bối cảnh lịch sử bài "tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"
Tìm các câu thơ/ đoạn thơ có sử dụng phép đối trong bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
làm bài thuyết trình bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Tham khảo:
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích trong bài Chinh phụ ngâm, nguyên tác chữ Hán là của tác giả Đặng Trần Côn, về dịch giả thì có nhiều quan điểm tranh cãi tuy nhiên đến nay người ta đã thống nhất cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm. Đây là một trong những tác phẩm văn học xuất sắc nhất của thế kỷ XVIII, cùng mang một nội dung nhân đạo mới mẻ đó là không chỉ đồng cảm thương xót với số phận bất hạnh của con người mà còn hướng tới thể hiện sự trân trọng ngợi ca trước khát vọng hạnh phúc chính đáng của con người, đặc biệt là người phụ nữ dưới chế độ phong kiến có nhiều bất công.
Về tác giả, Đặng Trần Côn có thể được xem là một trong những tác giả bí ẩn nhất của nền văn học Việt Nam, những tài liệu và thông tin về ông cực kỳ ít và dường như không có ghi chép gì đáng kể. Chỉ biết rằng, Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, quê ở làng Nhân Mục, thuộc huyện Thanh Trì (nay là Thanh Xuân, Hà Nội). Tương truyền ông là người thông minh hiếu học, đã từng thi đỗ Hương Cống. Sự nghiệp sáng tác ngoài Chinh Phụ Ngâm là tác phẩm nổi tiếng, xuất sắc nhất thì còn có các tác phẩm thơ phú bằng chữ Hán như Tiêu Tương bát cảnh, Tùng bách thuyết thoại, Bích câu kỳ ngộ,...
Về dịch giả, thì Chinh Phụ ngâm có tổng cộng bốn bản dịch của các tác giả khác nhau trong đó bản dịch được khắc in hiện nay là bản dịch được lưu truyền rộng rãi và phổ biến nhất. Và đến nay người ta vẫn còn nhiều tranh cãi về việc bản dịch hiện hành này là của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích. Nói về Đoàn Thị Điểm, bà được đánh giá là người phụ nữ có sắc đẹp và tài văn ưu tú nhất trong số các nữ sĩ thời trung đại. Bà sinh năm 1705, mất năm 1748, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê quán ở Văn Giang, nay thuộc tỉnh Hưng Yên, là người nổi tiếng thông minh và xinh đẹp. Tuy nhiên đường tình duyên của bà lại khá lận đận, lấy chồng muộn vào tuổi 37, chồng là tiến sĩ Nguyễn Kiều, và ngay sau cưới chồng lại phải đi sứ xa, có thể điều đó khiến Đoàn Thị Điểm rất sầu muộn và có mối đồng cảm sâu sắc với người chinh phụ trong bài Chinh phụ ngâm, nên đã tiến hành dịch bài thơ này. Về giả thuyết dịch giả là Phan Huy Ích, thì ông sinh vào năm 1750 và mất năm 1822, tự là Dụ An, quê gốc ở Hà Tĩnh, sau đó chuyển sang sinh sống ở Quốc Oai, nay thuộc Hà nội, đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi.
Tác phẩm Chinh phụ ngâm, nguyên tác được viết theo thể trường đoản cú, bao gồm tổng thể 476 câu thơ dài ngắn không đều nhau. Bản dịch chữ Nôm được dịch giả dùng thể ngâm khúc, thường diễn tả những tâm tư, tình cảm của con người với những lời than vãn, ai oán, đau khổ. Kết hợp với thể thơ song thất lục bát của dân tộc, gồm hai câu 7 chữ, một câu 6 chữ, một câu 8 chữ, làm cho bài thơ thêm giàu nhạc điệu, uyển chuyển, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chinh phụ ngâm được sáng tác vào đời đầu của vua Lê Hiển Tông, trong bối cảnh có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục xảy ra xung quanh kinh thành Thăng Long, dẫn tới triều đình phải cất quân đánh dẹp. Nhiều thanh niên trai tráng lần lượt phải lên đường tòng quân, bỏ lại vợ dại, con thơ ở nhà trong nỗi sầu muộn, thương nhớ mòn mỏi. Cảm động và đồng cảm trước tình cảnh của những người vợ lính xa nhà, Đặng Trần Côn đã sáng tác ra bài thơ Chinh phụ ngâm để bày tỏ sự thấu hiểu, sẻ chia với hoàn cảnh của những người phụ nữ này. Nội dung chính của tác phẩm chủ yếu năm ở hai điểm thứ nhất là sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa, nội dung thứ hai đóng vai trò chủ đề ấy là diễn tả tâm trạng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người, là nét mới trong cảm hứng nhân đạo văn học thế kỷ XVIII.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nằm từ câu thứ 193 đến câu 216 của bản diễn Nôm. Bố cục đoạn trích có thể được chia làm ba phần, phần đầu từ "Dạo hiên vắng...bóng người khá thương" diễn tả nỗi bồn chồn, ngóng trông của người chinh phụ, phần thứ hai tiếp theo đến "...tựa miền biển xa", cảm giác về thời gian chờ đợi mòn mỏi của chinh phụ, phần thứ ba tiếp theo đến "Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng" là sự gắng gượng để thoát khỏi nỗi cô đơn tột cùng của người chinh phụ, phần còn lại của đoạn trích là niềm mong ước được gửi tấm lòng thương nhớ đến chồng của người chinh phụ. Như vậy ta có thẻ tổng kết được rằng chủ đề chính của đoạn trích chính là những cung bậc cảm xúc cô đơn khác nhau của người chinh phụ luôn có khao khát được sống cuộc sống hạnh phúc, yên ấm bên chồng con. Và điều ấy được thể hiện một cách uyển chuyển qua từng phần của đoạn trích.
Trong đoạn đầu:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bướcNgồi rèm thưa rủ thác đòi phenNgoài rèm thước chẳng mách tinTrong rèm dường đã có đèn biết chăngĐèn có biết dường bằng chẳng biếtLòng thiếp riêng bi thiết mà thôiBuồn rầu chẳng nói nên lờiHoa đèn kia với bóng người khá thương"
Thế giới tâm trạng của người chinh phụ thể hiện qua những hành động lặp đi lặp lại, hết đi qua đi lại bên hiên vắng với bước chân nặng nề, chán nản, thì lại chuyển sang ngồi xuống ngẩn ngơ bên rèm, bộc lộ sự thấp thỏm bất an, bồi hồi trong lòng của người chinh phụ. Chán đứng, chán ngồi, người chinh phụ lại hết buông rèm, rồi lại vén rèm lên, hết ngóng ra ngoài lại thẫn thờ quay vào nhìn chăm chăm vào ngọn đèn mờ, điều đó thể hiện sự chờ mong khắc khoải, bồn chồn và nỗi cô đơn trống vắng đến tội nghiệp của người chinh phụ. Không chỉ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình bằng những hành động vô thức lặp lại mà Đặng Trần Côn còn diễn tả thông qua ngoại cảnh xung quanh, trong đó hình ảnh ngọn đèn vô tri vô giác lại trở thành người bạn duy nhất để người chinh phụ chia sẻ nỗi buồn rầu bi thiết của mình. Nhưng chính vì ngọn đèn là vô tri vô giác, nên bộc lộ tâm tư chỉ ở một phía người chinh phụ, còn ngọn đèn chong ấy thì mãi mãi không thể vỗ về, an ủi người chinh phụ, dẫn tới sự cô đơn càng trở nên rõ ràng hơn cả.
Đoạn tiếp theo:
"Gà eo óc gáy sương năm trốngHòe phất phơ rủ bóng bốn bênKhắc giờ đằng đẵng như niênMối sầu dằng dặc tựa miền biển xa"
Tiếng gà "eo óc" là một từ láy tượng thanh rất hay diễn tả thật đạt cái cảnh vắng vẻ quạnh quẽ sớm hôm đầy thê lương, thêm vào đó cành hòe phất phơ yếu đuối lại càng có giá trị tương hỗ diễn tả cái cảnh triền miên, khắc khoải của chinh phụ trong cô đơn lẻ loi. Làm nổi bật cảnh tượng cô đơn một bóng, người chinh phụ lại càng thấm thía hơn bao giờ hết cảnh thời gian trôi qua một cách chậm rãi, vô vị, cùng với mối sầu khổ trải dài mênh mông vô tận trong tâm khảm.
Đến đoạn thứ 3 khi người chinh phụ gắng gượng vượt qua nỗi cô đơn nỗi nhớ bằng nhiều hành động khác nhau nhưng dường như nỗi nhớ, nỗi cô đơn lại càng trở nên mãnh liệt.
"Hương gượng đốt hồn đà mê mảiGương gượng soi lệ lại châu chanSắt cầm gượng gảy ngón đànDây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng"
Đốt hương để tìm sự thanh thản, tìm sự che chở trong thế giới tâm linh thế nhưng bản thân nàng lại càng chìm đắm hơn vào trong nỗi sầu "mê mải". Soi chỉnh dung nhan, tìm vui thú trong việc điểm trang, thế nhưng lại phải đối diện với sự cô đơn, càng thấm thía hơn cái cảnh ngộ của bản thân mình khi nhận thấy dung nhan ngày càng một tiều tụy, tuổi xuân ngày càng vơi bớt. Khi tìm đến ngón đàn giải khuây thì chinh phụ lại phải đối mặt với nỗi lo lắng khi sợ đàn đứt dây, mang đến điềm ý xấu.
