Viết đoạn văn chứng minh chủ đề : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có .
Từ văn bản ''Ý nghĩa văn chương''. Em hãy viết đoạn văn nghị luận chứng minh có chứa câu chủ đề: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.''
Tham khảo:
Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.
'' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.'' Thật vậy, văn chương đưa ta đến với biết bao những tình huống , hoàn cảnh, số phận mà ta chưa từng gặp trong đời. Ta có thể có những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả qua các nhân vật, thái độ, cảm xúc,... của các nhân vật trong văn chương. Ví như tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc đã làm rung động lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta trước số phận của những đứa trẻ tội nghiệp không thể trọn vẹn có được tình yêu thương của bố mẹ. Không những vậy, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ khi sắp phải rời xa người thân. Những cảm xúc ấy cũng xảy ra khi ta đọc những câu hát than thân, Sài Gòn tôi yêu, Xa thác ngắm núi lư,... Để từ đó ta có thể rút ra cho bản thân mình 1 bài học, gây dựng nên những tình cảm cao đẹp trong cuộc đời chúng ta.
Viết đoạn văn giải thích và chứng minh:"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện tình cảm ta sẵn có".
https://hoidap247.com/cau-hoi/1715085 bạn vào đường link này tham khảo nhé
Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.
Đề 1: Dựa vào chùm ca dao về tình yêu quê hương, đất nước đã học, hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đề 2: Dựa vào chùm ca dao về tình cảm gia đình đã học, hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu chứng minh ý kiến của nhà van Hoài Thanh : “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta tình cảm ta sẵn có”.Trong đoạn văn có sử dụng 1 bị động và 1 câu coscumj chủ vị làm thành phần
Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .
Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.
viết đoạn văn chứng minh luận điểm văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cố, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.
Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.
Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc. Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ. Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.
Hoặc khỉ học bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta. Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh đẻ, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.
Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.
Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.
Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.
Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường. Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.
Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) chứng minh rằng văn chương " gây cho ta những tình cảm tao không có ". Trong đoạn có sử dụng 1 trạng ngữ ( gạch chân )
viết đoạn văn chứng minh và giải thích câu nói của Hoài Thanh:"Văn Chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"
HS cần giải thích và chứng minh thành 2 vế.
* Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
- Văn chương bắt nguồn từ đời sống và là lăng kính muôn màu của đời sống. Văn chương vì thế mà phong phú, muôn màu, nêu ra những tình cảm ta không có hoặc chưa từng trải qua. => Văn chương bồi đắp cho tình cảm của ta thêm phong phú.
- Ví dụ: Đọc một tác phẩm văn chương ta biết vui, buồn, mừng, giận
* Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:
- Văn chương khơi gợi, thức dậy những tình cảm trong ta: tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình bạn, tình anh em,....
Chọn một trong những chủ đề sau để viết thành đoạn văn chứng minh ( khoảng 6-8 câu)
(1) Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có"
(2) Văn chương "luyện những tình cảm ta sẵn có"
(3) Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng.
(4) Những người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.
Giúp mình với!! Không chép mạng ạ!! mình cảm ơn
Viết 1 đoạn văn khoảng từ 8 - 10 câu chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
Tham khảo :
Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng
Tham khảo
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”Câu nói của Hoài Thanh rấт đúng. Trong văn chương, chúng ta đã được học rấт nhiều điều ý nghĩa từ nó. Lời nhận định trên đã được chứng minh trong văn bản” Bạn đến chơi nhà” của Nguyên Khuyến.Sau khi đọc xong bài thơ ta được bồi đắp thêm nhiều tình cảm mới.Tình cảm mà chúng ta có thể học hỏi ở đây Ɩà tình bạn cao hơn vật chất.Hay trong bài thơ” Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.Chúng ta học được về sự lên án gắt gao xã hội phong kiến xưa, đồng thời thể hiện niềm thương xót cho người phụ nữ.Tóm lại, “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”.