Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
BÙI BẢO KHÁNH
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
14 tháng 5 2021 lúc 9:43

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Việt Nam.Qua đó, tác giả đã thể hiện những khát vọng đẹp đẽ,trong sáng của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký là đoạn kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ.Tự cho mình là mạnh nhất thiên hạ. Chú tuổi còn trẻ nên còn ngông cuồng và có tính tự lập cao. Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất ân hận,hối lỗi và từ sự việc đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Khách vãng lai đã xóa

Dế mèn là một dân tổ láy chính hiệu .Có thân hình sáu muối. Hai cái râu là hai cái lông mũi

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Thanh Toàn
14 tháng 5 2021 lúc 9:39

đoạn văn của tui nè

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

vừa ngắn lại còn hay

thế này mà tôi đi thi thì con mười chắc chắn sẽ nằm gọn trong tay người khác rồi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Minh Châu
Xem chi tiết

     "Bài học đường đời đầu tiên" miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ: Đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt; đôi cánh dài đến tận chấm đuôi; đầu to, nổi từng tảng; hai cái răng đen nhánh; sợi râu dài, uốn cong. Bằng sự quan sát tinh tế, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, sử dụng hệ thống tính từ kết hợp so sánh, Dế Mèn hiện lên là một chàng dế thanh niên cường tráng, tự tin, yêu đời và rất đẹp. Vì Mèn chỉ là một chàng dế mới trưởng thành, chưa trải sự đời nên tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Trong một lần dại dột bày trò trêu chị Cốc, Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt- một anh bạn hàng xóm, để rồi về sau có hối cũng không kịp. Nhưng cũng từ lần đó mà Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

minh nguyet
15 tháng 2 2021 lúc 23:25

Tham khảo:

Câu 1:

 Đoạn trích " Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại cho người đọc những suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn. Trước hết Dế Mèn là chú dế có ngoại hình đẹp, một chàng Dế thanh niên cường tráng. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết " đôi càng tôi mẫm bóng", " Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt", " Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi".Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách,  thích bắt nạt những con vật nhỏ bé xung quanh. Đỉnh điểm đó là việc trêu đùa chị Cốc đã dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Lúc đầu thì huênh hoang trêu chị Cốc nhưng người nhận lấy hậu quả lại là người vô tội, Dế Choắt. Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn cũng biết hối hận, và rút ra bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.Qua nhân vạt Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài đã đem đến bài học đạo lý  vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía cho người đọc.

Câu 2:

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! 

39.Nguyễn Hà Trang
Xem chi tiết
Tryechun🥶
2 tháng 4 2022 lúc 8:02

bn đang thi :D?

Phạm Trang
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 1 2021 lúc 12:54

Em tham khảo :

