người viết dẫn chứng câu chuyện bài toán cổ nhằm mục đích gì(Bài toán dân số)
Câu chuyện về bài toán cổ và vấn đề về gia tăng dân số mà tác giả thái an nêu ra trong văn bản bài toán dân số gợi cho em suy nghĩ gì
viết thành bài văn nhé,cảm ơn mn
Câu chuyện về bài toán cổ và vấn đề về gia tăng dân số mà tác giả Thái An nêu ra Trong văn bản bài toán dân số gợi cho em suy nghĩ gì
Từ xưa đến nay, dân số vẫn luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của mọi người và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Văn bản "Bài toán dân số" của Thái An đã phân tích, bàn luận tương đối sâu sắc về vấn đề nóng bỏng, cấp thiết ấy của toàn xã hội.
Ngay trong phần mở đầu, tác giả Thái An đã nêu lên vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình một cách độc đáo và hấp dẫn. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc đến vấn đề dân số thông qua câu chuyện dân số từ thời cổ đại, để rồi từ đó, tác giả nêu lên quan điểm của mình về vấn đề dân số trong thời điểm hiện tại. Thoạt đầu, tác giả không tin vào điều đó bởi lẽ, với tác giả "vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới chỉ được đặt ra vài chục năm gần đây". Nhưng rồi về sau tác giả đã "sáng mắt ra", thừa nhận điều đó là sự thật. Với cách mở đầu tự nhiên, giản dị, chân thực, tác giả đã đưa đến cho người đọc vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, tác giả muốn bạn đọc cũng "sáng mắt ra" như mình.
Thêm vào đó, tác giả còn đi sâu làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình từ bài toán cổ đại cho đến thời điểm hiện tại. Trước hết, tác giả nêu lên bài toán cổ, đó là bài toán về việc kén rể của nhà thông thái. Đó là việc xếp thóc vào 64 ô theo cấp số nhân, đó là công việc không khó nhưng khó ai có thể thực hiện được vì không ai có thể có đủ số thóc ấy để xếp và các ô. Từ câu chuyện đó, tác giả muốn so sánh nó với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, đó là sự gia tăng rất nhanh với một con số khổng lồ. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số hiện nay với các số liệu cụ thể, chính xác. Đó là những con số về tốc độ gia tăng dân số.
Tác giả dẫn ra giả thiết, nếu khi khai thiên lập địa, dân số trên thế giới chỉ có A-đam và Ê-va thì đến năm 1995, dân số trên thế giới đã đạt mức là 6.53 tỉ người. Đó là một tốc độ gia tăng dân số chóng mặt. Tác giả còn đưa ra những con số sinh động về tỉ lệ sinh con của người phụ nữ như "một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; ...Với những con số cụ thể ấy, tác giả một lần nữa muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng tốc độ gia tăng dân số trên thế giới đang rất nhanh và đó là một con số cực khủng, như số thóc trên bàn cờ trong bài toán cổ mà tác giả đã dẫn ra. Đồng thời, qua những con số ấy, tác giả còn muốn giải thích với người đọc rằng tốc độ gia tăng dân số gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với tỉ lệ sinh con tự nhiên ở người phụ nữ.
Trên cơ sở nêu lên các dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số thế giới, trong phần cuối cùng của văn bản, tác giả Thái An đã đưa ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người để giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số: "Đừng để cho mỗi con người trên Trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt". Lời cảnh báo, lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc của tác giả mong mọi người chung tay góp phần giảm tốc độ gia tăng dân số, thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình.
Tóm lại, văn bản "Bài toán dân số" của Thái An với việc sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác cùng cách lập luận chặt chẽ, sắc bén đã đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về sự gia tăng dân số hiện nay. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình những giải pháp và trách nhiệm để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.
Tác giả dẫn câu chuyện gì để đề cập đến bài toán dân số?