Đoạn cuối cùng nỗi cô đơn trống trải của người chinh phụ tiếp tục được gửi gắm thông qua các hình ảnh thiên nhiên.
"Lòng này gửi gió đông có tiện...Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun"
Đoạn thơ tái hiện lại không gian khoảng cách chia xa giữa người chinh phu và người chinh phụ, thông qua từ "non Yên", ý chỉ nơi người chồng đang tranh đấu và thông qua cả hai câu thơ "Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời/Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu", diễn tả khoảng cách xa xăm ngàn dặm, khó có thể vượt qua. Tuy nhiên với nỗi nhớ thương đong đầy, người chinh phụ đã tìm ra được một giải pháp rất hay ấy là gửi nỗi nhớ "nghìn vàng" cho cơn gió Đông mang theo ra tiền tuyến. Rồi cuối cùng lại quay trở lại đối mặt với bi kịch cô đơn quạnh quẽ của mình.
Về đặc sắc nghệ thuật ta có thể thấy trong đoạn trích này, đặc sắc nghệ thuật chủ yếu là sự thành công trong việc miêu tả, bộc lộ tâm trạng nhân vật, biến thế giới vô hình trở thành vô hình thông qua việc miêu tả các hành động, dáng điệu, cử chỉ của nhân vật và thiên nhiên bên ngoài. Thứ hai nữa là sự uyển chuyển trong việc sử dụng thể thơ song thất lục bát có tính nhạc điệu, cùng với hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật.
Kết lại Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nói riêng và Chinh phụ ngâm nói riêng là một tác phẩm hay và nổi bật trong nền văn học trung đại của Việt Nam thế kỷ XVIII, với những giá trị nhân văn, nhân đạo vô cùng cao cả, tốt đẹp dần hướng đến đề cao, ca ngợi ước mơ, khát vọng hạnh phúc của con người cũng như người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Ngoài ra nó còn là tác phẩm gián tiếp tố cáo tội ác của những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên và sự bất lực của triều đình trong việc an dân.
viết 1 bài văn cảm nhận nỗi buồn của người chinh phụ trong đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"
Em tham khảo nhé !
Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" được trích từ tác phẩm "Chinh phụ ngâm" nguyên tác bằng chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn. Trích đoạn viết về tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống trong cô đơn buồn khổ khi chồng ra trận không có tin tức cũng không rõ ngày trở về. Người đọc cảm nhận được nỗi đau khổ trong cô đơn, chia lìa, khao khát tình yêu và được sống trong hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã khắc họa nỗi cô đơn, lẻ loi đầy xót thương của người chinh phụ, có người phụ nữ nào lại không cảm thấy cô đơn buồn tủi khi người chồng đi lính, giờ đây chỉ còn lại một mình, từng hành động của người chinh phụ cứ lặp đi lặp lại trong vô thức:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen"
Bước chân vừa đi vừa đếm, đi qua đi lại vô nghĩa rồi lại ngồi buông cuốn rèm lên xuống không biết bao nhiêu lần, tất cả cho thấy người phụ nữ như đang hồn bay phách lạc, chỉ có thân thể hoạt động trong vô thức, bần thần. Hai chữ "vắng" và "thưa" tô đậm thêm khung cảnh vắng vẻ, cô quạnh và sự cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ khi xa chồng. Tâm thế chờ đợi tin tức của chồng khiến người chinh phụ luôn thấp thỏm, chờ ngóng tin lành từ chim thước nhưng "thước chẳng mách tin", trông ngóng ngọn đèn nhưng tiếc thay đèn chỉ là vật vô tri vô giác, không thể lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của người chinh phụ.
"Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi"
Hình ảnh "hoa đèn" gợi đến sự tàn lụi, ngọn bấc cháy hết chỉ còn lại tàn hoa rơi rụng, cũng như nỗi lòng ngóng trông của người chinh phụ chỉ nhận lại sự bặt vô âm tín, vẫn rơi vào cảnh trống trải, leo lắt một mình. Tiếng gà "eo óc", bóng hòe "phất phơ" mang giá trị gợi tả cực cao về sự hoang vắng, lặng lẽ đến lạnh người của cảnh vật, đó cũng chính là sự giá băng trong lòng người phụ nữ cô đơn. Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ đã lan tỏa khắp không gian, cảnh vật, làm gia tăng sự cách biệt về thời gian không gian một cách đáng sợ:
"Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa"
Một giờ ngóng trông tin tức của chồng kéo dài như là một năm, mối sầu thương nhớ chất chứa trong lòng lại như biển cả mênh mông, từ láy "đằng đẵng" và "dằng dặc" như cực tả thêm nỗi cô đơn trĩu nặng trong lòng người chinh phụ. Mang trên mình nỗi lòng nặng trĩu ấy làm sao người phụ nữ có hứng thú với công việc gì, chính vì vậy, mọi việc làm đều trở nên gượng gạo, gò ép chính mình "hương gượng đốt", "gương gượng soi", "gượng gảy phím đàn". Muốn đốt hương cho khuây khỏa cõi lòng nhưng hồn lại mê mải, soi gương chẳng còn thấy khuôn mặt chỉ thấy dòng nước mắt, muốn gảy đàn ôn lại kỉ niệm lại sợ đàn đứt dây mang những điềm gở, hung tin về chồng. Tất cả đều ẩn chứa sự bất an, lo lắng không yên của người chinh phụ, nơi chiến trường đao binh ác liệt không biết liệu chồng mình có được bình an vô sự trở về. Nàng muốn đem lòng thương nhớ ấy gửi đến cho chồng nhưng ước muốn ấy của nàng là viển vông, không bao giờ có thể thực hiện được:
"Non yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
Những từ láy "thăm thẳm" và "đau đáu" vừa gợi sự xa cách giữa vợ - chồng lại vừa đặc tả nỗi lòng nhớ thương dai dẳng, khôn xiết của người chinh phụ. Ở hai câu thơ cuối, ta cảm nhận được niềm khao khát tìm kiếm sự đồng cảm cũng như bến bờ hạnh phúc đôi lứa, mái ấm gia đình đang thôi thúc, cháy bỏng trong lòng người chinh phụ. Lúc này cảnh vật và con người đã cùng hòa tan vào nỗi buồn, chẳng còn sự khác biệt giữa nỗi buồn của con người và u buồn của cảnh vật.
Có thể nói, đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" Đặng Trần Côn mang đến cho chúng ta không chỉ là một số phận người phụ nữ nói riêng mà đó chính là số phận chung của những người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến xưa. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã khiến họ phải xa chồng, mất đi mái ấm hạnh phúc, đẩy họ vào hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi, buồn khổ.
làm dàn ý bài thuyết trình bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Giới thiệu tác phẩm Chinh phụ ngâm (hoàn cảnh sáng tác) và đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (vị trí, nội dung đoạn trích).
II. Thân bài1. 16 câu đầu: Tình cảm cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.
- “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng.
- “Rủ thác đòi phen”: Vào trong phòng cuốn rèm, buông rèm
→ Hành động lặp lại đi lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của người chinh phụ
- Chữ “vắng, thưa”: Không chỉ gợi sự vắng lặng của không gian mà còn cho thấy nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụ
b. Thao thức ngóng trông tin chồng
- Ban ngày:
+ Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành.
+ Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín.
- Ban đêm:
+ Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san xẻ nỗi lòng cùng nàng.
+ Thực tế: “Đèn chẳng biết” “lòng thiếp riêng bi thiết” Câu thơ có hình thức đặc biệt khẳng định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như không vì nó chỉ là vật vô tri không thể san sẻ nỗi lòng cùng người chinh phụ.
+ So sánh với bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, bài ca dao cũng có xuất hiện hình ảnh ngọn đèn. Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỉ với người phụ nữ thì ở đây ngọn “đèn” lay lắt lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lòng người.
- Hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”.
+ “Hoa đèn” đầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để rồi chỉ con hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lòng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải.
+ Liên hệ với nỗi cô đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc bóng năm canh:
“Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”
c. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh.
- “Gà gáy”, “sương”, “hòe”: Là những hình ảnh gắn với cuộc sống thôn quê bình dị, yên ả
- Từ láy “eo óc, phất phơ”: Cực tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.
→ Dưới con mắt trống trải cô đơn cả người chinh phụ, những cảnh vật vốn gắn với cuộc sống yên bình, êm ả nay trở nên khác thường, hoang vu, ớn lạnh. Đó là cách nói tả cảnh để ngụ tình.
d. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về thời gian.
- “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: Thể hiện sự dàn trải của nỗi nhớ miên man không dứt.
- Biện pháp so sánh kết hợp với các từ láy giàu giá trị gợi hình gợi cảm “dằng dặc, đằng đẵng” cho thấy sự cảm nhận khác thường về thời gian, mỗi phút mỗi giờ ngắn ngủi trôi qua mà nặng nề như một năm dài, thời gian càng dài mối sầu càng nặng nề hơn.
→ Câu thơ cực tả nỗi cô đơn tột cùng tột độ trong lòng người chinh phụ
e. Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày.
- Điệp từ “gượng”: nhấn mạnh sự cố gắng gò ép mình của người chinh phụ
- Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:
+ Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành
+ Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.
+ Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn) hay nhấtTác giả - tác phẩm bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụTrắc nghiệm bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn) có đáp án⇒ Tiểu kết:
- Nội dung: Khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn sau đó thái độ cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau khổ của con người.
- Nghệ thuật:
+ Giọng thơ trầm buồn, khắc khoải, da diết, trầm lắng
+ Khắc họa nội tâm nhân vật tài tình, tinh tế thông qua hành động nhân vật, yếu tố ngoại cảnh, độc thoại nội tâm
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp từ, từ láy.
2. Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.
a. Ước muốn của người chinh phụ.
- “Gió đông”: Gió mùa xuân mang theo hơi ấm và sự sống
- “Non Yên”: Điển tích chỉ nơi biên ải xa xôi
- “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng của người chinh phụ (buồn tủi, cô đơn, lo lắng, trống vắng, hi vọng rồi lại thất vọng)
→ Với các hình ảnh ẩn dụ và điển tích đã cho thấy ước muốn của người chinh phụ gửi gắm niềm hi vọng, thương nhớ vào ngọn gió xuân mang đến nơi chiến trường xa xôi để người chinh phu thấu hiểu và trở về cùng nàng.
b. Nỗi nhớ của người chinh phụ
- Thủ pháp điệp liên hoàn “Non yên – non yên, trời – trời”: Nhấn mạnh khoảng cách xa xôi, trắc trở không gì có thể khỏa lấp, đồng thời cực tả nỗi nhớ vời vợi , đau đáu trong lòng người chinh phụ
- Từ láy “thăm thẳm, đau đáu”: Cực tả cung bậc của nỗi nhớ, thẳm thẳm là nỗi nhớ sâu, dai dẳng, triền miên, đáu đáu là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu.
→ Câu thơ ghi lại một cách tinh tế, cảm động sắc thái nỗi nhớ, nỗi nhớ mỗi lúc một tăng tiến, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.
→ Sự tinh tế, nhạy cảm, đồng điệu của tác giả.
c. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
- “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người đều gặp nhau ở nỗi buồn và niềm đau
- Cảnh vốn là vật vô tri nhưng tâm trạng của con người đã nhuốm sầu cảnh vật.
→ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề.
⇒ Tiểu kết.
- Nội dung: Khắc họa nỗi buồn, nỗi đau, nỗi nhớ của người chinh phụ, ẩn sau đó là sự đồng cảm, trân trọng của tác giả đối với số phận và phẩm hạnh người phụ nữ
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy
+ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình
+ Giọng điệu da diết, buồn thương
III. Kết bài- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Liên hệ với số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải xa chồng vì chiến tranh phi nghĩa: Vũ Nương. Qua đó, phê phán chiến tranh phi nghĩa tước đi hạnh phúc người phụ nữ.
phân tích 8 câu đầu của bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Dưới trí tuệ của dịch giả Đoàn Thị Điểm – người “tài sắc nương tử xưa hiếm nay không, xuất khẩu thành chương, bản chất thông minh” mà tuyệt tác Hán ngôn “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn một lần nữa thăng hoa. Những năm 40 của thế kỉ XIV, bão táp liên miên, loạn lạc khắp nơi, người chinh phụ tiễn chinh phu ra trận… đã được phục dựng lại dưới những vần thơ “lâm li, tuấn nhã”, đặc biệt trong đoạn trích 8 câu đầu của “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Đoạn trích ngắn nhưng Đoàn Thị Điểm đã làm nổi bật lên hình ảnh người chinh phụ trong nỗi cô đơn lẻ bóng chờ ngày đoàn tụ.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Hai câu thơ đầu đoạn trích là bóng hình ngóng trông của người chinh phụ. Hình ảnh ấy được thể hiện qua các động từ “dạo”, “rủ”, “thác”, “gieo từng bước” bởi nó tạo nên sự đối lập giữa bên ngoài thanh tịnh, nhàn nhã với nội tâm cồn cào, mòn mỏi đếm từng bước chân. Hơn nữa, tính từ “vắng”, “thưa” tôn lên sự lẻ loi, cô độc, bóng chiếc của người phụ nữ trong đêm. Như vậy, tác giả đã sử dụng ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng nhân vật.
Tiếp đó, người chinh phụ dường như hướng ra bên ngoài chờ một tin báo đủ mạnh để an lòng:
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin”
Chim thước là loài chim khách, nó vốn thuộc về bầu trời cao rộng. Ngóng tin từ chim thước thật vô vọng, mơ hồ. Từ phủ định “chẳng” như khẳng định thêm sự tuyệt nhiên không có lấy một âm thanh tin tức nào. Vậy nên, người phụ nữ hướng vào không gian bên trong, trò chuyện với cây đèn, tìm kiếm chút tâm tình, thỏa mãn sự cô đơn:
“Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
Đoạn thơ khiến ta liên tưởng tới hình ảnh Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ khi chọn cách chỉ vào cái bóng trên tường và nói đó là cha Đản để con trai bớt phần tủi hờn. Đó dường như là cách người phụ nữ gửi gắm nỗi nhớ thương chồng. Gửi tâm sự vào đèn, người chinh phụ trong bài thơ có lẽ cũng đang da diết nhung nhớ lang quân. Bởi người phụ nữ đã gọi “đèn” và xưng “thiếp”. Mặt khác, hình ảnh đèn khiến ta liên tưởng tới những bài thơ, bài ca dao xưa:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.”
Ánh đèn như tôn thêm vẻ vắng lặng đơn côi, mỏi mòn chờ đợi cả ngày dài và thổn thức suốt đêm thâu. Nhưng đèn là vật vô tri, đèn không thể giãi bày tâm sự với người phụ nữ, vậy nên nhân vật trữ tình càng thêm “buồn rầu”, không thiết nói năng. Cái cảnh “nói chẳng lên lời” như là bất lực, uất nghẹn lắm. Đoạn thơ còn xuất hiện thêm hình ảnh sóng đôi “hoa đèn” - “bóng người”. Thay vì đèn, tác giả lại nói “hoa đèn” để liên tưởng tới sự tàn lụi, cạn dầu tương đương với cảnh người phụ nữ đợi chờ tới héo hon, thanh xuân qua đi từng ngày. Từ hành động, ý thơ dường như lại khắc họa sự bất động. Đặc biệt, hình ảnh người phụ nữ bên ngọn đèn dầu còn kết đọng ở cảm xúc “bi thiết”, “khá thương”. Nỗi buồn đau, cô đơn, lắng lo, mong ngóng, bất lực, nghẹn ngào… tất cả như đan xen, cuộn trào từng đợt trong lời than vãn “lòng thiếp riêng bi thiết” và rồi lịm dần “buồn rầu chẳng” và “khá thương”. Cảm xúc có sự vận động từ thương chồng đến thương mình, từ than thở tới tuyệt vọng.
Tóm lại, đoạn trích 8 câu đầu trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” – Đoàn Thị Điểm là tiếng nói xót thương cho số phận người phụ nữ trong chiến tranh và đồng cảm với khát vọng sum vầy của họ. Cho đến tận bấy giờ, lần đầu tiên mới có những tấm lòng chân chính biết thương cảm cho những người phụ nữ nhỏ bé. Đó cũng là tinh thần nhân văn, nhân bản cao đẹp của tác giả.
Bài văn mẫu 2:
Đặng Trần Côn là tác giả sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII, tài nghệ văn chương của ông lừng thiên hạ vời nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số ấy có "Chinh phụ ngâm”. Tác phẩm "Chinh phụ ngâm” thuộc thể loại ngâm khúc, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được trích trong tác phẩm đã thể hiện nỗi nhớ mong người chồng chinh chiến cùng với khát khao hạnh phúc của ngưởi chinh phụ. Đặc biệt qua tám câu thơ đầu của đoạn trích, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình cảnh trống vắng và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã miêu tả tâm trạng của người chinh phụ, thông qua những hành động:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Đây là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng ra trận. Tác giả đã dùng bút pháp miêu tả nội tâm qua ngoại hình, hành động lặp đi lặp lại không mục đích của người chinh phụ và dáng vẻ buồn rầu, ủ ê không nói lên lời, trong hiên vắng thẫn thờ đợi chồng về. Thời gian đã là chiều tối, không gian là một khoảng hiên vắng lặng cùng với cử chỉ “gieo từng bước” như khắc họa rõ nét cảm giác cô đơn, quạnh vắng của người chinh phụ. Với một khung cảnh như vậy, gợi cho ta sự sum họp, đầm ấm của gia đình, nhưng giờ đây chỉ có mình người phụ nữ lẻ loi, cô độc trong khoảng không trống vắng, không có người chồng bên cạnh. Cảm giác trống trải bủa vây người chinh phụ làm cho nàng gieo từng bước chân một cách mệt mỏi và chậm rãi. Mỗi bước chân như chất chứa nỗi lòng, nỗi ưu tư phiền muộn của người phụ nữ xa chồng, đang mong ngóng từng ngày chồng trở về. Người phụ nữ như quặn thắt trong lòng khi chỉ nghe được tiếng bước chân âm thầm của mình.
"Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”
Hành động buông rèm rồi cuốn lên nhiều lần đó là hành động lặp đi, lặp lại không có mục đích rõ ràng, thể hiện một tâm trạng tù túng, nóng ruột. Cảm giác vừa nhớ nhung da diết, vừa lo lắng sốt ruột cho sự an nguy của chồng mình đang đi chinh chiến phương xa. Nỗi nhớ cùng với tâm trạng mong ngóng đợi tin của chồng dồn nén ở người chinh phụ, tạo ra một cảm giác cô đơn buồn khổ ở nhân vật trữ tình. Chẳng những thế, càng mong ngóng chờ đợi thì kết quả lại chẳng được gì.
