Chi tiết nào đánh dấu sự thức tỉnh của Bọ Dừa trong truyện Giọt sương đêm?
Sau khi đọc văn bản Giọt Sương Đêm em hãy trả lời câu hỏi sau :
Câu 1: Cuộc sống của nhân vật Bọ Dừa được tác giả giới thiệu như thế nào? Những chi tiết ấy tạo cho em ấn tượng ban đầu như thế nào về Bọ Dừa?
Câu 2 :Trong đêm ngủ dưới vòm trúc, Bọ Dừa đã nghe được những thanh âm gì? ,Những thanh âm đó gợi ra điều gì?
Câu 3 :Điều gì khiến Bọ Dừa rùng mình, tỉnh giấc?
Giúp mình vs ạ
2.
- Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.
3.trong đêm thănh vắng, ông nghe rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay vì mải làm ăn mà lãng quên.
phẩm chất của bọ dừa trong chuyện "GIỌT SƯƠNG ĐÊM"là
Trình bày sự giống nhau và khác nhau của nhân vật dế mèn trong đoạn trích bài học đường đời đầu tiên? Và bọ dừa trong tác phẩm giọt sương đêm?
Tham Khảo
+ Giống nhau: các nhân vật đều có những trải nghiệm từ cuộc sống và qua các trải nghiệm đó, mỗi nhân vật đều rút ra được cho bản thân những bài học quý giá.
+ Khác nhau:
– Bài học đường đời đầu tiên: nhân vật đã trải qua vấp ngã, sai lầm khiến bản thân phải ân hận. Từ đó rút ra được bài học cho chính mình.
– Giọt sương đêm: nhân vật đã trải qua một đêm thức trắng và sực tỉnh, nhận ra điều mình lãng quên từ lâu.
em hãy tả về bọ dừa trong văn bản giọt sương đêm. em cảm ơn!
1.Liệt kê các chuỗi sự việc chính của truyện 'Giọt sương đêm'
2.Đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản 'Giọt sương đêm' như thế nào?
- Chuỗi sự việc chính của "Giọt sương đêm" là:
+ Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.
+ Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.
+ Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ khiến Bọ Dừa tỉnh ngủ.
+ Sáng hôm sau, Bọ Dừa kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình.
+ Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.
+ Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.
Đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản:
- "Giọt sương đêm" là truyện hướng tới đối tượng là thiếu nhi.
- Những loài động vật được nhân cách hóa mang suy nghĩ của con người vừa mang những nét đặc trưng của loài vật.
- Qua câu chuyện phản ánh đặc điểm con người và đưa ra thông điệp quý giá.
Tại sao trong đêm sương, Bọ Dừa lại quyết định về quê?
Vì đêm sương đó nhắc Bọ Dừa nhớ về bạn bè
Vì đêm sương đó nhắc Bọ Dừa nhớ về quê hương
Vì đêm sương đó nhắc Bọ Dừa nhớ về nghề nghiệp
Vì đêm sương đó nhắc Bọ Dừa nhớ về đồng trúc ở quê hương
miêu tả ngoại hình, sở thích , hoàn cảnh , nghề nghiệp của nhân vật bọ dừa trong bài giọt sương đêm
làm nahnh giúp em ạ
- Ngoại hình: Béo, râu ngắn mang đặc trưng ngoại hình loài bọ dừa.
- Hoàn cảnh: sống xa quê nhà, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn
- Nghề nghiệp: Nghề buôn
Đây là câu trả lời của em:
Ngoại hình:Béo,râu ngắn(râu khách)
Hoàn cảnh:Bị ám ảnh vì bị mấy lần bọn trẻ bắt cóc làm đồ chơi,phải đi nghỉ trọ(dưới vòm trúc)
Nghề nghiệp:Nghề buôn
Cho biết thành phần phụ chú trong mỗi trường hợp sau bổ sung thông tin gì:
a. Đêm ấy ông khách – đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
b. Và bởi vậy, truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc — vượt ra khỏi giới hạn không gian và thời gian.
(Theo Minh Khuê, Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
c. Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt – gọt thuỷ tiên.
(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thuỷ tiên)
d. Giữa dây buộc một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu (gọi là tâm điểm) để xác định đội thắng.
(Trần Thị Ly, Kéo co)
em hãy kể về nhân vật bọ dừa trong văn bản giọt sương đêm(chỉ kể về nhân vật thôi ạ!) giải nhanh giúp em, em cảm ơn!
tk:
Nhân vật Bọ Dừa trong văn bản Giọt sương đêm của nhà văn Trần Đức Tiến là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Bọ Dừa được xây dựng trong truyện là một vị khách tình cờ đến xóm trọ để qua đêm sau rất nhiều ngày tháng bôn ba. Bọ Dừa là người từng trải, vị khách đã từng đi qua những ngày tháng mưu sinh, từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Vị khách đã quen ngủ dưới vòm trúc giống như việc quen thuộc với cuộc sống bôn ba. Và đêm khuya tình cờ, từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Có thể nói, từ nhân vật Bọ Dừa, bạn đọc ngẫm ra được nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương. Nhờ giọt sương tình cờ mà nhân vật đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về lòng biết ơn đối với nguồn cội. Có thể nói, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Bọ Dừa và các tình tiết một cách nhẹ nhàng nhưng thấm thía và để lại cho câu chuyện nhiều dư âm.