A. Câu chuyện về cấp số nhân của số thóc trên bàn cờ.
B. Câu chuyện không một người nào có đủ thóc để lấy được cô con gái nhà thông thái
C. Câu chuyện nhà thông thái tìm người chồng giỏi chơi cờ cho con gái
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12. Người Việt cổ xăm mình nhằm mục đích gì?
tham khảo
Theo một số tài liệu xưa ghi lại, người Việt cổ xăm mình nhằm mục đích chống thủy quái. Theo lệnh vua Hùng, người dân lấy màu xăm hình thủy quái vào người, từ đó không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có từ đó.
38. Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" những làn gió được sinh ra với ý nghĩa gì?
39. Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" người thầy sinh ra nhằm mục đích gì?
40. Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" món quà chỉ có mẹ mang đến được cho con đó là gì?
41. Trong văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" món quà bà mang đến được cho cháu đó là gì? Văn bản "Chuyện cổ tích về loại người" được viết theo thể thơ nào?
42. Trong bài thơ “Mây và sóng”, ta như được nghe một câu chuyện, theo em ai là người đang kể câu chuyện này?
39. mình nghĩ là thầy giáo sinh ra nhằm mục đích dạy dỗ chúng ta nên người,dạy những bài học hay, giúp ta học tập tốt.
40. đó là tình yêu thương, sự chăm sóc của mẹ đối với con
41. bà mang đến món quà: kể cho những câu chuyện cổ tích hay, viết theo thể thơ 5 chữ
42. người kể chuyện là em bé trong câu chuyện
Đó là ý kiến riêng của mình(thực chất mình cũng ngu văn lắm)
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích:
+ Thể hiện sự căm phẫn, giận dữ trước cảnh giặc xâm lược ngang nhiên cướp bóc dân ta.
+ Mục đích thứ hai: Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.
- Hành động nói: trình bày (câu trần thuật) – Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
- Hành động nói: Trình bày, đe dọa, yêu cầu – Nay ta chọn binh pháp…tức là nghịch thù"
Đọc văn bản Chống nạn thất học (tr.7-8 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm. (Chú ý: Nhan đề cũng là một bộ phận của bài.)
b) Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy. (Gợi ý: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không?)
c) Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích gì?
Tác giả viết bài nhằm mục đích chỉ ra ý nghĩa của sự tha thứ.
Em đã được giới thiệu về hệ quản trị CSDL, đã thực hành tạo lập CSDL và khai thác thông tin trong CSDL cho một bài toán quản lí nhỏ. Hãy thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
1. Quản trị CSDL là gì và nhằm mục đích gì?
2. Em có muốn trở thành nhà quản trị CSDL hay không?
1) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) chính là một gói phần mềm được dùng để xác định, thao tác cũng như truy xuất và quản lý dữ liệu. Hệ quản trị thường sẽ thao tác với các dữ liệu của chính DBMS. Ví dụ như: định dạng dữ liệu, tên các file, cấu trúc của bản record và cả cấu trúc của file.
2) Nếu muốn trở thành một nhà quản trị cơ sở dữ liệu thì các em cần chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức sau:
- Cần hiểu rõ về cơ sở dữ liệu, cấu trúc, quy trình và phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu.
- Cần có kinh nghiệm trong thiết kế cơ sở dữ liệu, triển khai hệ thống, sao lưu và phục hồi dữ liệu, và bảo mật cơ sở dữ liệu.
- Cần có hiểu biết về hệ thống máy tính và mạng để có thể thiết lập và quản lý cơ sở dữ liệu trên nhiều máy tính và máy chủ.
- Cần nắm vững ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL, để có thể truy vấn và xử lý dữ liệu.
- Cần có kỹ năng quản lý dự án để có thể quản lý các dự án liên quan đến cơ sở dữ liệu và đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng thời gian và ngân sách.
Tóm lại, để trở thành một nhà quản trị cơ sở dữ liệu, các em cần có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để quản lý cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.