"Ngoài rèm thước chẳng mách tin”
"Thước” là loài chim báo tin lành, báo tin người đi xa đã trở về. Thế mà ngay lúc này, con chim Thước lại im bặt, làm cho nỗi nhớ, nỗi khắc khoải mong chờ trong lòng người chinh phụ lại tăng lên gấp bội. Chim thước chẳng mách tin, người chồng yêu thương vẫn chưa trở về, nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng trong khung cảnh đau buồn này thì chỉ có ngọn đèn leo lét làm bạn với nàng.
"Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Tâm trạng quá cô đơn đã làm cho nàng phải thốt lên câu hỏi: Liệu ngọn đèn dầu mờ ảo ấy có thấu chăng nỗi lòng của nàng, có chiếu sáng được đến tâm can đang mong nhớ chồng của nàng, Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng. Câu hỏi tu từ như là tâm trạng của người chinh phụ, câu hỏi nhưng không có câu trả lời, nhân vật trữ tình hỏi ngọn đèn - một vật vô tri vô giác - nhưng dường như đang muốn được bày tỏ nỗi lòng của mình. Đó chính là lời than thở, hi vọng trong nàng, nỗi khắc khoải đợi chờ đã trở nên day dứt không yên.
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
Điệp ngữ bắc cầu "Đèn biết chăng - đèn có biết” diễn tả nỗi tù túng, nỗi buồn dài lê thê của người chinh phụ. Hình ảnh "đèn” đã được lặp lại hai lần, nhân vật trữ tình đã giải tỏa tâm sự với ngọn đèn, nhưng một vật vô tri vô giác như vậy thì làm sao hiểu rõ được cảm giác của người chinh phụ. Nhân vật trữ tình lại ôm nỗi cô đơn, buồn bã một mình. Nhìn ngọn đèn leo lét trong màn đêm tĩnh mịch như vậy, lòng người chinh phụ càng thêm quặn thắt. Ngọn đèn là hình ảnh gợi cảm giác sum họp, ấm áp, càng khắc sâu nỗi cô đơn, buồn bã, khắc khoải trong lòng người.
"Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Kết thúc tám câu thơ là hình ảnh "hoa đèn”. “Hoa đèn” là đầu bấc đèn dầu đã cháy như than nhưng được nung đỏ lên trông như hoa. Hình ảnh “ngọn đèn, hoa đèn”, gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh "đèn không tắt" trong bài ca dao:
"Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt?”
Trong im lặng dằng dặc, dưới ánh đèn đêm thăm thẳm, chinh phụ trẻ chỉ có biết trò chuyện với cái bóng của chính mình, với ngọn đèn, gợi cho ta cảm nhận được nỗi cô đơn khắc khoải và vô vọng của người chinh phụ.
Qua tám câu thơ đầu, người đọc đã cảm nhận được những tâm trạng của người chinh phụ. Khung cảnh quạnh hiu, trống vắng cùng với những động từ miêu tả hành động để thể hiện tâm trạng, điệp ngữ bắc cầu đã khắc họa sự ưu tư, phiền muộn và cô đơn của nhân vật trữ tình khi nhớ về người chồng chinh chiến của mình.
Tham khảo:
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn là một áng thơ hay thuộc thể ngâm khúc, hơn hết đoạn trích còn để lại cho hậu thế một giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc. Đặc biệt chính là tâm trạng hiu quạnh cô đơn của người chinh phụ trong 8 câu thơ đầu tiên.
Hai câu thơ đầu, Đặng Trần Côn tâm trạng của người chinh phụ đã được khắc họa qua các hình động:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Tiếng than đầy oán trách của người phụ nữ vắng bóng chồng, khi chồng phải ra chiến trận, chính cái hành động lặp đi lặp lại “gieo từng bước”, “rèm thưa rủ” việc miêu tả các hành động ngoại hình mà dụng ý chính của tác giả chính là miêu tả tâm trạng cô đơn trống vắng, nỗi nhớ da diết chồng của người chinh phụ. Khung cảnh là buổi chiều tối, với một hiên vắng hành động lặp đi lặp lại “gieo từng bước” đầy mệt mỏi như muốn nói lên cái chờ đợi cái trống vắng lặp đi lặp lại của người phụ nữa xa chồng. Hành động gieo từng bước như nỗi lòng nặng trĩu mong ngóng ngày người chồng trở về.
“Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen” chiếc rèm cuốn lên hạ xuống như vô thức thể hiện một trạng thái tâm lí buồn bã, chán chường. Cảm giác bất an lo lắng cho người chồng ngoài chiến trận vừa là nỗi nhớ tha thiết, cảm xúc dồn nén càng làm cho người chinh phụ trở nên buồn bã, ngóng trông nhiều hơn, nhưng:
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin”
Chờ đợi nhưng chẳng thấy tin? Chim “thước” là biểu tượng của điềm lành sẽ có người đi xa trở về. Thế nhưng chả thấy hình bóng của chim thước để baso tin nỗi nhớ đầy rẫy khắc khoải, ngóng chờ một tín hiệu dù chỉ là nhỏ nhoi nhưng không có càng làm người nỗi buồn người chinh phụ càng tăng lên bội phần. Nhưng trong khung cảnh đau buồn này thì chỉ có ngọn đèn leo lét làm bạn với nàng.
“Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Sự cô đơn đến cùng cực đã làm cho người chinh phụ phải thốt lên “Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?” Ngọn đèn có thể soi sáng nỗi lòng của nàng người phụ nữ không, có rọi sáng được sự nhớ nhung của nàng dành cho chồng, hai câu thơ tiếp theo lại càng diễn tả thêm sự ưu phiền của người chinh phụ:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
Tác giả sử dụng điệp ngữ “Đèn biết chăng - đèn có biết” càng làm cho nỗi cô đơn của người phụ nữ kéo dài ra, triền miên ra. Hình ảnh ngọn đèn được sử dụng hai lần như thể là nỗi trút bầu tâm sự của nhân vật trữ tình , ngọn đèn là vật vô tri nó chăng thể hiểu được nỗi lòng của người phụ nữ, nó chỉ có tasc dụng là giải toải tâm trạng cho người chinh phụ mà thôi. Nhìn ngọn đèn heo hắt trong đêm tối càng làm lòng người thêm ưu phiền mà thô. Ngọn đèn sáng ấm áp thể hiện cái đối nghịch của sự cô đơn, rầu rĩ:
“Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Câu thơ thứ tám kết lại là hình ảnh hoa đèn, như thế nỗi nhớ nhung cứ đọng lại, dồn nén lại, đỏ rực như bấc đèn nung nóng, ánh sáng lên như hoa.
Trong bóng đêm đen như mực người chinh phụ chỉ biết trút bầu tâm sự với ngọn đèn, với cái bóng của chính mình in lên tường cho vơi đi nỗi cô đơn nỗi nhớ chồng da diết mà thôi.
Tám câu thơ đầu trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã cho người đọc thấy được tâm trạng của người phụ nữ, cùng khung cảnh hiu quạnh, cô đơn của người phụ nữ phải xa chồng, tất cả do chiến tranh đã khiến những cặp vợ chồng son phải xa nhau trong nhớ thương, các biện pháp tu từ đã khắc họa nên bao nỗi ưu sầu, nỗi cô đơn trống trải của những người ở lại chờ tin người đi xa.
phân tích 8 câu thơ cuối trong bài thơ tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ?
Thamkhao
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả (chữ Hán) Đặng Trần Côn và dịch giả (chữ Nôm) Đoàn Thị Điểm:
+ Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn (năm sinh năm mất chưa rõ) sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là người có cống hiến to lớn trong nền văn học Việt Nam với những tác phẩm thơ, phú chữ Hán.
+ Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) là người có công với nền văn học quốc âm, có mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, một nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại về tài xuất khẩu thành thơ tài tình.
- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích:
+ “Chinh phụ ngâm”, tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa và nói lên tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
+ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là đoạn trích từ câu 193 đến câu 220 của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ, trong đó 8 câu thơ cuối đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm.
II. Thân bài:
Khái quát đoạn trích:
- Hoàn cảnh sáng tác: Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa - đàn áp giữa nông dân với quân triều đình, nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Đặng Trần Côn đứng trước thời thế, thấu hiểu nỗi khổ người chinh phụ đã viết nên bài thơ.
- Ý nghĩa nội dung: Đoạn trích viết về tình cảnh cô đơn, tâm trạng buồn khổ của người chinh phụ trong lúc chồng đi lính, thời gian dài vẫn bặt vô âm tín, khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi một lần nữa.
2 câu thơ đầu: bộc lộ ước muốn của người chinh phụ qua thiên nhiên:
- Gió đông: những cơn gió của mùa xuân, ấm áp và tràn trề sức sống, điềm báo tin vui, đại diện sự sum họp, đoàn viên.
- Non Yên: tên thường gọi núi Yên Nhiên, ở biên ải phương bắc xa xôi - nơi người chồng đang chinh chiến.