Từ chớm hoa niên đến tuổi bạc đầu, nếu đã được đọc qua, dễ có mấy ai quên được nhân vật “Dế Mèn” trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Yêu thích nhân vật Dế Mèn vì mỗi người có thể soi rọi mình trong hình ảnh ấy: nỗi khát vọng ước mơ và hành động. Dù chỉ được nhân hóa, hình ảnh ấy cứ lồng lộng trong tâm trí người đọc bởi vẻ đẹp trong, ngoài riêng biệt rất thật tính người mà chỉ Dế Mèn mới có, qua bút pháp tuyệt vời của nhà văn Tô Hoài, bậc kỳ tài trong làng văn Việt Nam.Dế Mèn dù dưới hình thức loài vật, sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng đã được nhà văn sử dụng nguyên mẫu thực tế mà ta thường bắt gặp đó đây trong cuộc sống. Mọi người yêu Dế Mèn vì đây là anh chàng dế thanh niên, cường tráng, cả thân hình một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Không chỉ vậy, chàng còn có đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng cáp và nhọn hoắt. Tính ương bướng còn thể hiện bởi cái đầu to và nổi cứng từng tảng cùng cặp râu dài uốn cong, hùng dũng. Dế Mèn thật đẹp dáng so với các nhân vật khác trong truyện hay cùng loài như : Dế Choắt gầy gò, lêu nghêu, Dế Trũi mình dài thườn thượt, anh Dế Cả bệ vệ hay anh Dế Hai gầy khoeo, ốm yếu, ho hen cùng mẹ với Dế Mèn.Vì hoàn cảnh sống độc lập từ bé, theo tục lệ lâu đời của họ nhà Dế, Dế Mèn chỉ ở với mẹ được hai hôm đã phải ra riêng. Thiếu sự chăm bẵm dạy dỗ của gia đình, Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng, hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó, khinh thường Dế Choắt – từ chối không cho thông ngách nhà và còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thương của người bạn láng giềng. Ân hận đấy, nhưng nào sửa đổi được ngay. Dế Mèn trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xiến tóc đã “dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau “trọc trơn lông lốc”.Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.Nhưng thật sự, người đọc nhớ mãi đến “Dế Mèn” bởi sự phát triển về tính cách. Thuyết phục được độc giả, bởi sự thay đổi về tính cách hoàn thiện dần dần và cũng có khi lập lại cái tính nết nghịch ngợm, kiêu căng, hợm hĩnh, coi trời bằng vung để phải đôi lần ân hận không nguôi về cái chết của Dế Choắt và gây thương tật cho bọn dế khác trong những lần tỉ thí trên võ đài bạn trẻ. Nhưng rồi, chúng ta lại cười tán thưởng bởi cái tâm hồn thuần hậu, “giữa đường dẫu thấy bất bình chẳng tha” trước tình cảnh của chị Nhà Trò yếu ớt khi bị bọn Nhện kéo bè ức hiếp, đòi nợ cũ.Với tính cách đó, dường như ai cũng thích đi du lịch, chẳng phải riêng chỉ Dế Mèn. Cái thú giang hồ xê dịch mãi: đi để nhìn, để ngắm, để nghe, để tích lũy vốn sống, thỏa chí tang bồng. Chẳng thể ở yên một chỗ, dù cậu ta yêu biết mấy cái bờ ruộng, góc đầm nước quê hương; đôi lần trở về thăm thú, chàng vẫn khát khao trước viễn cảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát. Khát khao đất trời, núi non, sông biển, gió mây; lại thèm tiếng nỉ non hay ồn ả của những người bạn chung quanh; thèm cả một bầu trời biêng biếc ráng chiều khi tìm chốn dừng chân lãng tử đôi ngày trên chuyến đường viễn du xa ngát. Nỗi khát khao cứ kéo dài vô tận khi chàng về thăm quê nhà ít lâu, nằm duỗi chân qua khe cỏ ấu, trông thấy mảnh trời xanh như ước vọng đời mình, cứ muốn tiếp tục bay xa, xa mãi.Qua các chuyến lữ hành, tính cách con người trong Dế Mèn tốt đẹp hơn lên, biết ân hận khi dại dột, biết mưu trí để tìm đường thoát hiểm, biết hiếu cùng mẹ, anh, biết thủy chung cùng bè bạn, không ngại nguy khó giúp người cô thế hay trên đường tìm bạn. Cứ lên đường! Lên đường! Mỗi bước chân giúp chàng đổi thay tính cách. Mỗi sớm, mỗi chiều lại được gặp một cảnh vật mới. Lúc nào cũng mong đi tới một nơi xa lạ, nao nức, bồi hồi được thấy trời xanh, ánh sáng vàng những nắng.Ôi, người đọc gần với Dế Mèn là thế, yêu thích Dế Mèn vì được gởi gắm tâm trạng hoài bão của mình qua gót chân phiêu lãng. Theo bước chân chàng, tâm hồn ta rộng mở. Sau mọi trải nghiệm buồn vui, thành bại ở đời, qua các chuyến phiêu du, ta lại cùng Dế Mèn hăm hở bày cuộc chơi khác. Chính cái say sưa đó, với cách nhìn lạc quan về thế giới đã đem lại cho người đọc đôi nét bâng khuâng, mềm mại cõi lòng.Những sinh hoạt đời thường, cách đấu tranh sinh tồn của Dế Mèn bình dị mà ấm áp bời lòng nhân hậu và ý chí dấn thân, cái xấu trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Qua hình ảnh Dế Mèn, người đọc như được thấy chính mình, nỗi ước vọng khát khao trong cuộc sống; yêu thích, muốn mong được tìm hiểu nhiều điều mới mẻ. Và đó cũng là niềm tha thiết được đi, được bơi, được thỏa chí tang bồng thoát khỏi cái vỏ bọc an nhiên, làm kiềm hãm sự phát triển, đa dạng của vẻ đẹp muôn màu cuộc sống. Đi cũng là học – Hỡi các bạn học sinh của tôi ơi, mình cũng sẽ đồng hành cùng Dế Mèn tìm đến chân trời bao la của trí tuệ để được đổi thay tính cách và số phận. Chỉ thay đổi được hoàn cảnh khi biết ước mơ và hành động. Chắc chắn Dế Mèn mãi mãi là người bạn định hướng thủy chung của thế hệ tuổi thơ Việt Nam và thế giới.

Tgl2011
26 tháng 1 2021 lúc 12:46

Tình bạn là thứ đáng quý nhất trong cuộc đời học sinh. Ai cũng có một người bạn, một người bạn thân. Chúng ta cần phải giúp đỡ, yêu quý bạn mình, không vì lợi ích hay thú vui cá nhân mà làm mất đi tình bạn trong sáng.

Tình bạn thời còn ngồi trên ghế nhà trường là một tình cảm rất hồn nhiên,trong sáng.Lòng nhân ái trong học đường sẽ giúp chúng ta biết cảm nhận và thấu hiểu người khác,hai yếu tố này rất quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của mỗi con người,nếu trong cuộc sống thiếu đi hai yếu tố này thì cuộc sống sẽ chở nên nhạt nhẽo,con người sẽ không biết quan tâm và cảm thông cho nhau.Cứ như vậy sau dần sẽ biến thành sự ích kỉ,chở thành một con người cứng đầu,không biết nghe những lời góp ý chân thành của người khác để vẫn dụng vào cuộc sống.Mong sự nhân ái,tình cảm bạn bè nơi giảng đường sẽ cho chúng ta thêm kiến thức,tư trang để vững vàng hơn trên con đường chiếm lĩnh chi thức đang đợi ta chinh phục.

Nguyen Khanh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
22 tháng 4 2020 lúc 10:07

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
22 tháng 4 2020 lúc 14:03

cảm ơn bn nhiều nha!

Khách vãng lai đã xóa
Huyền Anh
Xem chi tiết
★ρɧύςɧύγδζ★
1 tháng 5 2021 lúc 13:35

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.