phân tích về sao neutron và hạt phân tử hydro và hely
môn này môn khoa học nhé anh em phân tích sao neutron hạt phân tử hydro và hely
Trong phân tử \(MX_2\), M chiếm 46,67% về khối lượng. Hạt nhân M có số neutron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong nhân X số neutron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử MX2 là 58. CTPT của MX2 là
Tính tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử nước (H2O). Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ gồm 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton.
Hợp chất A có công thức M4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214. Tổng số hạt proton, neutron, electron của [M]4 nhiều hơn so với [X] 3 trong A là 106.
a) Xác định công thức hóa học của A
b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử tạo nên A
a, Ta có: P = E (Do nguyên tử trung hòa về điện)
- Tổng số hạt p, n, e trong A là 214.
⇒ 4.2PM + 4NM + 3.2PX + 3NX = 214 (1)
- Tổng số hạt p, n, e của [M]4 nhiều hơn so với [X]3 trong A là 106.
⇒ 4.2PM + 4NM - 3.2PX - 3NX = 106 (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}2P_M+N_M=40\\2P_X+N_X=18\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}N_M=40-2P_M\\N_X=18-2P_X\end{matrix}\right.\)
Luôn có: \(1\le\dfrac{N}{P}\le1,5\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_M\le40-2P_M\le1,5P_M\\P_X\le18-2P_X\le1,5P_X\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}11,4\le P_M\le13,3\\5,1\le P_X\le6\end{matrix}\right.\)
⇒ PM = 12 (Mg) hoặc PM = 13 (Al)
PX = 6 (C)
Mà: A có CTHH dạng M4X3 nên A là Al4C3.
b, Al: 1s22s22p63s23p1
C: 1s22s22p2
Phân tử \(MX_3\) có tổng số hạt proton, electron, và neutron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong \(X^-\) nhiều hơn trong \(M^{3+}\) là 16. Công thức của MX3 là
Ta có: P = E (Do nguyên tử trung hòa về điện)
- Trong MX3 có tổng số hạt p, e, n là 196.
⇒ 2PM + NM + 3.2PX + 3NX = 196 (1)
- Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.
⇒ 2PM + 3.2PX - NM - 3NX = 60 (2)
- Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 8.
⇒ PX + NX - PM - NM = 8 (3)
- Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16.
⇒ 2PX + NX + 1 - (2PM + NM - 3) = 16 (4)
Từ (1), (2), (3) và (4) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_M=13=Z_M\\N_M=14\\P_X=17=Z_X\\N_X=18\end{matrix}\right.\)
→ M là Al, X là Cl.
Vậy: CTHH cần tìm là AlCl3.
Tổng số hạt trong nguyên tử là 40 trong đó số hạt mang điện tích dương là 13. Tính số hạt electron và neutron.
Ta có:X=P+E+N=40(1)
Theo đề tao có:trong đó số mang điện tích dương là 13.mà P là số hạt mang điện tích dương=)P=13.mà P=E(t/c)=)E=13(2)
Từ 1 và 2 =)40=P+E+N
Thay số:40=13+13+N
N=40-26=14
Vậy số E=13,N=14
Một nguyên tử có Z hạt proton, Z hạt electron và N hạt neutron. Tính khối lượng (gần đúng theo amu) và số khối của nguyên tử này. Nhận xét về kết quả thu được.
Ta có:
+ Khối lượng nguyên tử = số proton + số neutron + số electron. 0,00055 = Z + N + 0,00055.Z ≈ Z + N
+ Số khối nguyên tử = số proton + số neutron = Z + N
Như vật khối lượng (gần đúng, theo amu) và số khối của nguyên tử có thể coi là bằng nhau.
Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XY2 có tổng số hạt proton, electron và neutron bằng 178. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn só hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y
Ta có: P = E (Do nguyên tử trung hòa về điện.)
- Mỗi phân tử XY2 có tổng số hạt p, n, e là 178.
⇒ 2PX + NX + 2.2PY + 2NY = 178 (1)
- Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54.
⇒ 2PX + 2.2PY - NX - 2NY = 54 ⇒ NX + 2NY = 2PX + 2.2PY - 54 (2)
Thay (2) vào (1) ⇒ 4PX + 8PY = 232 (*)
- Số hạt mang điện của X lớn hơn số hạt mang điện của Y là 12.
⇒ 4PY - 2PX = 12 (**)
Từ (*) và (**) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_X=26=Z_X\\P_Y=16=Z_Y\end{matrix}\right.\)
→ KHHH của X và Y lần lượt là Fe và S.
Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydorgen.
Theo khái niệm về nguyên tố hóa học: những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
⇒ Những nguyên tử có cùng một proton nhưng khác nhau số neutron đều thuộc về một nguyên tố hóa học hydrogen.