- “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng son sắt của người chinh phụ
-> Ước muốn của người chinh phụ gửi gắm tất cả nỗi lòng vào ngọn gió xuân để có thể đến được nơi chiến trường xa xôi để người chồng thấu hiểu và trở về cùng nàng.
=> Không gian vô tận, mênh mông, không giới hạn, ngăn cách hai vợ chồng, nhưng mà nỗi nhớ cũng không nguôi, không tính đếm được của người chinh phụ.
4 câu thơ giữa: Nỗi nhớ của người chinh phụ qua không gian
- “Non yên - non yên, trời - trời”: thủ pháp điệp liên hoàn nhấn mạnh khoảng cách xa xôi trùng điệp, trắc trở vô vàn cũng như tình yêu cũng người chinh phụ lúc bấy giờ không gì có thể khỏa lấp nỗi nhớ ấy.
- “thăm thẳm, đau đáu” : từ láy tả cung bậc của nỗi nhớ, vừa là nỗi nhớ sâu, dai dẳng, triền miên, vừa là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu. -> Nỗi nhớ được cụ thể hóa bằng không gian cho thấy nỗi nhớ khắc khoải dằng dặc.
- “Đường lên bằng trời”: Xa xôi, cách trở không nào đến được
=> Nhấn mạnh sự xa cách của đôi vợ chồng, thể hiện tình yêu và nỗi nhớ khắc khoải của người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ càng về sau càng tăng dần, dồn nén trở thành nỗi đau xót xa.
2 câu thơ cuối: Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh
- “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Cảnh và người đều mang trong mình ở nỗi buồn và niềm đau
- Cảnh vốn là vật vô tri, không biết buồn đau chính tâm trạng của con người đã nhuốm sầu cảnh vật.
+ “Cành cây sương đượm”: Nhuộm một màu buốt giá, lạnh lẽo.
+ “Tiếng trùng mưa phun”: Hoang vắng, tĩnh lặng nghe được cả tiếng côn trùng kêu rả rích.
- Tâm trạng cô đơn, thổn thức, nỗi nhớ thương, khát khao được giãi bày, chia sẻ nhưng vô vọng, người chinh phụ đã hướng nỗi buồn ra ngoài cảnh vật khiến nó cũng trở nên não nề.
Sơ kết nghệ thuật:
Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp liên hoàn, từ láy
- Thủ pháp tả cảnh ngụ tình
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế
- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng
- Giọng thơ da diết, buồn thương
III. Kết bài:
- Khái quát nội dung, nghệ thuật 8 câu thơ cuối: như một lá thư viết đầy những lời gửi gắm nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đến người chồng nơi biên ải xa xôi.
- Mở rộng: Liên hệ với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có chồng đi lính.
Em tham khảo nhé !
Nhắc đến Đặng Trần Côn ta thường nhớ đến ông là một nhà thơ sống vào đầu thế kỉ XVIII, mặt khác tên tuổi của ông còn gắn liền với tác phẩm nổi tiếng “Chinh phụ ngâm”. Trong đó 8 câu cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm qua việc thể hiện khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong thời chiến loạn.
“Lòng này gửi gió Đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đền non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa với khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Nhớ hình bóng của người chồng, người chinh phụ thổn thức hướng cái nhìn nội tâm về miền biên ải xa xôi. Nếu như ở khổ trước người chinh phụ càng cảm thấy cô đơn buồn sầu tới bao nhiêu thì ở 8 câu này nỗi nhớ nhung của người chinh phụ lại càng tăng lên bấy nhiêu cùng với sự thương nhớ ấy là tâm trạng lo lắng cho số phận của người chồng nơi biên ải. Trạng thái lo lắng của người chinh phụ được tác giả thể hiện như một mạch ngầm dù người chinh phụ không nói ra nhưng ta vẫn cảm nhận được, thể hiện sự tinh tế trong miêu tả nội tâm của tác giả.
Đầu tiên tác giả đã nhân hoá gió đông như một người đưa tin đến non Yên nhằm nhấn mạnh nỗi mong nhớ lo lắng của người chinh phụ về người chồng:
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Vì quá thương nhớ chồng mà người vợ phải nhún nhường xin hỏi ngọn gió để gửi tin cho chồng mình, phải nói đó là một người đưa tin đặc biệt, đưa một cái tin đặc biệt đó là cái tin về tình cảm yêu thương nhung nhớ của người vợ dành cho người chồng nơi chinh chiến. Ngoài ra cái tin ấy được đưa đến ”non Yên” - một vùng hẻo lánh xa xôi nơi người chồng đang xông pha trận mạc, khốn nguy vô cùng. Qua việc dùng bút pháp nhân hoá, hình ảnh ước lệ “non Yên”, “gió Đông”, câu hỏi tu từ tác giả mở ra không gian mênh mông gợi thêm nỗi trống trải, cô đơn cho cảnh vật từ đó xoáy sâu vào sự nhớ nhung khắc khoải, da diết của người chinh phụ.
Xem thêm: Cảm nhận 8 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Nỗi nhớ đằng đẵng ấy làm nàng mòn mỏi cuối cùng được nâng lên thành nỗi đau, một nỗi đau vô hình đã được tác giả tạo hình hài qua 4 câu:
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong
Cùng với nỗi nhớ thương mong đợi, từ “đằng đẵng” gợi cảm giác triền miên liên tục tưởng kéo dài đến vô tận nên được tác giả hình dung bằng sự so sánh với đường lên trời. Nỗi nhớ của người chinh phụ đằng đẵng, miệt mài, không thể nguôi ngoai và không thể dùng toán học mà cân đếm được. Nhưng trớ trêu thay khoảng cách giữa nàng và người chồng dường như khó chạm tới được, sự xa cách nghìn trùng mây. Bằng việc mở rộng không gian, ”trời thăm thẳm xa vời khôn thấu” như là lời than thở, ai oán thể hiện sự tuyệt vong của người chinh phụ sau nhiều ngày tháng mòn mỏi đợi tin chồng và chính từ đó nỗi đau xuất hiện, từ “đau đáu” biểu lộ sắc thái tăng tiến, sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa đắng cay nối dài bất tận trong lòng người chinh phụ.
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ thấy cảnh vật vô hồn, thê lương như tâm trạng của mình lúc bấy giờ:
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Đó là mối quan hệ giữa con người và tâm cảnh, người vui thì tâm trạng vui thấm vào cảnh vật nhìn đâu cũng thấy toàn niềm vui chất chứa sự sống. Còn người buồn thì nỗi buồn thấm vào tâm can nên nhìn cảnh vật thấy sầu não, thê lương. Ở đây hình ảnh “cành cây sương đượm”, "tiếng trùng”, ”mưa phun” là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa sâu lắng của người chinh phụ, sự mòn héo của cảnh vật hay do lòng người mòn héo mà ra.
Tác giả đã sử dụng điêu luyện thể thơ song thất lục bát, phối hợp các hình ảnh ước lệ “non yên”, ”gió Đông”, với hình ảnh ẩn dụ “sương đượm”, ”mưa phun”, đặc biệt là sự thành công trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh ngụ tình tác giả đã đưa người đọc qua các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ trình một cách tự nhiên nhất và thể hiện ước mơ khát vọng chính đáng của họ về tình yêu và hạnh phúc.
Với cách dùng từ hình ảnh ước lệ, đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. Đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả với ước mơ chính đáng của người phụ nữ cũng là lời tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa là biểu hiện của cảm hứng nhân văn cho toàn đoạn trích.
tham khảo
Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến ở nước ta cuối thế khỉ XVIII đi qua để lại những đau thương mất mát không gì bù đắp được. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả. Tác phẩm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đoạn trích dưới đây là một trong những đoạn tiêu biểu của bản ngâm khúc:
Khi phân tích 16 câu đầu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy người chinh phụ một mình trong căn phòng quạnh vắng với tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nỗi trống trải trong lòng thì đến 8 câu cuối, nỗi nhớ và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi bỗng trào dâng trong lòng và trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết. Mượn gió đông để gửi yêu thương cho chồng. Đó là ước muốn, là khát khao được biết tin tức về chồng mình:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”
Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, kết hợp với điển cố (non Yên) để diễn tả nỗi nhớ của nhân vật. “Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ. Gió đông là gió mùa xuân. Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió, nhờ gió đưa tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi, nguy hiểm, nơi non Yên nghìn trùng. Non Yên, một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía Bắc, nơi chiến trận đầy gian khổ. Nàng hỏi gió, nhờ gió nhưng ”có tiện” hay không? Nàng mong gió hãy mang nỗi nhớ của nàng nói với người chồng ngoài biên cương. Sự cô đơn trong lòng người chinh phụ ngày càng khắc khoải. Làm sao tới được non Yên, nơi người chồng đang “nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh”? Cùng với những từ ngữ trang trọng “gửi nghìn vàng", "xin” đã giúp người đọc thấy được không gian, nỗi nhớ được mở ra thật mênh mông, vô tận, khắc sâu nỗi cô đơn, hiu quạnh. Thế nhưng hiện thực thật phũ phàng, đau xót:
“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
Việc sử dụng từ láy "thăm thẳm" đã nói lên được nỗi nhớ da diết của người chinh phụ. Nỗi nhớ thương ấy đè nặng trong lòng, triền miên theo thời gian, “đằng đẵng” không thể nguôi ngoai. Nỗi nhớ ấy được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian “đường lên bằng trời”. Có thể nói, dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rất sâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ. Nỗi nhớ thương ấy, tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên của vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn - điệp ngữ. Cả một trời thương nhớ mênh mông. Nỗi buồn triền miên, dằng dặc vô tận.
