Cấu tạo của động mạch phù hợp như thế nào chức năng tuần hoàn???
Hãy nêu chức năng của hệ tuần hoàn . để thực hiện được chức năng đó thì mỗi bộ phận của hệ tuần hoàn có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào
Chức năng của hệ tuần hoàn :
+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone
-cấu tạo: +Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.
chức năng của hệ tuần hoàn:vận chuyển các chất dinh dưỡng, õi và các hoocmôn đến từng tế bào và mang các chất thải để thải ra ngoài
Quan sát hình 8.6, nêu đặc điểm khác nhau về cấu tạo của các mạch máu. Những đặc điểm cấu tạo đó phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?
Loại mạch | Đặc điểm cấu tạo | Sự phù hợp giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng |
Động mạch | Thành động mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn; lòng của động mạch hẹp hơn. | Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn: - Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu. - Lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ quan. |
Tĩnh mạch | Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch mỏng hơn; lòng của tĩnh mạch rộng hơn và ở các tĩnh mạch phía dưới tim có các van. | Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch: - Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu. - Các tĩnh mạch phía dưới tim có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim. |
Mao mạch | Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc). | Cấu tạo của mao mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu: Thành mao mạch mỏng và có vi lỗ giúp quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào thông qua dịch mô được thực hiện dễ dàng. |
Mao mạch có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng dẫn máu đi đến các tế bào? Giải thích?
-Mao mạch nhỏ, nhiều, huyết áp nhỏ để dẫn máu tới từng tế bào trong cơ thể.
- Nhỏ và phân nhánh nhiều.
- Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.
- Lòng hẹp
Nguyên nhân : Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với các tế bào.
Cấu tạo mao mạch máu: Hệ mao mạch gồm nhiều mạch máu dài và mỏng (thành dày 0,5 µm, đường kính mao mạch 5 tới 10 µm). Tại đầu mao mạch có vòng tiền mao mạch, có chức năng kiểm soát lượng máu đi vào mao mạch. Thành mao mạch là một lớp tế bào nội mô. Giữa tế bào nội mô sẽ có những khe nhỏ với đường kính 6 – 7nm.
trình bày cấu tạo phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn
giúp mình với ạ !
Cấu tạo hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn gồm:
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.
- Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
- Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
Cấu tạo này phù hợp với chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Cấu tạo:
+Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.
Chức năng của hệ tuần hoàn:
-vận chuyển oxygen và dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
-mang chất thải của quá trình trao đổi đến các cơ quan bài tiết
-có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
-vận chuyển hormone
chúc bạn hok tốt
Cấu tạo của tìm phù hợp chức năng bơm máu đi khắp cơ thể như thế nào?
Đặc điểm cấu tạo của hồng cầu phù hợp với chức năng được thể hiện như thế nào
Đặc điểm của hồng cầu giúp nó thực hiện chức năng đó.
- Hồng cầu chứa huyết sắc tố còn gọi là Hb. Hb có khả năng kết hợp O2, CO2 tạo nên hợp chất hemoglobinoxi, cacboxyhemoglobin không bền, theo máu đến tế bào nhường O2 về phổi và thải CO2 ra ngoài môi trường
- Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mật không nhân, kích thức nhỏ, số lượng nhiều để làm tăng diện tích tiếp xúc và khả năng vận chuyển của oxi và cacbonic
- Hồng cầu không nhân giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng khi hoạt động giúp tiết kiệm năng lượng.
- Hồng cầu thường xuyên được đổi mới trong cơ thể làm duy trì vận chuyển oxi và cacbonic diễn ra liên tục.
Tham khảo
* Đặc điểm của hồng cầu giúp nó thực hiện chức năng đó.
- Hồng cầu chứa huyết sắc tố còn gọi là Hb. Hb có khả năng kết hợp O2, CO2 tạo nên hợp chất hemoglobinoxi, cacboxyhemoglobin không bền, theo máu đến tế bào nhường O2 về phổi và thải CO2 ra ngoài môi trường
- Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mật không nhân, kích thức nhỏ, số lượng nhiều để làm tăng diện tích tiếp xúc và khả năng vận chuyển của oxi và cacbonic
- Hồng cầu không nhân giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng khi hoạt động giúp tiết kiệm năng lượng.
- Hồng cầu thường xuyên được đổi mới trong cơ thể làm duy trì vận chuyển oxi và cacbonic diễn ra liên tục.
