Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC và A M = B C 2 . Tính số đo góc BAC là:
A. 45 °
B. 30 °
C. 90 °
D. 60 °
Cho tam giác ABC có góc BAC bằng 80 độ,M là trung điểm của BC,N là một điểm nằm giữa C và M sao cho MN = 1cm,biết NC = 4cm và góc BAN bằng 45 độ. a) Tính độ dài cạnh BC. b)Tính số đo góc NAC. c)Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho góc CAD bằng 10 độ. Chứng minh tia AN là tia phân giác của góc BAD
a) MC=MN+NC=1+4=5cm
vì M là trung điểm BC: BC=MC.2=5.2=10cm
b) NAC=BAC-BAN=80-45=35 độ
Cho tam giác nhọn ABC có trực tâm H và góc BAC =60 độ. Gọi M,N,P lần lượt là chân đường cao hạ từ các đỉnh A,B,C của tam giác ABC và I là trung điểm của BC.
a) chứng minh tam giác NIP đều
b) Giả sử IA là phân giác của góc NIP. Tính số đo của góc BCP
e làm chứng minh dc góc NPI = BAC=60 độ, thế e ghi tương tự vs góc PNI=BAC=60 độ dc k ạ
Bài 1 : Tứ giác ABCD có A=57o C=110o D=75o. Tính số đo góc B. Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = 8cm, M là trung điểm của AC, N là trung điểm của BC. Tính MN
Bài 5: Cho tam giác ABC vuông tại A. M là trung điểm của BC.
a/ Biết BC = 10cm. Tính AM?
b/ Kẻ MK\(\perp\)AC(K\(\in\)AC), MEAB(E\(\in\)AB). Tứ giác AEMK là hình gì? Vì sao?
Bài 7: Cho tam giác ABC. Qua A kẻ đường thẳng song song với BC, qua C kẻ đường thẳng song song với AB, hai đường thẳng cắt nhau tại D.
a/ Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành
b/ Lấy O là trung điểm của AC. Chứng minh B và D đối xứng với nhau qua O.
Bài 1:
Xét tứ giác ABCD:
\(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=360^{o}\) (Tổng các góc trong tứ giác).
Mà \(\widehat{A}= \) \(57^o;\) \(\widehat{C}=\) \(110^o;\) \(\widehat{D}=\) \(75^o\left(gt\right).\)
\(\Rightarrow\) \(\widehat{B}=\) \(118^o.\)
Bài 2:
Xét ΔABC có
M là trung điểm của AC
N ladf trung điểm của BC
Do đó: MN là đường trung bình
=>MN=AB/2=4(cm)
Bài 5:
a: AM=BC/2=5(cm)
b: Xét tứ giác AEMK có
\(\widehat{AEM}=\widehat{AKM}=\widehat{KAE}=90^0\)
Do đó: AEMK là hình chữ nhật
Trong tam giác ABC có AB=AC>BC ; góc BAC có số đo là 500. Từ B kẻ BH vuông góc với AC tại H, từ C kẻ CK vuông góc với AB tại K
a) Chứng minh tam giác ABH bằng tam giác ACK và BH = CK
b) Gọi O là giao điểm của BH và CK. Tính số đo góc BOC
c) Cho M là trung điểm của BC. Chứng minh BC=2MK
Bài 5: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho DB = BC. Tính số đo các góc của tam giác ACD
Bài6:TamgiácABCcântạiBcóBˆ =100 đôn.LấycácđiểmDvàEtrêncạnhAC sao cho AD = BA, CE = CB. Tính số đo góc DBE?
Bài 7: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ BH vuông góc với AC tại H. Chứng minh rằng góc BAC có số đo gấp đôi số đo góc CBH.
Bài 8: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D, trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho BD = CE. Gọi I là giao điểm của BE và CD.
a) Chứng minh tam giác IBC và tam giác IDE là các tam giác cân.
b) Chứng minh BC // DE.
c) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh ba điểm A, M, I thẳng hàng.
Bài 5:
Tgiac ABC vuông cân tại A => góc CBA = 45 độ
Xét góc CBA là góc ngoài tgiac DBC => góc CBA = góc D + DCB
Xét tgiac DBC có DB = BC => tgiac DBC cân tại B => góc D = góc DBC
=> góc D = 45/2 = 22,5 độ
và góc ACD = 22,5 + 45 = 67,5 độ
Vậy số đo các góc của tgiac ACD là ...