Sau khi hỏi “gió đông” để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng, cuối cùng đọng lại trong nàng là nỗi đau, sự tủi thân:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
Ý của câu như muốn nói lên sự xa cách nghìn trùng, với biển trời rộng lớn, xa “thăm thẳm” không hiểu cho “nỗi nhớ chàng” của người vợ trẻ. Nỗi nhớ “đau đáu” trong lòng. Đau đáu nghĩa là áy náy, lo lắng, day dứt khôn nguôi. Có thể nói qua cặp từ láy: "đằng đẵng” và “đau đáu”, dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn, lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể, tinh tế, sống động. Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương. Ở hai câu cuối, nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh:
“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên. Niềm thương nỗi nhớ cứ kéo dài từ ngày này sang ngày nọ. Nhìn cành cây ướt đẫm sương đêm mà lòng nàng lạnh lẽo. Nghe tiếng trùng kêu rả rích thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà thêm nhói lòng, buồn nhớ. Âm thanh ấy, cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn, càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ, cô đơn biết bao thương nhớ, lo lắng, buồn rầu.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa, sự mòn héo của cảnh vật, tám câu thơ cuối đã diễn tả nỗi nhớ da diết, nhớ tới thầm đau của người chinh phụ. Nỗi đau được chuyển từ lòng người sang cảnh vật. Hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi tả lại càng xoáy mạnh vào nỗi đau trong lòng người chinh phụ. Qua đó người đọc cũng cảm nhận được một cách sâu sắc niềm thương cảm, thấu hiểu của tác giả đối với nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận.
Với thể thơ song thất lục bát, cách dùng từ, hình ảnh ước lệ, điệp từ điệp ngữ, nghệ thuật miêu tả nội tâm, đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở nàng khao khát được sống trong hạnh phúc, tình yêu lứa đôi. Đoạn trích còn thể hiện tấm lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc của tác giả với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ, cất lên tiếng kêu nhân đạo, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
Đoạn trích cũng như toàn tác phẩm "Chinh phụ ngâm" là tiếng kêu thương tâm của người phụ nữ nhớ chồng nơi chinh chiến. Trạng thái tình cảm của người chinh phụ một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận để biết bao chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Tác phẩm đã khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.
Hướng dẫn soạn bài " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Tần Côn
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII. Ngoài tác phẩm chính " Chinh phụ ngâm", ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.
2. Tác phẩm
Đặng Trần Côn là người hiếu học, tài ba. Đoàn Thị Điểm là nữ sĩ có tài thơ phú nổi tiếng từ nhỏ. Bà đã dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn một cách tài hoa. Tác phẩm có giá trị tố cáo chiến tranh, bênh vực quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Chinh phụ ngâm đánh dấu một đỉnh cao mới về ngôn ngữ văn học tiếng Việt.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nói lên tâm sự, nỗi lòng người chinh phụ trong cảnh lẻ loi, cô đơn khủng khiếp, đồng thời thể hiện khát vọng vô cùng mãnh liệt được sống trong tình yêu và hạnh phúc, một khát vọng khẩn thiết đến đau đớn. Ý nghĩa chống chiến tranh phong kiến phi nghĩa toát lên một cách khách quan từ bi kịch này. Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng vô cùng phong phú và tinh tế. Thể thơ song thất lục bát mà bản dịch sử dụng rất phù hợp với nhu cầu diễn tả nội tâm đau khổ, sầu muộn của con người. Lời than trực tiếp của nhân vật trữ tình với cách dùng ngôn ngữ, các biện pháp tu từ nhất là những từ láy và phép điệp ngữ liên hoàn đã tạo nên giọng điệu bi thiết của đoạn trích
II. Trả lời câu hỏi
1. Trong thơ ca trung đại, thủ pháp tả cảnh ngụ tình là một trong những thủ pháp nghệ thuật khá quen thuộc.
Ở trong đoạn trích này, tác giả cũng dùng các yếu tố ngoại cảnh cóa tương quan với tâm trạng để diễn tả những biến thái tinh vi trong tâm hồn của nhân vật. Trong những đêm cô đơn, buồn khổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.
Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc cháy rụi thành than hồn rực như hoa. Thời gian cứ thế trôi qua đau nhói còn nỗi tuyệt vọng kia cứ cháy ngày một tăng, Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét như chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người. Màn đêm sâu thẳm, âm u và tĩnh mịch còn được điểm thêm vào bởi những tiếng gà eo óc suốt năm canh. Tiếng gà là âm thanh duy nhất trong đêm nhưng nó ngay lập tức bị chìm đi trong cái tô tịch của đêm. Điểm thêm vào bức tranh sầu muộn ấy là bóng cây hòe thế nhưng nó cũng chỉ lại gợi ra thêm cảm giác hoang vắng và đáng sợ mà thôi. Cảnh vật quạnh hiu bởi lòng người đang sầu đau tê tái vì nỗi nhỡ mong và sự khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng. Âu đó cũng là cái quy luật tâm lí chung của con người mà Đặng Trần Côn đã viết :
" Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun"
2. Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ
- Người chinh phụ ngày ngày không lúc nào nguôi ngóng trông chông, rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo người chồng sắp trở về nhưng vẫn bặt tin.
- Đêm đêm, nàng lại thức cùng ngọn đèn leo lét với màn đêm hoang vắng và cô tịch trong sự đợi mong đến tiều tụy
- Vì quá buồn đau, người chinh phụ cũng chẳng thiết tha gì với bản thân
3. Người chinh phụ buồn đau, thất vọng vì :
- Lo lắng cho sự an nguy của người chồng nơi chiến trận
- Tuổi trẻ qua đi vội vã ( hạnh phúc và tình yêu cũng sẽ mất theo - khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi)
- Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh và mờ nhạt
4. Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?
Đoạn trích diễn tả nỗi đau khổ tột đỉnh của người chinh phụ, đau khổ ở mọi nơi, mọi lúc, đau khổ trải ra trong không gian và dằng dặc theo thời gian. Nàng nhìn đâu cũng chỉ thấy tình cảnh lẻ loi của bản thân mình. Nỗi lạnh lẽo, buốt giá từ cõi lòng người chinh phụ đã trùm lên ngoại cảnh, len lỏi vào các sự vật,... khiến nàng thốt lên những lời sầu tủi bi thiết.
Nguyên nhân dẫn tới nỗi đau khổ của người chinh phụ thật dễ hiểu. Chồng nàng đi chinh chiến nơi chiến địa sa trường đã mấy mùa xuân bặt vô âm tín. Người chinh phụ đã phải chờ đợi,... chờ đợi,... và chờ đợi đến héo mòn tuổi xuân, tưởng có lúc tuyệt vọng hoàn toàn. Người chinh phụ càng khát khao đoàn tụ, khát khao cuộc sống vợ chồng bao nhiêu lại càng rơi vào tình cảnh tuyệt vọng bấy nhiêu. Đó là bi kịch khiến người chinh phụ đau khổ, bất hạnh.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nỗi đau khổ của người chinh phụ chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà vì nó vợ chồng nàng phải xa nhau, chồng nàng có nguy cơ bỏ mình nơi chiến địa. Chiến tranh phong kiến phi nghĩa "dãi thây trăm họ làm công một người" đã làm cho bao gia đình tan nát, bao tổ ấm trở nên lạnh lẽo. Bi kịch của người chinh phụ, vì thế là bi kịch có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa một cách mạnh mẽ và sâu sắc đồng thời qua đó cũng toát lên tiếng nói nhân đạo lớn lao của tác phẩm.
5. Đọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh (chị) biết).
Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc ta. Bản thân cách cấu tạo câu thơ và vần luật của nó cũng đã tạo nên một thứ nhạc điệu lên bổng xuống trầm một cách linh hoạt, có khả năng diễn tả tài tình những cung bậc khác nhau của tâm trạng con người. Phan Huy Chú cũng đã dịch Tì bà hành của Bạch cư Dị sang thể thơ này, Nguyễn Du dùng thể thơ này để khóc cho "thập loại chúng sinh” trong Văn chiêu hồn,...
Chinh phụ ngâm là khúc ngâm dài diễn tả mọi cung bậc của nỗi buồn triền miên ở người chinh phụ. Nguyên tác của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán, theo thể đoản trường cú (câu ngắn, câu dài xen nhau). Người dịch giả tài hoa - Đoàn Thị Điểm - với một nỗi cảm thông kì lạ với nỗi lòng người chinh phụ đã dịch tác phẩm của Đặng Trần Côn sang bản chữ Nôm với thể thơ song thất lục bát thật vô cùng đắc địa. Có thể nói, chính nội dung tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình và sự đồng cảm cao độ của người nghệ sĩ đã bắt gặp thể thơ song thất lục bát như một định mệnh để rồi tất cả tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà khó có thể thơ nào có thể diễn tả được như thể.
