hãy tìm 1 sô câu truyện về lòng tự trọng
giúp mình nha cảm ơn
hãy tìm 1 sô câu truyện về lòng tự trọng giúp mình nha cảm ơn
Câu chuyện về lòng tự trọng và 2 bát mỳ
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai mỉm cười, không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.
2.Lòng tự trọng của đứa trẻ
Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, bầu trời cao trong xanh. Trên đường đi học về tôi bắt gặp một cậu bé ăn xin thân hình gầy guộc bên vệ đường. Tôi tiến lại hỏi:
– Cậu có vẻ đói lắm phải không?
Cậu bé trả lời:
Ừ mình đang rất đói. Từ qua đến giờ mình không có gì cho vào bụng.
Nhìn cậu bé gương mặt hốc hác, thân hình ốm yêu xanh xao tôi thấy thật tội nghiệp. Tôi bảo:
– Tớ có nửa cái bánh mì trong cặp nè. Cậu ăn tạm vậy nhé.
Nói rồi tôi mở cặp lấy cho cậu nửa chiếc bánh. Cậu cảm ơn rối rit và ăn ngấu nghiến. Tôi dẫn cậu về nhà và mời cậu cốc nước. Cậu đồng ý tới nhà uống nước. Uống nước xong cậu rời đi luôn.
Trong lúc gia đình tôi đang ăn trưa thì bỗng có tiếng gõ ngoài cửa lớn. Bố bảo tôi ra mở cửa. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé nghèo lúc sáng. Cậu nói:
– Mình nhặt được bọc tiền lớn ở gần cửa hàng tạp hóa, mình muốn đến đồn công an trả lại nhưng xa quá, giúp mình với.
Tôi nghe vậy liền bảo bạn chờ chút và vào gọi bố. Bố đưa chũng tôi đến đồn công an để giúp trả tiền. Thật may là tới nơi lại gặp người mất tiền đến bao công an tìm giúp. Đó là một đôi thanh niên xăm trổ đầy mình, vẻ mặt hầm hố. Họ thấy chúng tôi mang tiền đến liền chạy lại. Người đàn ông nói:
– A đây rồi, đúng tiền của chúng tôi. Cảm ơn cháu.
Người phụ nữ bên cạnh liền ôm lấy tiền không một lời cảm ơn. Rồi cô ấy rút ra trong ví tờ năm trăm ngàn đưa cho cậu bé nghèo:
– Ê nhóc, cô cho nhóc đấy.
Bạn ăn xin nghèo lắc đầu không nhận. Cô lại tiếp tục nói:
– Chẳng phải trên đời ai làm việc tốt cũng mong được hậu tạ hay sao. Nhóc cầm lấy đi. Không phải ngại.
Ban nhỏ liền lắc đầu nói:
– Không phải ai làm việc tốt cũng mong được báo đáp đâu cô ạ. Cô nhầm rồi. Cháu nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng của riêng mình.
Nói rồi cậu bé chào tạm biệt tôi và bố rồi lặng lẽ rời đi. Mọi người xung quanh nhìn theo cậu bé, suy nghĩ. Tôi cũng nhìn theo cậu với một ảnh mắt đầy ngưỡng mộ. Tôi nhớ đến câu tục ngữ bố dạy mình. “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
3.Chuyện cái vé và lòng tự trọng
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
“Người lớn: $10.00
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
Đọc xong, ông nói với người bán vé:
– Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
– Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
– Vâng.
– Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
– Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.
4.Trẻ Mồ Côi
Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
Cuối buổi học.
– Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
– Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài “Đi học về”.
– Hát theo cô nè… Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen…
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
– Tao không có ba mẹ thì chào ai?
– …
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.
5. Lòng tự trọng của em
Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mạ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.
Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:
– Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!
Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.
Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:
– Cháu gửi lại cô ạ!
Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.
Bạn tham khảo những câu chuyện này nhé
HT
Lòng tự trọng của đứa trẻ
Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, bầu trời cao trong xanh. Trên đường đi học về tôi bắt gặp một cậu bé ăn xin thân hình gầy guộc bên vệ đường. Tôi tiến lại hỏi:
– Cậu có vẻ đói lắm phải không?
Cậu bé trả lời:
Ừ mình đang rất đói. Từ qua đến giờ mình không có gì cho vào bụng.
Nhìn cậu bé gương mặt hốc hác, thân hình ốm yêu xanh xao tôi thấy thật tội nghiệp. Tôi bảo:
– Tớ có nửa cái bánh mì trong cặp nè. Cậu ăn tạm vậy nhé.
Nói rồi tôi mở cặp lấy cho cậu nửa chiếc bánh. Cậu cảm ơn rối rit và ăn ngấu nghiến. Tôi dẫn cậu về nhà và mời cậu cốc nước. Cậu đồng ý tới nhà uống nước. Uống nước xong cậu rời đi luôn.
Trong lúc gia đình tôi đang ăn trưa thì bỗng có tiếng gõ ngoài cửa lớn. Bố bảo tôi ra mở cửa. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé nghèo lúc sáng. Cậu nói:
– Mình nhặt được bọc tiền lớn ở gần cửa hàng tạp hóa, mình muốn đến đồn công an trả lại nhưng xa quá, giúp mình với.
