứng minh rằng:đbscl là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông lâm ngư nghiệp
Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng Uran.
D. vùng Viễn Đông.
Đáp án C.
Giải thích: Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là vùng Uran.
Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là
A. vùng Trung ương
B. vùng Trung tâm đất đen
C. vùng Uran
D. vùng Viễn Đông
Đáp án C
Vùng kinh tế U-ran là vùng giàu tài nguyên. Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ, khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên) nhưng ngành nông nghiệp còn hạn chế do điều kiện tự nhiên khó khăn, chủ yếu địa hình núi cao.
Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là
A. vùng Trung ương.
B. vùng Viễn Đông.
C. vùng Trung tâm đất đen.
D. vùng Uran.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/67, địa lí 11 cơ bản.
Chứng minh tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp đa ngành
Hướng dẫn giải
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
+ Nhiên liệu than, dầu khí => phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất
+ Kim loại => phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu
+ Phi kim => phát triển công nghiệp hóa chất
+ Vật liệu xây dựng => phát triển công nghiệp sx vật liệu xây dựng
+ Nguồn thủy năng dồi dào => phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện)
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, sinh vật biển...=> đem lại nguồn nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp => phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
1. Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.
2. Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế.
3. Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy; vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản.
4. Lãnh thổ dài và hẹp ngang, mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi, cần phát triển để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông- lâm- ngư nghiệp ở bắc trung bộ
Phân tích:
+ Về địa hình và khí hậu: Bắc Trung Bộ có địa hình đa dạng, từ vùng núi đến vùng đồng bằng, cung cấp điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây, nuôi động vật và khai thác tài nguyên thuỷ sản. Khí hậu ở khu vực này cũng rất phù hợp cho nhiều loại cây trồng và chăn nuôi.
+ Về đất đai: Bắc Trung Bộ có đất đai phong phú và màu mỡ, đặc biệt là các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây lương thực như lúa, ngô, đậu và các loại cây công nghiệp như cao su, tiêu, cà phê.
+ Về nguồn nước: Khu vực này có nhiều sông lớn như Sông Lam, Sông Gianh, Sông Ma, cung cấp nguồn nước phong phú cho việc tưới tiêu và nuôi cá. Ngoài ra, Bắc Trung Bộ cũng có nhiều hồ nước như Hồ Sông Mã, Hồ Đại Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
+ Về sự đa dạng sinh học: Khu vực này có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia như Vườn quốc gia Pu Mat, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Đa dạng sinh học của khu vực này mang lại tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và khai thác các loại cây, thảo dược quý hiếm.
+ Về biển và đảo: Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài và nhiều đảo nhỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, chế biến hải sản và phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
Tham khảo
+ Về địa hình và khí hậu: Bắc Trung Bộ có địa hình đa dạng, từ vùng núi đến vùng đồng bằng, cung cấp điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây, nuôi động vật và khai thác tài nguyên thuỷ sản. Khí hậu ở khu vực này cũng rất phù hợp cho nhiều loại cây trồng và chăn nuôi.
+ Về đất đai: Bắc Trung Bộ có đất đai phong phú và màu mỡ, đặc biệt là các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây lương thực như lúa, ngô, đậu và các loại cây công nghiệp như cao su, tiêu, cà phê.
+ Về nguồn nước: Khu vực này có nhiều sông lớn như Sông Lam, Sông Gianh, Sông Ma, cung cấp nguồn nước phong phú cho việc tưới tiêu và nuôi cá. Ngoài ra, Bắc Trung Bộ cũng có nhiều hồ nước như Hồ Sông Mã, Hồ Đại Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
+ Về sự đa dạng sinh học: Khu vực này có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia như Vườn quốc gia Pu Mat, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Đa dạng sinh học của khu vực này mang lại tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và khai thác các loại cây, thảo dược quý hiếm.
+ Về biển và đảo: Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài và nhiều đảo nhỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, chế biến hải sản và phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. Tại sao nông nghiệp hàng hoá nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn?
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
- Thuận lợi
+ Nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm; tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất cây trồng, tăng vụ, xen vụ, luân canh...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam và theo chiều cao địa hình cho phép đa dạng hoá cơ cấu mùa vụ và cây trồng, vật nuôi...
+ Sự phân hoá mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.
+ Mùa đông lạnh còn cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt đới và ôn đới trên các vùng núi.
+ Sự phân hoá các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
• Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
• Ớ đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
- Khó khăn
+ Tính thất thuờng của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai...
+ Thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi... thường xảy ra.
b) Nông nghiệp hàng hoá nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn
- Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hoá là:
+ Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
+ Mục đích sản xuất: Tạo ra nhiều lợi nhuận.
+ Sản xuất theo hướng đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới; nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
- Những đặc điểm đó của nông nghiệp hàng hoá được đáp ứng một cách thuận lợi ở ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn.
+ Vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá là nơi có nhiều kinh nghiệm sản xuất hàng hoá và nhiều thị trường về sản phẩm hàng hoá.
+ Gần với các trục giao thông thuận tiện cho tiêu thụ nông sản và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, tiếp cận nhanh các dịch vụ nông nghiệp...
+ Gần các thành phố lớn là gần với thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp vật tư, máy móc, dịch vụ...
Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
- Tài nguyên Đất:
+ Đa dạng, chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit.
• Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày, tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.
• Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...).
+ Diện tích đất nông nghiệp hiện nay khoảng 9 triệu ha.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú tạo điều kiện cây côi phát triển quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2-3 vụ lúa và rau, màu trong một năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt.
+ Phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc - Nam, theo mùa và theo độ cao, vì vậy nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới), cơ cấu mùa vụ , cơ cấu cây trông khác nhau giữa các vùng.
- Tài nguyên Nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có giá trị về mặt thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.
- Tài nguyên sinh vật :
+ Tài nguyên động thực vật phong phú. Là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi.
+ Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương.
Vẽ sơ đồ tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.