Nếu khúc ngâm được viết bằng thể thơ khác thì chắc chắn hiệu quả biểu đạt sẽ không bằng thể song thất lục bát. Gần hơn cả với thể thơ này là thể thơ lục bát. Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ này vì đó là một tiểu thuyết bằng thơ. Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm có tính "độc diễn" tâm trạng. Nếu sử dụng thể thơ lục bát sẽ không tránh khỏi giọng đều đều bằng phẳng. Thể song thất lục bát đã khắc phục được điều đó.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngoài nhạc điệu vốn có của thể thơ song thất lục bát, giọng sầu thương bi thiết còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi; các từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũng góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy. Điều quan trọng là tâm trạng buồn đau tê tái của người chinh phụ và sự đồng cảm đến tận cùng của tác giả đã cộng hưởng cùng với thể thơ và các thủ pháp nghệ thuật tạo nên giọng điệu riêng của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng vì xét đến cùng thì giọng điệu thơ chính là giọng điệu của tâm hồn
Viết khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Trong xã hội phong kiến ngày xưa có rất nhiều các tác phẩm nói về nỗi khổ tâm của người phụ nữ có chồng phải rời xa gia đình đi chiến trận. Thậm chí có những khi đó là những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nỗi khổ của họ là những nỗi đau đớn, dằn vặt mà không thể nói ra được thành lời, chỉ có thể giữ tâm trạng cô đơn ấy trong lòng. Và trong các tác phẩm văn học của thế kỉ XVIII nói riêng, phong kiến nói chung, chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm “ Chinh phụ ngâm khúc” của tác giả Đặng Trần Côn cùng nghệ thuật diễn Nôm xuất sắc của Đoàn Thị Điểm.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng báo tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Mở đầu là bốn câu thơ song thất lục bát làm cho người đọc phải suy ngẫm, như thoang thoảng đâu đây nét buồn mang mác, như nỗi lòng lo âu, sầu muộn của người phụ nữ ngày ngày trông ngóng tin chồng nơi chiến trận. Mới ngày nào vợ chồng còn sánh bước bên nhau, yêu thương sâu đậm mà nay trong căn phòng, ngoài hiên nhà chỉ còn bóng dáng lẻ loi của người vợ bên trong bức rèm nhìn ra xa xăm. Nàng ngày ngày ngóng trông tin người chồng nơi xa, trông chờ tiếng kêu của những con chim thước từ nơi chiến trường bay về, mang người chồng của nàng bình an nơi chiến trận. Ấy vậy mà nàng trông mãi mà không thấy tin lành từ phương xa. Đêm đêm, nàng vẫn một mình bên ngọn đèn, thế nhưng, đèn dẫu sao vẫn còn ngọn lửa tỏa ánh sáng ấm áp, còn nàng, lòng của nàng lại lạnh lẽo, mỏi mòn chờ người thương. Liệu ánh đèn ấm áp kia có hiểu:
Cảm nhận về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Tham khảo
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích từ tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Tác phẩm đã cho thấy nỗi cô đơn khắc khoải của người chinh phụ có chồng ra chiến trận. Nỗi cô đơn ấy càng đậm nét hơn khi nàng vừa tiễn chồng đi còn mình trở về nơi buông the cô đơn lạnh lẽo. Tất cả những cung bậc cảm xúc đó đã được khắc họa trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Văn bản được trích từ câu 193 đến câu 216 của bản diễn Nôm. Sau buổi đưa tiễn chồng, người chinh phụ trở về, tưởng tượng nơi chiến trường đầy chết chóc mà lòng xót xa, lo lắng cho chồng và thương cảm cho hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi của mình. Tâm sự của nàng diễn biến qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đã được tác giả tinh tế nắm bắt trọn vẹn.
Tám dòng thơ đầu cho thấy tâm trạng bồn chồn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi, đơn chiếc :
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Không gian hết sức cô quạnh, vắng vẻ chỉ có bước chân người chinh phụ thầm gieo trên hiên vắng. Tâm trạng nàng hết sức bồn chồn, lo lắng, nàng đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại ngong ngóng tin chồng trở về, nhưng người chồng vẫn ra đi bặt vô âm tín. Hành động treo rèm lại rồi lại kéo rèm xuống là hành động diễn ra trong vô thức, nàng làm mà không hề hay biết, điều đó càng khắc họa rõ nét hơn nỗi thất vọng tràn trề của nàng. Dù ở ngoài hiên hay trong rèm nàng vẫn cô đơn, lẻ loi hết sức. Nàng mong ngóng tiếng con chim thước báo tin nhưng chim thước cũng im ắng. Đêm khuya chỉ có một mình, nàng càng khao khát sự sẻ chia hơn bao giờ hết, nhưng ngọn đèn vô tri, vô cảm không thể an ủi, chia sẻ với nàng: Đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Hình ảnh Hoa đèn kia với bóng người khá thương càng đậm tô hơn nữa sự cô đơn, tội nghiệp của người chinh phụ.
Từ nỗi khát khao đồng cảm chuyển sang sự chờ đợi dài đằng đẵng: Gà eo óc gáy sương năm trống/ Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên/ Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Tiếng gà eo óc thê lương, càng vang vọng hơn trong không gian đêm khuya tĩnh mịch vắng vẻ. Tiếng gà ấy vừa là sự chảy trôi chậm chạp của thời gian vừa là sự giày vò trong lòng người chinh phụ, nghe tiếng gà, lòng lại càng thổn thức chờ mong hơn gấp bội. Nhìn ra ngoài đêm tối mịt mùng, bóng hòe phất phơ cứ đều đặn lay động qua trước mắt, càng khiến cho thời gian chậm chạp, nặng nề trôi hơn. Thời gian tâm lý được nhân lên gấp bội Khắc giờ đằng đẵng như niên và mối sầu trong lòng người lẻ loi, cô đơn trải ra một không gian vô tận tựa miền biển xa. Trong bốn câu thơ tác giả đã sử dụng thành công bốn từ láy vừa gợi âm thanh vừa gợi nên sự giày vò trong tâm trạng (éo óc) vừa diễn tả sự hoang vắng (phất phơ), từ lại gợi nên không gian thời gian vô tận (đằng đẵng, dằng dặc), qua đó đã diễn tả được nỗi cô đơn, sầu muộn trong vô vọng của người chinh phụ.
Khổ thơ thứ tư diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để trốn khỏi sự bủa vây của nỗi cô đơn, nhưng càng cố trốn tránh nỗi cô đơn lại càng ôm chặt lấy nàng. Nàng lấy gương soi trang điểm để quên nhưng nhìn thấy mặt mình nàng lại không cầm nổi nước mắt lệ lại châu chan. Nàng đốt hương mong lấy lại sự thư thái trong tâm hồn nhưng hồn đà mê mải, nỗi cô đơn sầu muộn lại càng đậm sâu hơn. Và đau đớn nhất là khoảnh khắc: Sắt cầm gượng gảy ngón đàn/ Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng, đàn cầm và đàn sắt khi hòa âm với nhau thường được ví với sự sum vầy, hòa hợp yên ấm của hai vợ chồng. Dây uyên biểu tượng cho lựa đôi gắn bó, tất các sự vật đều có đôi có lứa, chỉ riêng mình nàng là cô đơn lẻ bóng. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ gượng diễn tả sự trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ của chính mình. Dây đàn đứt và chúng đều là dấu hiệu của điềm xấu trong tình yêu, bởi vậy, nỗi kinh sợ của người chinh phụ khi gượng gảy đàn trở thành một nỗi ám ảnh về sự cô đơn lẻ loi trọn kiếp của người cô phụ.
Khổ thơ cuối cùng diễn tả nỗi khao khát gửi gắm tình cảm thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến nơi chiến trường xa xôi. Nàng gửi tình cảm qua ngọn gió đông (gió xuân) nhưng gió đông yếu ớt không đủ sức mang nỗi nhớ thương nghìn vàng của nàng đến nơi Non Yên xa thẳm. Người chinh phụ lại phải đối mặt với thực tế và thấm thía bi kịch cá nhân: Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu/ Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong/ Cảnh buồn người thiết tha lòng/ Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. Nỗi niềm chìm vào cô đơn, chìm vào không gian lạnh lẽo, quạnh vắng, cảnh vật ảm đạm thê lương như đang bủa vây lấy người chinh phụ. Nàng đang đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.
Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn từ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu tượng, đoạn trích đã diễn tả thật tinh tế và chính xác những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ, đó là nỗi cô đơn, lẻ loi vô cùng. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc cá nhân đồng lời là lời tố cáo, lên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại hạnh phúc của con người.
Tham khảo:
Đặng Trần Côn là nhà văn tài năng với nhiều tác phẩm để đời. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thơ Chinh phụ ngâm đã khắc họa rõ nét sự cô đơn, lẻ loi của người thiếu phụ khi tiễn chồng ra chiến trận nhưng không hẹn ngày về. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua cảnh người chinh phụ đơn độc, lẻ bóng nơi phòng the với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
8 câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra chiến trận thì tâm trạng lúc nào mong ngóng, bồn chồn, cảnh vật xung quanh cũng trở nên cô quạnh và lạnh lẽo:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thừa rủ thác đòi phen
Không gian hiu quạnh chỉ có người chinh phụ đơn độc trước hiên nhà, nàng chẳng thiết tha làm gì, chỉ còn biết gieo từng bước chân nặng nhọc với tâm trạng lo lắng, nỗi chán chường, cô đơn khi không có chồng bên cạnh. Nàng dường như chỉ còn biết làm mọi việc theo thói quen khi “rủ thác đòi phen” một cách vô định, còn tâm trí thì chỉ nghĩ đến chồng ở phương xa.
