Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bách Nguyễn Chí
Xem chi tiết
zero
24 tháng 4 2022 lúc 19:22

REFER

Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ''Học, học nữa, học mãi'' để khẳng định cho việc học hành. Học hay tự học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà là mãi mãi, là cả đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, cố gắng học giỏi. Bởi vì sao? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Tự học là tốt cho bản thân. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc tự học của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.

Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết
Diệu Anh
7 tháng 10 2018 lúc 12:42

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

k đúng mk nè

@@Hiếu Lợn Pro@@
10 tháng 10 2018 lúc 20:32

Tiếng đàn của Thạch Sanh ở trong ngục tối là cầ nối để chàng và công chúa nhận ra nhau, là phương thuốc thần diệu giúp chữa khỏi bệnh, giải oan cho Thạch Sanh. Nhờ tiếng đàn Thạch Sanh có cơ hội vạch mặt Lý Thông gian xảo. Tiếng đàn do vậy là tiếng đàn công lí.

Tiếng đàn làm nhụt chí mềm lòng kẻ thù làm cho 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàngđã trở thành đại diện cho cái thiện đối với cái ác và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân

Đỗ Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyen Le Thuy Duong
14 tháng 10 2019 lúc 22:18

tiếng đàn thần

chi tiết tiêng đàn thần lá một chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa.tiếng đàn đã dược vang lên hai lần nhưng mỗi lần đều mang một ý nghĩa riêng.tiếng đàn vang lên khi thạch sanh ở trong nguc:giúp công chúa nói được,nhận ra ân nhân đã cứu mình và giúp thạch sanh thoát khỏi tù ngục.cũng nhờ tiếng đán mà lí thông bị vạch mặt.tiếng đàn chính là tiếng nói của công lý.tiếng đàn thể hiện tài năng và tấm lòng của thạch sanh.nó con tương trưng cho công lí lẽ phải.đó là ước mơ của nhân dân.tiếng đàn vang lên trong trận chiến với quân mời tám nước chư hầu,làm cho quân mười tám nước chư hầu bủn rủn chân tay, không còn nghĩ đến truyện đánh nhau.tiếng đàn là biểu hiện cho cái thiện,tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.tiếng đàn là nghệ thật,vũ khí đặc biệt đẻ chống lại kẻ thù

niêu cơm thần

chi tiết niêu cơm thần là một chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa.niêu cơm thần cứ ăn hết lại đầy làm cho quân sĩ mười tám nước che hầu lúc đầu khinh thường,chế giễu nhưng sau đó thì lại khâm phục.niêu cưm thần kì với lời thách đố của thạch sanh và sự thua cuộc của quân mười tám nước chư hầu chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm và sự tài giỏi của thạch sanh.niêu cơm thần tượng trưng cho tấm long nhân đạo,yêu hoà bình của nhân dân ta,thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no,hạnh phúc,góp phần làm tăng sức hấp dẫn li kì cho truyện

HMinhTD
Xem chi tiết
Ai Gia Tĩnh NhI
Xem chi tiết
❁ Thích Học Hỏi❁
Xem chi tiết
Chiro Chính
23 tháng 12 2020 lúc 20:28

dừng hỏi cái

 

︵✰Ah
23 tháng 12 2020 lúc 20:30

“Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện rất ngắn nhưng lại có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Thứ nhất là kể về cuộc sống của chú ếch sống ở đáy giếng và thứ hai là kể về cuộc sống của chú sau khi phải bước ra khỏi cuộc sống nhỏ hẹp ở đó. Ý nghĩa Ếch ngồi đáy giếng vô cùng sâu sắc và nó để lại khiến cho mọi người phải suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân.Thế giới con người cũng như vậy, khi chúng ta đủ lông đủ cánh bay nhảy thì chúng ta cần phải biết nhìn nhận mọi thứ một cách đa chiều để không bị bỏ lại phía sau.Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội này thì yêu cầu phải có cách nhìn sâu sắc, nhìn mở rộng hơn để không trở nên lạc hậu và bị đẩy lùi phía sau.Câu chuyện ngụ ngôn này lên án, phê phán những người luôn coi mình là nhất, không xem ai ra gì. Chắc chắn tương lai của họ sẽ không mấy tốt đẹp gì. Nếu nhận ra những điều này sớm thì cần thiết phải sữa chữa để giúp cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.Chúng ta cần phải học tập ở người khác nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm để trau dồi thêm vốn sống của mình. Đây là điều cần thiết mà câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” muốn nhắn gửi đến cho mọi người.

NA~CUTE
23 tháng 12 2020 lúc 20:41

  Ếch ngồi đáy giếng là câu truyện ngụ ngôn phê phán về 1 chú ếch sống lâu ngày trong một chiếc giếng nọ. Vì cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung nên ếch luôn nghênh ngang đi khắp nơi và bị 1 con trâu giẫm bẹp . Câu truyện phê phán những kẽ có tầm nhìn hạn hẹp , kiến thức không có mà lại huênh hoang coi mình là nhất mà không coi ai ra gì . Khuyên chúng ta phải bt cố gắng tìm tòi học hỏi mở rộng kiến thức không ba hoa kiêu ngạo chủ quan rồi nhận kết cục bi thảm như chú ếch

Vũ Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
17 tháng 8 2023 lúc 21:41

Dàn ý nhe:

+ Mở đoạn: giới thiệu truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt"

Ví dụ: truyện cổ tích em thích thú,....

