Một kim loại M tạo muối sunfat có dang M 2 ( S O 4 ) 3 . Hãy xác định công thức muói nitrat của kim loại M.
Một kim loại M tạo muối sunfat M 2 S O 4 3 . Muối nitrat của kim loại M là:
A. M N O 3 3
B. M 2 N O 3 2
C. M N O 3
D. M 2 N O 3
Một kim loại M tạo muối sunfat có dạng M2(SO4)3 . PTK của M2(SO4)3 là 342 (đvc).Tính PTK của muối nitrat của nó.
Ta có: \(M_M=\dfrac{342-96\cdot3}{2}=27\)
\(\Rightarrow M_{M\left(NO_3\right)_3}=27+62\cdot3=213\left(đvC\right)\)
3,Một kim loại M tạo muối Nitrat là M(NO3)3. CTHH của muối sunfat cua M viết đúng là như thế nào
4, CTHH của X với O và Y với H là : X2O3 và YH2. CTHH của X với Y là như thế nào
3)
kim loại M tạo muối Nitrat là M(NO3)3. CTHH của muối sunfat cua M viết đúng là M2(SO4)3
4) CTHH của X với O và Y với H là : X2O3 và YH2=> CTHH của X với Y là X2Y3
3, M(NO3)3 => M có hoá trị III
Khi kết hợp với muối sunfat
Đặt CTHH của hợp chất là \(M_x\left(SO_4\right)_y\)
Mà M hoá trị III ,SO4 hoá trị II
\(\Rightarrow x.III=y.II=>\dfrac{x}{y}=\dfrac{II}{III}=\dfrac{2}{3}\)
\(\Rightarrow CTHH:M_2\left(SO_4\right)_3\)
4, CTHH của X với O : X2O3 => X thể hiện hoá trị IIICTHH của Y với H :YH2 => Y thể hiện hoá trị II
Đặt CTHH khi kết hợp X với Y là \(X_xY_y\)
\(=>x.III=y.II=>\dfrac{.x}{y}=\dfrac{II}{III}=\dfrac{2}{3}\)
\(=>\) CTHH của X với Y là \(X_2O_3\)
LÀM LẠI CHO RÕ TẠI BẠN HUY HOÀNG LÀM HƠI TẮT NÊN HUY HOÀNG ĐỨNG NÉM GẠCH ĐÁ NHA
một kim loại R tạo muối sunfat có dạng R2(SO4)3 .TÌM công thức hoá học muối nitrat của kim loại R
Gọi hóa trị của R là a
Nhóm SO4 có hóa trị II
Theo quy tắc hóa trị:
\(a\times2=II\times3\)
\(\Leftrightarrow2a=6\)
\(\Leftrightarrow a=3\)
Vậy R có hóa trị III
Gọi CTHH của muối nitrat là Rx(NO3)y
Nhóm NO3 có hóa trị I
Theo quy tắc hóa trị:
\(x\times III=y\times I\)
\(\Rightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{I}{III}=\dfrac{1}{3}\left(tốigiản\right)\)
Vậy \(x=1;y=3\)
Vậy CTHH của muối nitrat là R(NO3)3
Đốt cháy hoàn toàn một muối sunfat của kim loại có công thức MS ( M là kim loại tạo muối) trong khí O2 dư, thu được oxit của kim loại M. Hòa tan hoàn toàn oxit này bằng một lượng vưà đủ dung dịch axit H2SO4 10% sau phản ứng thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 12,9%. Xác định công thức của muối MS
Hòa tan một lượng oxit kim loại hóa trị 2 vào một lượng dung dịch H2SO4 20% vừa đủ để tạo thành dung dịch muối sunfat 22,64%. Tìm CTHH của oxit kim loại đó
Bài giải:
Gọi công thức cần tìm là RO có số mol là 1
PTHH: RO + H2SO4 ---> RSO4 + H2O
Khối lượng H2SO4 đã dùng :98(g)
Khối lượng dung dịch axit ban đầu:
98:20%=490(g)
Khối lượng dung dịch sau phản ứng:
490+(MR+16).1=MR+506
Nồng độ của dung dịch muối sau phản ứng:
\(\dfrac{M_R+96}{M_R+506}.100\%=22,64\%\)
Từ đó ta suy ra được MR=24. CTHH của oxit cần dùng là: MgO
Hoà tan 16,8 (gam) một kim loại M dung dịch HCl dư thu được 6,72 lit khí H2 (đktc).
a. Tìm kim loại M.
b. Hoà tan 25,2 (gam) kim loại M vào dung dịch H2SO4 10% ( loãng), vừa đủ. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A thu được 55,6 (gam) muối sunfat kết tinh ngậm nước của kim loại M tách ra và còn lại dung dịch muối sunfat bão hoà có nồng độ 9,275%.
Tìm công thức của muối sunfat ngậm nước của kim loại M.
a) 2M + 2nHCl --> 2MCln + nH2 (1)
nM=\(\dfrac{16,8}{M_M}\)(mol)
nH2=0,3(mol)
theo (1) : nM=\(\dfrac{2}{n}\)nH2=\(\dfrac{0,6}{n}\)(mol)
=>\(\dfrac{16,8}{M_M}=\dfrac{0,6}{n}=>M_M=28n\)(g/mol)
Xét thì chỉ có n=2 là phù hợp => MM=56(g/mol)
=>M:Fe
b) Fe+ H2SO4 --> FeSO4 + H2(2)
nFe=0,45(mol)
Theo (2) : nH2SO4=nFeSO4=nH2=0,45(mol)
=> mddH2SO4=\(\dfrac{0,45.98.100}{10}=441\left(g\right)\)
=> mFeSO4=68,4(g)
=> mdd sau pư= 25,2+441 - 0,45.2=465,3(g)
=> C%ddFeSO4= \(\dfrac{68,4}{465,3}.100=14,7\left(\%\right)\)
Gỉa sử muối sunfat kết tinh ngậm nước là FeSO4.nH2O
mdd sau pư còn lại sau khi muối kết tinh ngậm nước tách ra là :
465,3 - 55,6=409,7(g)
=> mFeSO4(còn lại )=\(\dfrac{409,7.9,275}{100}\approx38\left(g\right)\)
=> nFeSO4(còn lại) = 0,25(mol)
=> nFeSO4.nH2O=nFeSO4(còn lại)=0,25(mol)
=> 0,25.(152+18n)=55,6=> n\(\approx\)4
=> CT muối kết tinh là : FeSO4.4H2O
Một nguyên tố kim loại M có hoá trị III trong hợp chất muối sunfat. Biết rằng 34.2g muối sunfat cùa kim loại M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo ra được 15.6g kết tủa. Tìm kim loại M
Cho mình hỏi kết tủa đó là gì vậy ạ?
Ta có Pt:
M2(SO4)3 + 6NaOH -> 3Na2SO4 + 2M(OH)3
Vậy chất kết tủa là M(OH)3
nM(OH)3=\(\dfrac{15,6}{2M+102}\) (mol)
\(n_{M2\left(SO4\right)3}=\dfrac{34,2}{2M+288}\left(mol\right)\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{15,6}{2M+102}=\dfrac{34,2}{2M+288}\)
=> M=27
Vậy M là Al(Nhôm)
Một kim loại M có hóa trị không đổi. Phần trăm khối lượng của M trong hợp chất với oxi gấp 3 lần phần trăm khối lượng của M trong muối sunfat của nó (hợp chất tạo bởi M và nhóm = SO4). Xác định kim loại M.