*thaM KHẢO
Chức năng của hồng cầu
- Hồng cầu kết hợp và vận chuyển khí oxi cung cấp cho tế bào và vận chuyển khí CO2 từ tế bào đến phổi để thải ra môi trường bên ngoài
* Cấu tạo của hồng cầu: Là tế bào không có nhân,hình đĩa lõm hai mặt, kích thước nhỏ, số lượng nhiều, thời gian sống ngắn chứa nhiều Hemoglobin
* Đặc điểm của hồng cầu giúp nó thực hiện chức năng đó.
- Hồng cầu chứa huyết sắc tố còn gọi là Hb.
Hb có khả năng kết hợp O2, CO2 tạo nên hợp chất hemoglobinoxi, cacboxyhemoglobin không bền, theo máu đến tế bào nhường O2 về phổi và thải CO2 ra ngoài môi trường
- Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mật không nhân, kích thức nhỏ, số lượng nhiều để làm tăng diện tích tiếp xúc và khả năng vận chuyển của oxi và cacbonic
- Hồng cầu không nhân giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng khi hoạt động giúp tiết kiệm năng lượng.
- Hồng cầu thường xuyên được đổi mới trong cơ thể làm duy trì vận chuyển oxi và cacbonic diễn ra liên tục
Cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí của thực vật như thế nào?
Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật:
- Tế bào khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm úp sát nhau tạo thành khe khí khổng. Khe khí khổng có thể mở rộng hoặc khép lại tùy thuộc vào độ no nước của khí khổng → Có thể đáp ứng cường độ trao đổi khí nhanh hay chậm:
+ Khi tế bào hình hạt đậu trương nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo → Khí khổng mở rộng giúp thực hiện quá trình trao đổi khí nhanh.
+ Khi tế bào hình hạt đậu mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → Khe khí khổng khép lại → Quá trình trao đổi khí diễn ra hạn chế.
- Khe khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn → Quá trình trao đổi khí có thể diễn ra liên tục suốt ngày đêm.
Nêu các chức năng của da? Da có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng bảo vệ? Giúp mk với mọi người.
Đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng :
+ Da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và sắc tố giúp da thực hiện chức năng bảo vệ da da trước tác động cơ học và ánh sáng mặt trời
+ Da có cấu tọa gồm các cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích thích từ môi trường từ đó theo dây thần kinh hướng tâm về trung tâm phân tích ở hệ thần kinh trung ương
+ Da có tuyến mồ hôi ở lớp bì và tuyến bã giúp da thực hiện chức năng bài tiết mồ hôi , chất bã
+ Da có mạch máu dưới da dầy đặc , lớp mỡ dưới da và tuyến mồ hôi nên da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc dãn mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ
* Phải thường xuyên giữ gìn da sạch tránh xây xát vì da có chứng năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn , tác động cơ học và ánh sáng , nếu da bọ xây sát các loài vi khuẩn sẽ theo vết thương xâm nhập vào cơ thể gây bệnh
Tham khảo:
Da là một “hàng rào” giúp chống lại các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thống thần kinh, mạch máu, xương, phủ tạng… Ngoài ra, da còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể.
Đặc điểm của da thực hiện chức năng bảo vệ: Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và sắc tố giúp da thực hiện chức năng bảo vệ. - Bộ phận của da tiếp nhận các kích thích và thực hiện chức năng bài tiết: + Cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích
Tham khảo
- Da có chức năng:
+ Bảo vệ chống các yếu tố gây hại do môi trường: va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước.
+ Điều hòa thân nhiệt.
+ Cảm nhận các kích thích từ môi trường ngoài
+ Tham gia hoạt động bài tiết
+ Da và sản phẩm của da tạo vẻ đẹp của con người.
- Đặc điểm của da thực hiện chức năng bảo vệ: Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và sắc tố giúp da thực hiện chức năng bảo vệ.
- Bộ phận của da tiếp nhận các kích thích và thực hiện chức năng bài tiết:
+ Cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích.
+ Tuyến mồ hôi ở lớp bì giúp da thực hiện chức năng bài tiết
- Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc dãn mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ
* Đặc điểm cấu tạo:
- Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
* Đặc điểm cấu tạo:
- Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/dac-diem-cau-tao-trong-cua-ruot-non-phu-hop-voi-chuc-nang-hap-thu-cac-chat-dinh-duong-cua-no-c67a32623.html#ixzz6hMQsWTlu