+ Thân đoạn:

-> Nội dung truyện cổ tích: tường thuật lại sự việc anh chàng nghèo khó cố gắng tìm cây tre có một trăm đốt theo lời thách đố gian xảo của ông phú hộ gian manh không muốn gả con gái theo lời hẹn cho anh.

-> Chi tiết thần kỳ trong câu chuyện: khi anh chàng hô khắc nhập thì các đốt tre nối lại với nhau đủ một trăm đốt, hô khắc xuất thì đốt tre tách ra.

-> Ý nghĩa của chi tiết: thể hiện nên việc người tốt lòng nhân hóa, siêng năng, chăm chỉ, thật thà chất phát thì luôn được giúp đỡ và cuối cùng có kết quả tốt đẹp. Qua đó truyện cũng khuyên chúng ta - các bạn nhỏ - đọc giả rằng nên sống thành thật, sống hiền lành vì nếu sống ác thì sẽ nhận hậu quả khôn lường.

- Kết đoạn: khẳng định lại ý nghĩa của chi tiết thần kỳ trong truyện trên.

 

nnnnnn
Xem chi tiết
tuan pham anh
24 tháng 11 2017 lúc 17:51

Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp .

Nguyễn Ngọc Phương Thảo
Xem chi tiết
Jack Kenvin
28 tháng 11 2021 lúc 12:28

Có thể khẳng định như vậy: lạc quan thuộc yếu tố tinh thần nhưng chứa đựng một năng lượng tạo nên sức bật mạnh mẽ, tích cực, trong sáng… giúp con người vượt mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Chúng ta biết, giông tố cuộc đời, những hoạn nạn, gian lao không ai muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tùy vào cách đối diện mà khiến ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn hay chùn bước, buông bỏ… Tinh thần lạc quan khi đó là vô cùng quan trọng.

Lạc quan là luôn hướng về những điều tốt đẹp, “thấy” được những tia hy vọng trong khổ đau, nhìn nhận mọi việc theo chiều tích cực nhất.

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Quế ở TP. Hồ Chí Minh đã chiến đấu với đại dịch COVID-19 để bảo toàn mạng sống khi chị và chồng đều là F0 nặng, rất nặng là một minh chứng cụ thể nhất cho tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống khi mọi thứ gần như bế tắc, “bóng tối” rình rập, bủa vây…

Nhận được tin chồng nguy kịch, “có thể tử vong trong nay mai”, chị Nguyễn Thị Quế (27 tuổi, cũng là F0) sau cú sốc quá nặng, đã lấy lại bình tĩnh, rồi đánh liều nhắn tin đến Fanpage Bệnh viện Chợ Rẫy (tuyến cuối chữa trị bệnh COVID-19) xin các bác sĩ cứu chồng. Chồng chị là anh Trần Văn An (28 tuổi) là bệnh nhân nặng nhất trong gia đình 6 người. Anh được điều trị tại Bệnh viện Thủ Đức. Những ngày đầu, vợ chồng luôn liên lạc với nhau qua điện thoại. Nhưng đến ngày 29/7/2021 thì chị mất liên lạc, số máy của anh chỉ “tút tút” vô vọng dù mỗi ngày chị gọi đến hàng chục lần… “Tôi trải qua những ngày cực kỳ lo lắng, sợ hãi, sợ chồng đã gặp chuyện xấu nhất” - chị nói. Và 10 ngày sau chị nhận được cuộc gọi từ bệnh viện thông báo anh phải đặt nội khí quản, tình trạng rất nguy kịch, nguy cơ tử vong trong nay mai…

Dù rất suy sụp, nhưng tôi cố gắng liên lạc khắp nơi, tìm một cơ hội sống cho chồng. “Rải” tin nhắn khắp các bài đăng trên trang cá nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy… cầu xin các y, bác sĩ cứu giúp, chị nuôi hy vọng các y, bác sĩ sẽ đọc được. Và dòng tin “sẽ cố gắng hết sức” là phép màu hy vọng le lói trong tôi. Bác sĩ Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy) đã liên hệ với Bệnh viện Thủ Đức - nơi chồng chị điều trị để tìm hiểu tình trạng bệnh của bệnh nhân, và đồng ý chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh An được nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mê man, thở máy hỗ trợ gần như ở mức cao nhất. Vậy mà sau 5 ngày được y, bác sĩ nỗ lực cứu chữa, bệnh nhân đã dần cải thiện, được rút nội khí quản, tình trạng bệnh đã khỏe dần lên…

Trải qua cuộc sinh tử căng thẳng, anh An cho biết mình “được cứu sống như một kỳ tích”, một phép màu nhờ sự nỗ lực, tích cực của y, bác sĩ mà “ông bụt” là bác sĩ Trần Thanh Linh tài giỏi qua lời cầu cứu sinh tử của vợ trước đó…

Câu chuyện thần kỳ này, suy đến cùng là nhờ người vợ (chị Quế) có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào cái tâm “lương y như từ mẫu” của y, bác sĩ, biết giữ cho mình một tinh thần lạc quan, tích cực trong suy nghĩ, hướng về “ánh sáng của sự sống” như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời… Và đã làm nên kỳ tích!

