em hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ nêu biểu cảm của em về 1 đồ dùng học tập.
từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu , em hãy viết 1 đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu cảm nghĩ về lòng kiên trì , vượt khó khăn trong học tập .
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Câu 1: Qua bài ca dao trên em hãy viết đoạn văn ngắn (150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em.
Câu 2: Qua đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nêu suy nghĩ của em về đoạn thơ.
Câu 3: Hãy kể lại lần thử thách thứ hai dành cho nhân vật Em bé trong truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em.
Câu 4: Hãy kể lại lần thử thách thứ tư dành cho nhân vật Em bé trong truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em
Đồ dùng học tập đã bầu bạn với em trong suốt quãng đời học sinh. Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm về sự gắn bó của mình với một đồ dùng học tập yêu quý nhất.
Tham khảo!
Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các dồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.
Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là một bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc. Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.
Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,… Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình.
Tham khảo
Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các đồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.
Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là một bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc. Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.
Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,... Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình.
Sau khi học xong đoạn trích hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 9, tập 1), em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về người anh hùng Nguyễn Huệ.
Em tham khảo:
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
mọi người giúp em với ạ
đề đây ạ
Viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đén 7 câu ) nêu cảm nhận của em về 1 bài ca dao thược chủ đề tình cảm gia đình mà em đã học ( sgk ngữ văn 7 , tập )
Tham khảo!
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư
Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
Dựa vào văn bản "Gió lạnh đầu mùa" hoặc "Tuổi thơ của tôi", em hãy viết đoạn văn ngắn từ 150-200 chữ nêu cảm nhận của em về 1 nhân vật mà em yêu thích?
Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.
Dựa vào văn bản "Gió lạnh đầu mùa" hoặc "Tuổi thơ của tôi", em hãy viết đoạn văn ngắn từ 150-200 chữ nêu cảm nhận của em về 1 nhân vật mà em yêu thích?.
Dựa vào văn bản "Gió lạnh đầu mùa" hoặc "Tuổi thơ của tôi", em hãy viết đoạn văn ngắn từ 150-200 chữ nêu cảm nhận của em về 1 nhân vật mà em yêu thích?
150-200 chữ á , mình tưởng là 150-200 từ chứ, thế là viết xong thì mình phải đếm từng chữ một á b?
ủa Thư m vô đây chi z=)))))))))
giúp mik với các bn giỏi văn =(( cần gấp
Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (5- 7 dòng) nêu cảm nhận của em về một nhân vật trong truyện “Điều không tính trước”.
Đề 2: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) kể lại một lần hiểu lầm của em với bạn bè và cách em hoá giải hiểu lầm đó.
tham khảo
Ngày hôm qua, trong lúc cùng bạn thân của mình là Linh dọn đồ đạc để chuẩn bị đi chơi dài ngày, thì em lại nhìn thấy một chú gấu bông có vết may xấu xí trên chân. Chú gấu bông ấy tuy cũ nhưng rất sạch sẽ, được đặt ở một vị trí cao ráo, đủ để biết nó rất được chủ nhân quan tâm. Nhìn nó, kí ức về lần trót dại của em ngày bé lại hiện về.
Hồi đó, em mới là một cô bé học lớp 2, hiếu động và nghịch ngợm. Còn Linh là cô bạn dễ thương vừa mới chuyển đến. Khi đó, Linh rất ít nói và ngại ngùng, lúc nào cũng ôm một chú gấu bông rất xinh ngồi trên hiên nhìn em và các bạn chơi đùa. Lần đầu nhìn thấy cậu ấy, em đã rất muốn được kết bạn. Nên nhiều lần rủ Linh cùng đi chơi. Tuy nhiên chẳng lần nào cậu ấy chịu đồng ý cả. Thế là, một hôm, sau khi Linh lại từ chối không đi chơi cùng em, thì em đã cố cướp lấy con gấu bông từ tay cậu ấy. Cả hai bên ra sức giằng co, kết quả, một bên chiếc chân của chú gấu bị bung chỉ, phần bông bên trong lồi hết cả ra ngoài. Thấy thế, Linh vô cùng hoảng sợ, òa khóc nức nở. Chính em giây phút đó cũng vô cùng hoảng hốt, nhìn Linh khóc như vậy, em chẳng biết làm sao. Suy nghĩ một hồi, em liền nói:
- Đừng khóc, để mình chữa cho gấu bông.
- Cậu có làm được không đấy? - Linh hỏi lại em với khuôn mặt nhem nhuốc như chú mèo.
- Tất nhiên là được. Nhưng cậu phải hứa là sẽ đi chơi với mình thì mình mới chữa cho gấu cơ.
- Em tranh thủ ra điều kiện với Linh.
Và tất nhiên là Linh đồng ý ngay. Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, em cầm lấy chiếc kim khâu và cố may lại vết rách trên chân chú gấu. Mấy lần kim đâm vào tay đau nhói, nhưng em vẫn kiên trì may cho bằng được. Dù mẹ có đề nghị là may giúp, nhưng nghĩ đến lời hứa với Linh, em lại nghiêm túc từ chối. Thế là, sau cả một buổi tối vất vả, chiếc chân đã được gắn lại vào thân chú gấu, nhưng vết may thì thật xấu xí.
Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, em mang chú gấu đến trả lại Linh. Khi đó, em im lặng nhìn chăm chú vào cậu ấy, chờ đợi một sự phán xét. Thế nhưng không, Linh đã vui mừng ôm lấy chú gấu bông và cảm ơn em rối rít, cùng nụ cười tươi như hoa hướng dương. Nụ cười ấy chứng tỏ rằng Linh đã tha thứ và đồng ý lời mời làm bạn của em. Chú gấu bông đó cũng vì vậy mà trở thành kỉ vật tình bạn cho chúng em. Tuy bắt đầu bằng một lỗi lầm từ hành động ngốc nghếch của em, nhưng tình bạn giữa em và Linh đến nay vẫn vô cùng tốt đẹp và vui vẻ.
Từ sau lần phạm lỗi ấy, em cũng trở nên bớt nghịch ngợm và thô lỗ hơn. Bài học ấy giúp em trở thành một cô bé điềm tĩnh, chín chắn như bây giờ. Cứ mỗi lần định nổi nóng hay hành động nóng nảy, em lại nhớ về hình ảnh chiếc chân gấu lòi bông và giọt nước mắt của Linh ngày hôm đó để kiềm chế lại mình.
Tham Khảo
Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.
Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.
Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.