Sưu tầm tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, các câu chuyện nói về việc giúp đỡ người khuyết tật
Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện, ... nói về người lao động.
Nay mừng những kẻ nông phu,
Cầu cho hòa cốc phong thu bình thời,
Vốn xưa nông ở bậc hai,
Thuận hòa, mưa gió nông thời lên trên.
Quý hồ nhiều lúa là tiên,
Rõ ràng phú túc bình yên cả nhà.
Bốn mùa xuân hạ thu đông.
Muốn cho tiền lúa đầy nhà hán sương.
Bước sang hạ giá thu tàng,
Thu thu liễn hoạch giàu ngang Thạch Sùng.
Quý nhân cùng kẻ anh hùng,
Rắp toan muốn hỏi nhà ông ê đề.
Thực thà chân chỉ thú quê,
Chuyên nghề nông nghiệp là nghề vinh quang.
Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh truyện,.. về người lao động.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công,
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Em hãy sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài báo, bài thơ, bài hát, ca dao, … về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được với các bạn.
Hãy sưu tầm và giới thiệu các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện, … về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Anh em như thể tay chân.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Em hãy vẽ tranh, sưu tầm và giới thiệu với các bạn về các bài thơ, bài hát, truyện tranh, tranh ảnh về bảo vệ, chăm sóc cho cây trồng, vật nuôi.
Em hãy sưu tầm câu chuyện hoặc hình ảnh về một tấm gương biết cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Câu chuyện "10 năm cõng bạn đi học" của đôi bạn trẻ Hiếu Và Minh.
Minh là người bị dị tật bẩm sinh, chân không đi lại được, suốt 10 năm qua, không kể nắng mưa, Hiếu đều đặn cõng Minh đến trường trên đôi chân của mình. Tình bạn này đẹp đến nỗi được ví như là chuyện cổ tích giữa đời thường, ai ai cũng phải thán phục. Và còn ngạc nhiên hơn, đôi bạn thân này đã cùng nhau bước vào đại học.
Hãy sưu tầm các tranh ảnh, bài báo, băng hình,.. về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước khác và chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với các bạn trong tổ, trong lớp.
Em hãy sưu tập trên báo chí ,sách vở về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước khác và chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với các bạn trong tổ, trong lớp.
Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn những truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh, … về chủ đề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Sưu tầm tư liệu (câu chuyện, hình ảnh hoặc con tem, bài thơ, bài hát, câu nói,...) và viết bài thể hiện suy nghĩ của em (khoảng 7 - 10 câu) về một trong ba nhân vật lịch sử trong bài. Em rút ra được bài học gì từ nhân vật đó?
Tham khảo
Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
- Hình ảnh:
Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin
- Một số câu nói nổi tiếng:
+ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
+ “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”
+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”
+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
(*) Bài giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) thời thơ ấu và thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.
Hồ Chí Minh sinh trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở Trường Quốc học Huế. Người vào dạy học ở Trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở
Phan Thiết (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) một thời gian ngắn rồi vào Sài Gòn ; đến đầu tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1918, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị hoà bình họp ở Véc-xai (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp. Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Từ năm 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Hồng Kông). Đầu năm 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Từ năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp cách mạng.
(*) Bài học từ nhân vật:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.
- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.
- …