Chạy bộ là một hoạt động vận động tích cực và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình chạy bộ, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Nếu duy trì tích cực hoạt động này thì cơ thể sẽ phát triển cân đối. Vậy các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thế nào đảm bảo cho cơ thể thống nhất và phát triển toàn vẹn?
Cơ thể người cũng như mọi động vật là một khối thống nhất, bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng, nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào, cùng phối hợp giúp cơ thể tồn tại và phát triển.
Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan : tiêu hóa, hô hấp, bài tiết , tuần hoàn ngừng hoạt động?
A.Cơ thể mệt mỏi B.Cơ thể bình thường
C. Cơ thể sẽ chết D.Cơ thể khoẻ mạnh
Sinh 8 m.n giúp mik vs ạ
Câu 1 Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào
Câu 2 cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào
Câu 3 Vì sao nói đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập nhưng hoạt động thống nhất trong cơ thể sống
Câu 4 Để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quá theo em cần làm gì
Câu 1
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang. Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch
Câu 2
Hệ tiêu hóa được chia thành từng phần, với mỗi phần thích nghi với từng chức năng riêng. Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.
Nêu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?
Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì sự cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, tạo thành các bệnh như: suy dinh dưỡng, béo phì,…
Chỉ vào sơ đồ 2 và nói về sự trao đổi khí của cây xanh trong quá trình hô hấp. Quá trình hô hấp diễn ra khi nào? Điều gì sẽ xảy ra với cây nếu quá trình hô hấp của cây bị ngừng?
- Quá trình hô hấp cây sẽ hấp thụ khí oxi và thải ra khí cacbonic. Quá trình hô hấp diễn ra vào ban đêm.
- Nếu quá trình hô hấp của cây bị ngừng cây sẽ chết.
Câu 33. Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất nói đến vai trò nào của sản xuất của cải vật chất?
A. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
C. Sản xuất của cải vật chất là yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và mọi hoạt động xã hội.
D. Sản xuất của cải vật chất là tiền đề của mọi hoạt động xã hội.
A. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội.
Đánh dấu X vào ô vuông cho câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật:
A – Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng. | |
B – Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. | |
C – Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống. | |
D – Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình oxi hóa các chất trong tế bào. |
Câu trả lời đúng là: B – Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
Tại sao nói 2 hoạt động cơ bản của nhiễm sắc thể là nhân đôi và phân li là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tế bào con sinh ra trong quá trình giảm phân có nhiếm sắc thể đơn bội n
- Cuối kì TG trước GP I, mỗi NST đơn tự nhân đôi 1 lần tạo các NST kép gồm 2 cromatit giống hệt nhau đính với nhau tại tâm động. Kì sau GPI , các NST kép phân li độc lập về 2 cực tế bào. Kì sau GPII, mỗi NST kép chẻ dọc tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
- Từ 1 tế bào mẹ 2n đơn. Kết thúc GPI tạo 2 tế bào con có bộ NST n kép. Kết thúc GPII tạo 4 tbào con có bộ NST n đơn giảm 1 nửa so với tế bào ban đầu.
- Nhân đôi 1 lần và phân li 2 lần .(hiểu đơn giản là 1x2/2/2 = 1/2)
Câu 1: hãy trình bày các hoạt động diễn ra khi thức ăn vào hệ tiêu hóa
Câu 2: giải thích câu nói '' nhai kĩ no lâu '' thì có tác dụng gì với hệ tiêu hóa
Câu 3: em hãy trình bày cơ chế khuếch tán khi oxi và khí co2 trong quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào
Câu 2 : Thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao
2.Câu nói: "Nhai kĩ no lâu" có nghĩa:
- Khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nhỏ, nát ==> tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa (tăng enzime) và ít tốn năng lượng co bóp của dạ dày.
- Khả năng tiếp xúc giữa thức ăn (cơ chất) và enzime tăng.
- Thức ăn được tiêu hóa nhanh và hấp thụ nhiều ==> do đó hiệu quả nhận chất dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể tăng.
3.
- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
=> Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:
+) Trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào .
+) Còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch