Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 12 2018 lúc 8:52

Sông Cửu Long là sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta, sông Hồng lớn thứ hai và lớn nhất miền Bắc.

Chọn: B.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 5 2018 lúc 15:53

Hệ thống lưu vực sông Hồng thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc nước ta, tiếp đến là sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả,...

Chọn: B.

BÙI THU YẾN NHƯ
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
12 tháng 4 2022 lúc 18:01

C

Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
12 tháng 4 2022 lúc 18:01

c

Minh Hồng
12 tháng 4 2022 lúc 18:01

C

Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết
Ma Đức Minh
23 tháng 4 2016 lúc 20:13

hệ thống sông là một mạng lưới sông trải dài, bao gồm nhiều sông nhỏ hợp thành, thường thì khoảng trên 10km thì gọi là hệ thống sông.Có hai nguồn cung cấp nước chính: nước mặt và nước ngầm.Sông Lô,sông Đà,sông Hồng.

Võ Xuân Lê Khôi
23 tháng 4 2016 lúc 20:10

-Sông chính cùng các sông phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

-Nước cung cấp cho sông gồm : nước mưa , nước ngầm, nước do băng tuyết tan ra.

-Ba con sông lớn ở miền Bắc là : sông Hồng, sông Đà, sông Lô.
 

Ngọc Hnue
1 tháng 5 2018 lúc 9:48

- Sông chính cùng các sông phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

- Nguồn cung cấp nước cho sông gồm : nước mưa , nước ngầm, nước do băng tuyết tan ra,...

- Ba con sông lớn ở miền Bắc là : sông Hồng, sông Lô, sông Đà

Chúc em học tốt!

Nguyễn Thị Vân
Xem chi tiết
Chuu
3 tháng 4 2022 lúc 20:50

B

☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
3 tháng 4 2022 lúc 20:50

B

Valt Aoi
3 tháng 4 2022 lúc 20:50

B

Amee
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 5 2021 lúc 14:32

Sông Hồng, Sông Cửu Long

Lê Huy Tường
5 tháng 5 2021 lúc 14:32

Các dòng sông có chiều dài chảy trong nước lớn nhất làSông Hồng dài 551 km (kể cả đoạn từ thượng nguồn về đến Việt Trì với tên gọi sông Thao); sông Đà dài 543 km; sông Thái Bình dài 411 km (kể cả dòng chính từ thượng nguồn đến Phả Lại – Chí Linh, Hải Dương với tên gọi sông Cầu); sông Sêrêpôk dài 371 km; sông Bé dài 

I. 10 con sông lớn nhất của nước ta quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ1. Sông Hồng

10 con sông lớn nhất của nước ta quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà, hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang. Đoạn từ chảy qua Phú Thọ gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Ở Lào Cai Sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145 km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu tốc chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.

Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s.

2. Sông Mã

10 con sông lớn nhất của nước ta quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ

Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km². Lưu lượng nước trung bình năm 121m³/s tại Xã Là và 341m³/s tại Cẩm Thuỷ . Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam. Sông Mã chảy theo vùng trũng giữa hai dãy núi Su Xung Chảo Chai và Pu Sam Sao. Các phụ lưu của sông Mã phần lớn bắt nguồn từ hai dãy núi này.

Sông Mã bắt đầu bằng hợp lưu các suối ở vùng biên giới Việt - Lào tại xã Mường Lói phía nam huyện Điện Biên (phía nam tỉnh Điện Biên) 21°0′49″B 103°7′38″Đ. Bản Pu Lau phía bắc xã Mường Lói nằm trên sống núi là đường phân thủy giữa Nậm Nứa chảy về tây bắc và thuộc hệ thống sông Mê Kông, với Nậm Ma chảy về đông bắc là đầu nguồn sông Mã, tên địa phương là suối Sẻ. Sông chảy sang địa bàn Điện Biên Đông, dọc đường tiếp nhận nước từ một số dòng suối ở Háng Lìa, Điện Biên Đông.

Sông trở lại Việt Nam ở cửa khẩu Tén Tằn, Mường Lát, Thanh Hóa. Từ đây, sông chảy qua Mường Lát, Quan Hóa, trong đó một đoạn nhỏ qua huyện Quan Hóa là ranh giới hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Hệ thống sông Mã có tổng chiều dài là 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km², trong đó có 17.520 km² nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Tổng lượng nước trung bình hàng năm của toàn bộ hệ thống sông là 19,52 tỉ m³.

3. Sông Lam (sông Cả)

10 con sông lớn nhất của nước ta quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ

Sông Lam (tên gọi khác: Ngàn Cả, Sông Cả, Nậm Khan, Thanh Long Giang) là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội.

Tổng cộng các chiều dài của sông theo Bách khoa toàn thư Việt Nam là khoảng 512 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Tuy nhiên có nguồn khác thì cho rằng dòng sông này có hai nguồn chính, nếu tính theo đầu nguồn từ Nậm Mơn (từ dãy Pu Lôi) thì Sông Lam dài 530 km, nếu tính đầu nguồn bắt đàu từ Nậm Mô (cao nguyên Trấn Ninh) thì chiều dài sông là 432 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. 

Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3%. Mật độ sông suối là 0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước. Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km². Lưu lượng trung bình mỗi năm tại Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm.

4. Sông Lô

Sông Lô là phụ lưu cấp 1 ở tả ngạn sông Hồng, chảy từ Trung Quốc sang các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ ở Việt Nam. Đoạn sông Lô chảy ở Việt Nam có chiều dài 274 km (các sách khác nhau ghi từ 264 km tới 277 km), là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy).

