nhớ con sông quê hương viết câu thơ có phép tu từ nhân hóa có trong đoạn thơ.Nêu tác dụng
Câu 9. Chỉ ra các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ ấy trong đoạn thơ dưới đây: "Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng" (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh) Câu trả lời của bạn Gửi Xóa hết câu trả lời
cái câu cuối mình ko hiểu lắm bạn ơi
BPTT :
-Ẩn dụ"Nước gương trong"
-Nhân hóa"Soi tóc những hàng tre"
-So Sánh "Tâm Hồn tôi là một buổi trưa hè"
TD//: Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho diễn đạt và giúp tác giả bày tỏ tình cảm một cách tự nhiên,sinh động,mượt mà.
Từ Láy:"Lấp Loáng
Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích tác dụng đoạn đầu của bài thơ nhớ con sông quê hương
Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.
- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.
Cho đoạn thơ sau :
Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi bóng những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng....
câu 1 : Tìm 2 từ ghép .đặt câu với từ ghép vừa tìm
câu 2 : viết câu thơ có phép tu từ nhân hóa trong đoạn thơ
CÁI NÀY LỚP 6 CÓ THI NÈ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:
a,Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
b,Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Em tham khảo:
a, - Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
+ Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- Hiệu quả: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.
b, BPTT: điệp ngữ " Vì"
- Nhấn mạnh tình cảm của người cháu đối với người bà. Đồng thời điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất.
a) - Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
+ Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
b) - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: "Vì"
- Tác dụng: Làm rõ lí do chiến đấu của người chiến sĩ, đồng thời thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc
viết đoạn văn 5-7 câu tả cảnh dòng sông quê em..Trong đoạn văn sử dụng phép tu từ so sánh,nhân hóa,ẩn dụ
tham khao:
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng ( so sánh với từ "như"). Nó trầm ngâm( nhân hóa với từ"trầm ngâm" phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ quê hương của tác giả tế anh trong khổ cuối bài thơ quê hương . trong đoạn có sử dụng thành phần tình thái vi, câu bị đông và 1 phép thế
Viết đoạn văn từ 8 - 10 câu làm rõ ý kiến "Bài thơ "Tĩnh dạ tứ" đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh". Trong đoạn văn có sử dụng cặp quan hệ từ. Gạch chân và chú thích rõ.
giup minh nh
viết đoạn văn về : quê hương có sử dụng biện pháp tu từ so sánh , nhân hóa
mình cần gấp. nhớ in đậm từ so sánh và nhân hoá
Em tham khảo:
Rì rào, rì rào… Đó là tiếng sóng đang vỗ đều từng đợt nối đuôi nhau chạy vào bờ cát. Hầu như mọi người dân ở ngôi làng này đều quen thuộc vô cùng với âm thanh ấy. Bởi làng em là một ngôi làng chài ven biển. Bờ cát trắng, nước biển xanh, bầu trời trong vắt, tất cả đều đẹp như bức tranh (So sánh). Chiều chiều, những chiếc thuyền lớn, nhỏ kéo nhau cập bờ, rồi nằm phơi lưng ra trên bãi cát để nghỉ ngơi(Nhân hóa). Và người dân lại bận rộn đóng thùng, chuyển hàng trong niềm vui sướng, hân hoan vì có chuyến đi bội thu. Những điều bình dị ấy khiến em yêu quê hương mình da diết đến lạ kì.
Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng. - Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao! - Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ. Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc. -> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách. b. Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) c. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) d. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở mỗi khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. - So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thi e. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Bầm ơi – Tố Hữu) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. 2 Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.
Viết đoạn văn ngắn 7-10 câu miêu tả cảnh bình minh lên trên quê hương em có sử dụng phép nhân hóa , so sánh . Gạch chân các biện pháp tu từ đó
Buổi sớm bình minh trên vịnh Hạ Long quê tôi đẹp biết bao. Sớm mai thức dậy , tôi thấy mặt biển trong xanh, từng lớp, từng lớp con sóng nhỏ xô vào bãi cát trắng. Biển êm dịu, hiền hòa như khuôn mặt rạng rỡ của người mẹ nở nụ cười đón đàn con chài lưới cập bến trở về. Mặt trời đã dần dần nhô lên. Phía xa kia, mặt trời hửng đỏ nhưng lòng vàng quả trứng ,chiếu những tia nắng sơm ngọt ngào, lung linh trên mặt biển lấp lánh màu xanh da trời. Những con thuyền trở về với mẻ cá đầy ghe, những con thuyền ra khơi đánh cá sớm mai, như từng con thoi lao phăng phăng trên mặt biển. Tôi thấy mùi muối biển mặn mà tràn ngập con tim đầy hãnh diện, thấy con đường biển rộng lớn bao la, thấy cả buổi bình minh in dấu trong lòng mình.Ôi buổi bình minh trên vịnh Hạ Long quê tôi. Tôi yêu biết mấy!
từ láy: lấp lánh. lung linh, ngọt ngào.
Nhân hóa, so sánh: Biển êm dịu, hiền hòa như khuôn mặt rạng rỡ của người mẹ nở nụ cười đón đàn con chài lưới cập bến trở về.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!