Bài 6:
Tgiac ABC cân tại B, góc B = 100 độ => góc A = góc C = 40 độ
Xét tgiac ABD có AB = AD => tgiac ABD cân tại A => góc EDB (ADB) = (180-40)/2 =70 độ
cmtt với tgiac CBE => góc DEB = 70 độ
=> góc DBE = 180-70-70 = 40 độ
Bài 7:
Xét tgiac ABC cân tại A => góc BAC = 180 - 2.góc C => 2.(90 - góc C)
Xét tgiac BHC vuông tại H => góc CBH = 90 - góc C
=> đpcm
Bài 8: mai làm hihi
bài này dễ sao không biết
Bài 8 :
Tự vẽ hình nhé ?
a) Vì ∆ABC cân tại A (GT)
=> ∠ABC = ∠ACB (ĐN)
Mà ∠ABC + ∠DBC = 180o (2 góc kề bù)
∠ACB + ∠ECB = 180o (2 góc kề bù)
=> ∠DBC = ∠ECB (1)
Xét ∆BCD và ∆CBE có :
BD = CE (GT)
∠DBC = ∠ECB (Theo (1))
BC chung
=> ∆BCD = ∆CBE (c.g.c) (2)
=> ∠BCD = ∠CBE (2 góc tương ứng)
Hay ∠BCI = ∠CBI
Xét ∆IBC có : ∠BCI = ∠CBI (cmt)
=> ∆IBC cân tại I (định lý)
=> IB = IC (ĐN) (3)
Từ (2) => DC = EB (2 cạnh tương ứng)
Mà ID + IC = DC, IE + IB = EB
=> ID = IE
Xét ∆IDE có : ID = IE (cmt)
=> ∆IDE cân tại I (ĐN)
b) Ta có : AB + BD = AD
Mà AC + CE = AE
AB = AC (GT)
BD = CE (GT)
=> AD = AE
Xét ∆ADE có : AD = AE (cmt)
=> ∆ADE cân tại A (ĐN)
=> ∠ADE = \(\frac{180^o-\widehat{DAE}}{2}\)(4)
Vì ∆ABC cân tại A (GT)
=> ∠ABC = \(\frac{180^o-\widehat{BAC}}{2}\)(5)
Từ (4), (5) => ∠ADE = ∠ABC, mà 2 góc này ở vị trí đồng vị
=> BC // DE (DHNB)
c) Xét ∆ABM và ∆ACM có :
AM chung
AB = AC (GT)
MB = MC (do M là trung điểm của BC)
=> ∆ABM = ∆ACM (c.c.c)
=> ∠AMB = ∠AMC (2 góc tương ứng)
Mà ∠AMB + ∠AMC = 180o (2 góc kề bù)
=> ∠AMB = ∠AMC = 180o : 2 = 90o
Sau đó chứng minh ∆BIM = ∆CIM theo c.c.c bằng 3 yếu tố MI chung, MB = MC, IB = IC (Theo (3))
Rồi => ∠IMB = ∠IMC (tương ứng)
Mà ∠IMB + ∠IMC = 180o (kề bù)
=> ..... (làm như phần trên)
Ta có : ∠AMB + ∠IMB = ∠AMI
Mà ∠AMB = 90o (cmt)
∠IMB = 90o (cmt)
=> 90o + 90o = ∠AMI
=> ∠AMI = 180o
=> A, M, I thẳng hàng (đpcm)
Vậy .....
Cho tam giác ABC có BC = 5cm . Trên tia đối của tia CB lấy điểm M sao cho CM = 3cm
a) Tính độ dài BM .
b)Gọi I là trung điểm của BC.Điểm C có là trung điểm của doạn IM không ? Vì sao?
c) Biết góc BAM = 120 độ ; góc BAC = 80 độ . Tính số đo góc CAM.
d)Nếu tia AI là tia phân giác của góc BAC . tính số đo góc IAM.