Đoạn dài 156 km từ ngã ba Việt Trì đến cảng Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, các loại tàu thuyền có tải trọng 100 đến 150 tấn vận tải có thể hoạt động được cả hai mùa. Đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến thành phố Hà Giang, các tàu thuyền có tải trọng nhỏ có thể tham gia vận tải được vào mùa mưa.

5. Sông Mê Kong

10 con sông lớn nhất của nước ta quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12 thế giới với 4.350km, còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới. Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông). Sông này xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. 

Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành hai nhánh: Bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220 - 250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái.

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên cho biết các nhà khoa học đang tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, ăn thịt ở sông Mê Kông - các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài hơn 1,80 mét. Ngoài ra sông Mê Kông còn có các loài cá chiên và cá lăng quý hiếm, chưa kể đến cá hô và cá chép khổng lồ, dịch vụ du lịch câu cá vì thế rất phát triển ở đây.

6. Sông Chảy

10 con sông lớn nhất của nước ta quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ

Sông Chảy là một con sông tại miền Bắc Việt Nam, bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.419 m) và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti (2402 m) trên khối núi thượng nguồn sông Chảy, phía tây bắc tỉnh Hà Giang, vượt qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái rồi chảy vào sông Lô ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ với chiều dài 319km.

Dòng chảy của sông rất phức tạp, lòng sông hẹp, sâu, sườn dốc và nhiều thác ghềnh. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, sông chảy theo hướng Đông - Tây qua các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần rồi qua huyện Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai. Trên đoạn này, khoảng 5km của sông Chảy là biên giới Việt - Trung giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Sông Chảy là một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dành cho những ai thích du lịch sinh thái. Vào mùa nước cạn chỗ sâu nhất của con sông chỉ khoảng 3m, bạn có thể ngôi thuyền sắt, ngược dòng tham quan thoả thích. Lác đác hai bên bờ sông là những căn nhà đơn sơ của người Mông, người Dao, người Dáy...Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể gặp những bè tre bập bềnh khai thác cát, xa xa là con đường lên Bắc Hà như vệt vôi trắng vắt vẻo trên sườn núi.

7. Sông Đồng Nai

10 con sông lớn nhất của nước ta quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ

Là con sông nội địa dài nhất Việt Nam. Sông Đồng Nai có khởi nguồn từ cao nguyên Langbiang (Lâm Đồng) có tổng chiều dài 586km. Với lưu lượng nước cực lớn, là nguồn thuỷ năng dồi dào cung cấp cho nhà máy thuỷ điện Đồng Nai. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km², nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ.

Dòng chính sông Đồng Nai ở thượng nguồn còn gọi là sông Đa Dâng. Sông xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đăk R'Lấp (Đắk Nông) và Bảo Lâm - Cát Tiên (Lâm Đồng), giữa Cát Tiên và Bù Đăng (Bình Phước) - Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ Tẻh.

Sau khi gặp sông Bé, sông Đồng Nai thành ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai (Vĩnh Cửu) ở tả ngạn - phía đông và Bình Dương (Tân Uyên) ở hữu ngạn - phía tây. Đến phường Uyên Hưng thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.

Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng Nai (Long Thành, Nhơn Trạch) và thành phố Hồ Chí Minh (quận 9, quận 2, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ), giữa Bà Rịa - Vũng Tàu (Phú Mỹ) và Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ). Dòng chính sông Đồng Nai ở hạ lưu, đoạn từ chỗ sông Sài Gòn hợp lưu đến chỗ phân lưu thành Soài Rạp và Lòng Tàu, thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình".

8. Sông Đà

10 con sông lớn nhất của nước ta quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ

Sông Đà còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Đoạn sông ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Dòng chính sông Đà vào Việt Nam ở Mù Cả, Mường Tè. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè chạy dọc theo biên giới gặp phụ lưu Tiểu Hắc ở Mù Cá, Mường Tè. Phụ lưu Tiểu Hắc vào Việt Nam ở xã Ka Lăng, Mường Tè, chảy dọc theo biên giới về phía tây và hợp lưu với dòng chính sông Đà ở Mù Cả.

Sông Đà có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy. Năm 2005, khởi công công trình thủy điện Sơn La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW. Đang xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu 1.200 M. Khởi công năm 2011, dự kiến hoàn thành tháng 12 năm 2016 ở thượng nguồn con sông này. Lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao.

9. Sông Hương

10 con sông lớn nhất của nước ta quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ

Sông Hương hay Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.

Sông Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.

Cùng với núi Ngự Bình, là sông Hương một thắng cảnh thiên nhiên ở Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế, Huế thường được gọi là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.

10. Sông Sêrêpôk

Sêrêpôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông. Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km.

Sông Serepôk dài 406 km và có nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như: thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H'linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh... là những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.

Hoàng Thái Nhành Mai
Xem chi tiết
Cihce
12 tháng 3 2023 lúc 21:35

a. Bác Hồ

b. Sông Hồng. 

Gia Bảo Nguyễn Lê
14 tháng 3 2023 lúc 12:59

a Bác Hồ là người tiếp bước cha ông xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

b Sông Hồng là sông lớn nhất miền Bắc nước ta.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 1 2020 lúc 3:51

Đáp án A

Ở miền Nam có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn chạy chủ yếu bằng dầu và khí. Ở miền Bắc các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất nhỏ hơn

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 4 2019 lúc 6:08

Đáp án A

Ở miền Nam có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn chạy chủ yếu bằng dầu và khí. Ở miền Bắc các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất nhỏ hơn