Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Châu anh Đỗ
Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng làm đến sinh hoạt trong vòng 60 phút ừ 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm).Học sinh đã rất hào hứng đăng ki tham gia, trong đó học sinh khối 6 đăng kí tham gia chiếm 5/6 tổng số học sinh.Số học sinh khối 7 đăng kí tham gia chiếm 1/4 tổng số học sinh.còn lại 840 học sinh khối 8 và khối...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Châu anh Đỗ
Xem chi tiết
THCS Yên Hòa - Lớp 6A4 Đ...
25 tháng 3 2022 lúc 14:41

:))))

HLTx Lyu
25 tháng 3 2022 lúc 16:42

Đọc Ko hết luôn má :)))

Trí Phạm
Xem chi tiết
Trí Phạm
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:48

Tham khảo!

- Tác động từ vị trí địa lí:

+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

- Tác động từ đặc điểm dân cư – xã hội:

+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…

+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.

+ Người dân Nhật Bản chăm chỉ, ý chí vươn lên đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.

+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:08

Tham khảo!

- Ảnh hưởng thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Việc gia tăng số lượng lao động không tương ứng với tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở quốc gia này vẫn còn cao. Hiện nay, cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp…

+ Sự phân cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa, gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.

Kezin Johnson
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 12 2021 lúc 6:46

tk

 Sự phát triển kinh tế

- Họ đã biết sử dụng đồng thau và công cụ bằng đá, tre, gỗ.

- Sống chủ yếu bằng nghề nông. Họ đã biết trồng mỗi năm 2 vụ lúa.

Nhưng để đạt được điều đó, trước tiên người dân ở đây phải lo xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước... Công việc trị thuỷ khiến mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.

- Ngoài việc “lấy nghề nông làm gốc”, các cư dân nông nghiệp cổ này còn kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của mình.

- Họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

 

Mao Tử
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 12 2021 lúc 20:06

Chọn B

Chanh Xanh
8 tháng 12 2021 lúc 20:06

B. Sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ.

Hquynh
8 tháng 12 2021 lúc 20:06

D

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 0:39

Tham khảo

a) Địa hình, đất

- Đặc điểm: Địa hình Trung Quốc đa dạng, lấy kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới, có thể chia thành hai miền: miền Đông và miền Tây.

+ Miền Tây: nhiều dãy núi và sơn nguyên cao, đồ sộ xen lẫn các bồn địa và cao nguyên, còn có nhiều hoang mạc lớn. Chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Miền Đông: gồm các đồng bằng châu thổ rộng lớn có đất phù sa màu mỡ và đồi núi thấp.

- Ảnh hưởng:

+ Miền Tây: có nhiều khó khăn đối với giao thông và sản xuất, chỉ ở một số nơi có điều kiện để phát triển rừng và chăn nuôi gia súc.

+ Miền Đông: có nhiều thuận lợi để phát triển các vùng nông nghiệp trù phú.

b) Khí hậu

- Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ là khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, khí hậu phân hóa rõ rệt.

+ Miền Tây: khí hậu lục địa khô hạn, lượng mưa ít, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm và các mùa khá lớn.

+ Miền Đông: khí hậu gió mùa nóng ẩm, mùa hạ mưa nhiều, lạnh khô vào mùa đông.

+ Núi và sơn nguyên cao: khí hậu núi cao mùa đông lạnh, mùa hạ mát.

- Ảnh hưởng: Khí hậu tạo điều kiện cho Trung Quốc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Có nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà…hạ lưu sông bồi đắp nên các đồng bằng lớn. Phần lớn sông có hướng tây - đông, lưu lượng nước lớn.

+ Có nhiều hồ lớn: Động Đình, Thái Hồ…

- Ảnh hưởng:

+ Sông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, là nguồn thủy năng lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.

+ Các hồ là nơi dự trữ nguồn nước ngọt quan trọng và có nhiều giá trị đối với nông nghiệp và du lịch.

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Vùng biển rộng có các ngư trường lớn.

+ Đường bờ biển dài 9000 km với nhiều vịnh biển sâu như: Đại Liên, Hàng Châu, Hải Châu,…

+ Nhiều bãi biển đẹp như: Đáp Đầu, Thiên Tân, Đường Lâm,..

- Ảnh hưởng: Tài nguyên biển tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác và đánh bắt thủy sản, công nghiệp chế biến, du lịch,…

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Rừng tự nhiên có diện tích lớn, chiếm 19% diện tích lãnh thổ. Chủ yếu là rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm (miền Đông) và thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc (miền Tây).

+ Rừng có nhiều loài động vật quý, có giá trị: báo gấm, sói xám, gấu trúc,…

- Ảnh hưởng: Rừng cung cấp gỗ, nhiều dược liệu quý và tạo tiềm năng để phát triển du lịch.

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Khoáng sản đa dạng, phong phú, nhiều loại có trữ lượng lớn: than, các quặng kim loại màu, đất hiếm, quặng kim loại đen, các khoáng sản phi kim loại,… phân bố ở nhiều nơi.

- Ảnh hưởng: Tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp, giao thương với các nước và khu vực trên thế giới.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Toru
14 tháng 8 2023 lúc 22:12

Tham khảo:

- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.

- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:12

Tham khảo

- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.

- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

Trần Kim Cường
23 tháng 11 2023 lúc 21:34
BÀI 3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊNVÀ KHAI THÁC KINH TẾ1. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiêna. Đối với khí hậu và sinh vật- Theo độ cao: chia thành 3 vòng đai: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi,ôn đới gió mùa trên núi.- Theo hướng sườn:+ Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển.+ Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.b. Đối với sông ngòi và đất- Đối với sông ngòi:+ Hướng nghiêng địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy sông ngòi: theo 2 hướng chínhlà TB- ĐN và vòng cung.+ Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy: ở vùng núi sông thường chảy nhanh, vùngđồng bằng sông chảy chậm và điều hòa.- Đối với đất: khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa.2. Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tếa. Đối với địa hình đồi núi- Thuận lợi:+ Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súclớn và lâm nghiệp.+ Phát triển thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản.- Khó khăn: địa hình bị chia cắt gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, pháttriển giao thông và hay xảy ra thiên tai: lũ quét, sạt lở đất…b. Đối với đại hình đồng bằng- Thuận lợi: đất phì nhiêu ở đồng bằng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ănquả; phát triển thủy sản.- Khó khăn: thiên tai: bão, lụt, hạn hán…c. Đối với địa hình bờ biển- Thuận lợi: Phát triển du lịch biển, nuôi trồng hải sản, xây dựng cảng biển đặc biệt làcảng nước sâu.- Khó khăn: một số đoạn bờ biển bị mài mòn, sạt lở...