Tôi nghe vậy liền bảo bạn chờ chút và vào gọi bố. Bố đưa chũng tôi đến đồn công an để giúp trả tiền. Thật may là tới nơi lại gặp người mất tiền đến bao công an tìm giúp. Đó là một đôi thanh niên xăm trổ đầy mình, vẻ mặt hầm hố. Họ thấy chúng tôi mang tiền đến liền chạy lại. Người đàn ông nói:
– A đây rồi, đúng tiền của chúng tôi. Cảm ơn cháu.
Người phụ nữ bên cạnh liền ôm lấy tiền không một lời cảm ơn. Rồi cô ấy rút ra trong ví tờ năm trăm ngàn đưa cho cậu bé nghèo:
– Ê nhóc, cô cho nhóc đấy.
Bạn ăn xin nghèo lắc đầu không nhận. Cô lại tiếp tục nói:
– Chẳng phải trên đời ai làm việc tốt cũng mong được hậu tạ hay sao. Nhóc cầm lấy đi. Không phải ngại.
Ban nhỏ liền lắc đầu nói:
– Không phải ai làm việc tốt cũng mong được báo đáp đâu cô ạ. Cô nhầm rồi. Cháu nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng của riêng mình.
Nói rồi cậu bé chào tạm biệt tôi và bố rồi lặng lẽ rời đi. Mọi người xung quanh nhìn theo cậu bé, suy nghĩ. Tôi cũng nhìn theo cậu với một ảnh mắt đầy ngưỡng mộ. Tôi nhớ đến câu tục ngữ bố dạy mình. “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
3.Chuyện cái vé và lòng tự trọng
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
“Người lớn: $10.00
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
Đọc xong, ông nói với người bán vé:
– Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
– Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
– Vâng.
– Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
– Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.
4.Trẻ Mồ Côi
Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
Cuối buổi học.
– Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
– Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài “Đi học về”.
– Hát theo cô nè… Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen…
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
– Tao không có ba mẹ thì chào ai?
– …
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.
mọi người giúp mình tì 1 số chuyên về lòng tự trọng nha cảm ơn
Tham khảo:
Mai và An học cùng lớp với nhau. Hôm nay, đến lớp An nhận được thông báo nộp tiền quỹ lớp. An vốn dĩ nhà nghèo nên không mấy khi cậu có tiền sẵn trong người. Nên An đã quyết định vay tiền của Mai để nộp cho cán bộ lớp. Biết An là học sinh ngoan lại nhà nghèo nên Mai ngay lập tức đồng ý cho bạn mượn. Khi nộp xong An quay lại cảm ơn bạn và hứa ba ngày nữa sẽ trả lại tiền.Đi học về, An định sẽ xin mẹ tiền trả Mai, nhưng An vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và bố về khoản tiền nợ mà bác Tư sắp phải trả. Nghĩ lại, An không muốn xin mẹ nữa, để mẹ đỡ phải lo thêm. An quyết định tranh thủ tan học đi bắt một ít cua để bán lấy tiền. Đúng như hẹn, ba ngày sau, An trả Mai 20 nghìn tiền đã vay nộp quỹ. Mai nghĩ thầm, An quả là một bạn học sinh có lòng tự trọng.
Hãy kể một số việc em làm tốt nhờ lòng tự tin. Giúp mình nha, cảm ơn nhiều
. Nhờ vào lòng tự tin của mình, em đã lấy hết can đảm để giúp đỡ các bạn ở vùng sâu vùng xa đang gặp khó khăn về điều kiện đi học. Ngoài ra, em còn quyên góp tiền từ thiện từ các bạn trong lớp để gửi ra vùng sâu, nơi các bạn học sinh đang thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tinh thần,..
Hãy tìm 1 câu chuyện nói về lòng dũng cảm giúp mình nhé
Những món quà của vị thần. Cho mình làm quen nhé (^_^)
giúp mk với :
- em hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật ông lão trong câu truyện " ông lão đánh cá và con cá vàng "
- em hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật mụ vợ trong câu truyện " ông lão đánh cá và con cá vàng "
ai nhanh tặng 1 tích nha ! thanks các bn nhiều !!!
nêu 4 biểu hiện của lòng tự trọng
giúp mik với
Tham khảo:
Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và ...
kham khảo
Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và ...
-cư xử đàng hoàng đúng mực,cử chỉ lời nói có văn hóa
-nếp sống gọn gàng,sạch sẽ
-biết giữ lời hứa,tôn trọng mọi người
-luôn làm tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách
Hãy vẽ một bài về khung cảnh trong truyện cổ tích (không ấy trên mạng nhé ghi tên cho mình luôn nha) em cảm ơn!
1) hai truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng và con hổ có nghĩa có điểm gì chung về mục đích , có điểm gì khác về nhân vật và nhân vật kể chuyện
2) qua câu chuyện về lương y Phạm Bân , em rút ra đc những bài học sâu sắc nào ?
giúp mình với sắp pải đi học rùi
cảm ơn các bạn trước nha !
mình gấp lắm
1. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em đối với câu nói của mẹ:"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra"
2.Hãy nêu những cảm nhận của em về thái độ, tình cảm của người mẹ qua câu văn:"Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một người về cái ngày hôm nay tôi đi học ấy. Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con"
Mình đang cần gấp! Cảm ơn
1. Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.