Bài 1: Tính số đo 3 góc A,B,C của tam giác ABC biết Góc A=5 góc C và góc B=3 góc C
Bài 2: Cho tam giác ABC có góc A bằng 90 độ góc B bằng 45 độ gọi M là trung điểm của BC
a) Chứng minh tam giác AMB= tam giác ABC và m vuông góc với BC
b) từ C kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt đường thẳng AB tại N chứng minh CN song song với AM
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A biết rằng trên cạnh BC có điểm D sao cho BD=AB tính số đo góc A
Bài 2: Cho tam giác ABC có 2 đường cao BD, CE cắt nhau tại H. Biết AB=CH, tính số đo góc ACB
Bài 3: Cho tam giác ABC có AH, AM lần lượt là đường cao, đường trung tuyến của tam giác. Biết góc BAH=góc HAM=góc MAC=góc \(\frac{\widehat{BAC}}{3}\)
Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại A có góc A=100o . Trên tia AB lấy điểm D sao cho AD=BC. Tính góc ACD
Bài 5: Cho tam giác ABC có góc B=60o , góc C=75o . Trên tia đối tia BC lấy điểm M sao cho BC=2BM. Tính số đo các góc M
Cho tam giác ABC cân tại A có M là trung điểm của cạnh BC. a) Chứng minh AM vuông góc với BC b) Giả sử góc BAC = 40 độ . Tính góc B và góc C của tam giác ABC. c) Vẽ đường trung tuyến BN của tam giác ABC, trên tia BN lấy điểm D sao cho NB=ND. Chứng minh AB // CD và chứng minh tam giác ACD cân d) Gọi K là giao điểm của AM và BN. Chứng minh BK = 1/3 BD
a) Để chứng minh AM vuông góc với BC, ta sử dụng tính chất của tam giác cân. Vì tam giác ABC cân tại A, nên ta có MA = MC. Vì M là trung điểm của BC, nên ta có MB = MC. Từ đó, ta có MA = MB. Giả sử ta kẻ đường thẳng AM. Vì MA = MB, nên đường thẳng AM là đường trung tuyến của tam giác ABC. Theo tính chất của đường trung tuyến, ta có AM song song và bằng một nửa đoạn thẳng BC. Do đó, AM vuông góc với BC. b) Vì tam giác ABC cân tại A, nên ta có góc BAC = góc BCA. Vì góc BAC = 40 độ, nên góc BCA = 40 độ. Vì tam giác ABC cân tại A, nên tổng hai góc B và góc C là 180 độ - góc BAC = 180 độ - 40 độ = 140 độ. Vì tam giác ABC là tam giác cân, nên góc B = góc C = (180 độ - 140 độ)/2 = 20 độ. Vậy góc B của tam giác ABC là 20 độ và góc C cũng là 20 độ. c) Để chứng minh AB // CD, ta sử dụng tính chất của đường trung tuyến. Vì N là trung điểm của đoạn thẳng BC, nên BN song song và bằng một nửa đoạn thẳng AC. Từ đó, ta có: BN = 1/2 AC. Giả sử ta kẻ đường thẳng CD. Vì NB = ND, nên ta có: 1/2 AC = NB = ND. Do đó, ta có AB // CD. Để chứng minh tam giác ACD cân, ta sử dụng tính chất của đường trung tuyến. Vì D là điểm trên đường trung tuyến BN, nên ta có: ND = 1/2 NB. Từ đó, ta có: ND = 1/2 NB = 1/2 AC. Vì NB = ND và AD là đoạn thẳng chứa đường trung tuyến BN, nên ta có: AD song song và bằng một nửa đoạn thẳng AC. Do đó, tam giác ACD cân. d) Để chứng minh BK = 1/3 BD, ta sử dụng tính chất của điểm giao nhau của hai đường trung tuyến. Vì K là giao điểm của AM và BN, nên ta có: AK = 2/3 AM và BK = 2/3 BN. Vì MA = MB (vì tam giác ABC cân tại A và M là trung điểm của BC), nên AM là đường trung tuyến của tam giác ABC. Từ đó, ta có: AM = 1/2 BC. Vì NB = ND (vì trên tia BN ta lấy điểm D sao cho NB = ND), nên BN cũng là đường trung tuyến của tam giác ABC. Từ đó, ta có: BN = 1/2 AC. Do đó, ta có: AM = 1/2 BC = 1/2 AC. Vì BN = 1/2 AC, nên ta có: BK = 2/3 BN = 2/3 * 1/2 AC = 1/3 AC. Vì AC = BD (vì tam giác ACD cân và D là điểm trên đường trung tuyến BN), nên ta có: BK = 1/3 BD. Vậy ta đã chứng minh BK = 1/3 BD.
a: ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến
nên AM vuông góc BC
b: ΔABC cân tại A
=>\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=\dfrac{180^0-40^0}{2}=70^0\)
c: Xét tứ giác ABCD có
N là trung điểm chung của AC và BD
=>ABCD là hình bình hành
=>AB//CD và AB=CD
=>CD=CA
=>ΔCAD cân tại C