Tác giả đã khắc họa hình ảnh người thiếu phụ đơn độc trong căn nhà trống, thiếu vắng sự yêu thương, lòng thì lúc nào cũng lo sợ, mong ngóng ngày người thương trở về. Ngày ngày nàng chỉ biết mong tin lành từ chim thước nhưng đợi mãi cũng chẳng thấy chim báo tin. Đêm về nàng lại lẻ bóng giữa không gian bao la, tịch mịch, không tiếng nói, không ai tâm tình, tâm tư đơn độc, lẻ loi.
Nàng chỉ còn biết tâm sự với chính bản thân mình “đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. Cùng với hình ảnh hoa đèn như càng tô đậm thêm nỗi cô đơn, khao khát hạnh phúc đang tràn ngập và đè nặng nỗi lòng của người chinh phụ.
Tác giả đã khéo léo sử dụng những từ ngữ đối lập nhau như “ rủ- thác”, “ngoài- trong” để nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại những hành động của người chinh phụ một cách nhàm chán, chỉ làm qua loa như một thói quen hằng ngày chứ không hề có hứng thú.
Bên cạnh đó là những từ ngữ miêu tả đặc sắc tâm trạng nặng nề của người chinh phụ như: Bi thiết, buồn rầu, khá thương,...gợi lên nỗi buồn vời vợi, sự chung thủy và khao khát tình yêu nhưng bị chiến tranh ngăn cách đang trỗi dậy trong lòng nàng.
8 câu thơ tiếp theo gợi lên sự chờ đợi đến mỏi mòn của người chinh phụ ngày qua ngày với hy vọng chồng trở về bình an:
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Người chinh phụ từ tâm trạng bồn chồn, muộn phiền chuyển thành sự chờ đợi dằng dẵng từng ngày. Đối với nàng “Khắc giờ đằng đẵng như niên”, sự mong ngóng từng giây trôi qua dài như một năm, chờ từng ngày, từng đêm ăn ngủ không yên, cảnh vật xung quanh đối với nàng cũng trở nên buồn rười rượi khi “gà eo óc gáy”, “hòe phất phơ rủ” chẳng có lấy một chút động lực, chẳng thể có lấy một ngày vui.
Nàng luôn chờ đợi một ngày sum họp, tình yêu hạnh phúc sẽ trở về nhưng chờ mãi đến mức trong lòng cũng dâng lên “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”, nỗi lòng không ai thấu, nỗi niềm không người kề bên, sẻ chia, tình yêu không trọn vẹn.
Từng từ ngữ vừa diễn tả âm thanh vừa diễn tả cảnh vật một cách lẻ loi, heo hút của Đặng Trần Côn đã khiến không gian trở nên buồn bã hơn, tô đậm sự đơn côi, cô quạnh thăm thẳm từ sâu trong lòng của người chinh phụ.
Nàng cố tìm một chút động lực để an ủi bản thân bằng cách làm những việc khác, nhưng dường như sự cô đơn vẫn bủa vây chặt lấy nàng. Tác giả đã sử dụng từ “gượng” để diễn tả cho sự gượng gạo, miễn cưỡng của người chinh phụ. Nàng muốn lạc quan nhưng không thể vui nỗi, nàng muốn phấn chấn hơn để tô điểm cho bản thân cũng không thể làm nỗi. Người thiếu phụ ấy buồn phiền đến mức “hương gượng đốt”, “gương gượng soi”, “gượng gảy ngón đàn”.
Bởi có lẽ nàng nghĩ “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”, soi gương trang điểm mà không ai xem, gảy đàn mà không ai thưởng thức, chỉ có đơn độc mình nàng thì có làm những việc này cũng vô nghĩa.
Thamkhao
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích từ tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Tác phẩm đã cho thấy nỗi cô đơn khắc khoải của người chinh phụ có chồng ra chiến trận. Nỗi cô đơn ấy càng đậm nét hơn khi nàng vừa tiễn chồng đi còn mình trở về nơi buông the cô đơn lạnh lẽo. Tất cả những cung bậc cảm xúc đó đã được khắc họa trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Văn bản được trích từ câu 193 đến cau 216 của bản diễn Nôm. Sau buổi đưa tiễn chồng, người chinh phụ trở về, tưởng tượng nơi chiến trường đầy chết chóc mà lòng xót xa, lo lắng cho chồng và thương cảm cho hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi của mình. Tâm sự của nàng diễn biến qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đã được tác giả tinh tế nắm bắt trọn vẹn.
Tám dòng thơ đầu cho thấy tâm trạng bồn chồn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi, đơn chiếc :
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thừa rủ thác đòi phen
Không gian hết sức cô quạnh, vắng vẻ chỉ có bước chân người chinh phụ thầm gieo trên hiên vắng. Tâm trạng nàng hết sức bồn chồn, lo lắng, nàng đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại ngong ngóng tin chồng trở về, nhưng người chồng vẫn ra đi bặt vô âm tín. Hành động treo rèm lại rồi lại kéo rèm xuống là hạnh động diễn ra trong vô thức, nàng làm mà không hề hay biết, điều đó càng khắc họa rõ nét hơn nỗi thất vọng tràn trề của nàng. Dù ở ngoài hiên hay trong rèm nàng vẫn cô đơn, lẻ loi hết sức. Nàng mong ngóng tiếng con chim thước báo tin nhưng chim thước cũng im ắng. Đêm khuya chỉ có một mình, nàng càng khao khát sự sẻ chia hơn bao giờ hết, nhưng ngọn đèn vô tri, vô cảm không thể an ủi, chia sẻ với nàng: Đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Hình ảnh Hoa đèn kia với bòng người khá thương càng đậm tô hơn nữa sự cô đơn, tội nghiệp của người chinh phụ.
Từ nỗi khát khao đồng cảm chuyển sang sự chờ đợi dài đằng đẵng: Gà eo óc gáy sương năm trống/ Hèo phất phơ rủ bóng bốn bên/ Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Tiếng gà eo óc thê lương, càng vang vọng hơn trong không gian đêm khuya tĩnh mịch vắng vẻ. Tiếng gà ấy vừa là sự chảy trôi chậm chạp của thời gian vừa là sự giày vò trong lòng người chinh phụ, nghe tiếng gà, lòng lại càng thổn thức chờ mong hơn gấp bội. Nhìn ra ngoài đêm tối mịt mùng, bóng hòe phất phơ cứ đều đặn lay động qua trước mắt, càng khiến cho thời gian chậm chạp, nặng nề trôi hơn. Thời gian tâm lí được nhân lên gấp bội Khắc giờ đằng đẵng như niên và mối sầu trong lòng người lẻ loi, cô đơn trải ra một không gian vô tận tựa miền biển xa. Trong bốn câu thơ tác giả đã sử dụng thành công bốn từ láy vừa gợi âm thanh vừa gợi nên sự giày vò trong tâm trạng (éo óc) vừa diễn tả sự hoang vắng (phất phơ), từ lại gợi nên không gian thời gian vô tận (đằng đẵng, dằng dặc), qua đó đã diễn tả được nỗi cô đơn, sầu muộn trong vô vọng của người chinh phụ.
Khổ thơ thứ tư diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để trốn khỏi sự bủa vây của nỗi cô đơn, nhưng càng cố trốn tránh nỗi cô đơn lại càng ôm chặt lấy nàng. Nàng lấy gương soi trang điểm để quên nhưng nhìn thấy mặt mình nàng lại không cầm nổi nước mắt lệ lại châu chan. Nàng đốt hương mong lấy lại sự thư thái trong tâm hồn nhưng hồn đà mê mải, nỗi cô đơn sầu muộn lại càng đậm sâu hơn. Và đau đớn nhất là khoảnh khắc: Sắt cầm gượng gảy ngón đàn/ Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng, đàn cầm và đàn sắt khi hòa âm với nhau thường được ví với sự sum vầy, hòa hợp yên ấm của hai vợ chồng. Dây uyên biểu tượng cho lựa đôi gắn bó, tất các sự vật đều có đôi có lứa, chỉ riêng mình nàng là cô đơn lẻ bóng. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ gượng diễn tả sự trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ của chính mình. Dây đàn đứt và chùng đều là dấu hiệu của điềm xấu trong tình yêu, bởi vậy, nỗi kinh sợ của người chinh phụ khi gượng gảy đàn trở thành một nỗi ám ảnh về sự cô đơn lẻ loi trọn kiếp của người cô phụ.
Khổ thơ cuối cùng diễn tả nỗi khao khát gửi gắm tình cảm thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến nơi chiến trường xa xôi. Nàng gửi tình cảm qua ngọn gió đông (gió xuân) nhưng gió đông yếu ớt không đủ sức mang nỗi nhơ thương nghìn vàng của nàng đến nơi Non Yên xa thẳm. Người chinh phụ lại phải đối mặt với thực tế và thấm thía bi kịch cá nhân: Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu/ Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong/ Cảnh buồn người thiết tha lòng/ Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. Nỗi niềm chìm vào cô đơn, chìm vào không gian lạnh lẽo, quạnh vắng, cảnh vật ảm đảm thê lương như đang bủa vây lấy người chinh phụ. Nàng đang đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.
Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn từ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu tượng, đoạn trích đã diễn tả thật tinh tế và chính xác những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ, đó là nỗi cô đơn, lẻ loi vô cùng. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc cá nhân đồng lời là lời tố cáo, lên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại hạnh phúc của con người.