Thử giả dụ - giả dụ thôi, nếu người vợ thiếu niềm tin, bi quan, không nuôi hy vọng, nhìn cái gì cũng tối, cái gì cũng khó, như đường cùng không lối mở, thì làm gì có động lực, quyết tâm, ắt sẽ chấp nhận số phận, chấp nhận bỏ cuộc… Và sẽ có một kết cục khác, đau lòng?!

Lạc quan còn là thái độ sống. Đó là sự tươi vui, phấn khích, suy nghĩ tích cực - một thái độ sống luôn biết cười và “dám” cười. Lạc quan như là liều thuốc bổ cho cuộc sống thêm tươi đẹp (một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ) - Liều thuốc ấy dành cho tất cả mọi người nếu “biết giữ” lấy nó. Khi đó chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa; giúp ta tránh những hiểm họa trong đời. Có một điều “gặp gỡ” rất thú vị là lạc quan và người sống lạc quan rất yêu đời, yêu cuộc sống, nhìn cuộc sống bằng sắc màu tươi đẹp nhất (Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày mới để yêu thương)…

Chúng ta không khỏi ngậm ngùi trước ước mơ được làm cô giáo dạy trẻ, làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo, hay làm chú phi công… của những em bé không may bị căn bệnh hiểm nghèo nhưng ước mơ không bao giờ tắt - Đó chính là tinh thần lạc quan, trong sáng của các em…

Lạc quan còn giúp con người ta bình tĩnh xử lý mọi tình huống một cách hiệu quả nhất.

Đại dịch COVID-19 khiến mỗi người, mỗi gia đình đều phải gánh chịu tác động tiêu cực không mong muốn. Nhiều gia đình cùng một lúc, tai họa ập đến không từ một ai.

Gia đình 8 F0 của chị Nguyễn Thị Ngọc Linh - Chủ tịch Hội LHPN Phường 13, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh là một điển hình - Gia đình chị có tất cả 9 người. Ngày 13/7/2021 đã nhận được thông báo có 8/9 người trong gia đình là F0, “khi nghe tin sét đánh, cả gia đình lo sợ, cuộc sống xáo trộn trong tích tắc… Thế nhưng tinh thần đã sẵn sàng nếu chẳng may là F0, cùng với kinh nghiệm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, từng xông pha giúp đỡ, hướng dẫn cho nhiều F1, F0 trước đó…, tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần” - chị chia sẻ. Động viên gia đình không bị quan, dặn dò từng thành viên chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhằm chủ động khi có điều động đi điều trị của ngành Y tế. Chị và con trai điều trị tại nhà, các thành viên khác tùy theo triệu chứng đã được chia tuyến về nhiều nơi điều trị khác nhau.

Và cũng từ việc bình tĩnh, lạc quan, đối mặt, chiến đấu với vi-rút, gia đình chị đã vượt qua những ngày đáng nhớ nhất… Nói thì nghe nhẹ nhàng thế thôi, chứ ngày ấy là cả một sự lo lắng, hoảng loạn, suy sụp tinh thần.

Còn đây là bộc bạch chân thật của bà Lê Thì Rảnh - một bệnh nhân COVID-19 cao tuổi, thập tử nhất sinh: Tôi đã chiến thắng bạo bệnh nhờ vào sự tích cực cứu chữa của các y, bác sĩ, nhân viên y tế và… tinh thần lạc quan, tin tưởng - Sự lạc quan tin tưởng và những suy nghĩ tích cực sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh ngay cả trong thời điểm ngặt nghèo nhất. Tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực khiến tôi nhẹ lòng, động viên mình cố gắng, cố gắng thật nhiều để chiến thắng dịch bệnh. Đó cũng là cách để trả ơn những người thầy thuốc khi họ đã quá nhiều vất vả, gian lao vì người bệnh…

Từ 3 câu chuyện của 3 gia đình chiến thắng COVID-19 trở về cuộc sống bình an sau bao ngày “chiến đấu” quyết liệt với tử thần - dù những bị quan, sợ hãi, suy nghĩ tiêu cực vẫn có trong nhất thời… Cái lớn hơn hết là họ “gặp nhau” trong tinh thần lạc quan - đó là năng lượng tích cực vượt qua gian khó!

“Chỉ cần có tinh thần lạc quan thì bạn có được một nửa thành công” - Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo hay tuyệt đối điều gì. Sẽ chẳng có thành công nào có được một cách tự nhiên, nó chỉ đến khi ta biết tạo cho mình một tinh thần lạc quan, tin tưởng, không sợ bất cứ khó khăn nào.

Khách vãng lai đã xóa