Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoilamgi
Xem chi tiết

Bạn vào Vndoc.vn tham khảo các đề thi nhé

Hok tốt

Hạ Băng
Xem chi tiết
Trương Ngọc Thùy Linh
27 tháng 12 2017 lúc 16:03

cmr :aaabbb = a00b . 111

Cuộc đời nở hoa
12 tháng 12 2017 lúc 17:57

xin loi ban nhe vi ban ko cung voi tinh mik nen ko dc

KIM TAEHYUNG
1 tháng 9 2018 lúc 15:11

bạn đừng đăng linh tinh

sẽ gây nhiễm đàn nhé bạn ,

mình ko được đăng linh tinh

đâu nhé bạn , và bạn nhớ đọc nội quy đi nhé bạn ! 

Tạ Đào Gia Linh
Xem chi tiết
Phạm Phương Linh
18 tháng 1 2022 lúc 9:43

minh ne

Khách vãng lai đã xóa
TNCP
18 tháng 1 2022 lúc 9:45

chưa thi bao giờ

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Đào Gia Linh
18 tháng 1 2022 lúc 9:46

các cậu được bao nhiêu điểm vậy

Khách vãng lai đã xóa
Đoàn Thị Yến Ly
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hữu Phât
1 tháng 1 2017 lúc 20:08

câu 1 : Vì sao đường núi ngoằn ngoèo mà không thẳng

câu 2 : khối lượng của 1m^3 đồng là 8900 kg . Số đó cho biết gì

câu 3 thế nào là lực , hai lực cân bằng cho VD

câu 4 Một quả cầu nhôm có thể tích là 3000cm^3

tính khối lượng và trọng lượng của quả cầu

câu 5 có 1 cân Roobecvan Và một quả cân 8kg làm sao lấy được 1kg từ 10kg

chúc bạn thi tốt

mà me khuyên bạn nên học theo đề cương

like nha

Liên Hồng Phúc
Xem chi tiết
iam deadpool
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc Ánh
26 tháng 10 2017 lúc 21:32

mk học lớp 6 , thi 8 tuần rồi , cần ko ? ai cần thì h!

Son Goku
6 tháng 1 2018 lúc 22:11

I don t know

Đoàn Thị Yến Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
29 tháng 12 2016 lúc 18:20

Đề thi môn Lịch Sử lớp 6:

A. Trắc nghiệm (4 điểm):

Câu 1: Tính khoảng cách thời gian:

A. Năm 1200 TCN cách ngày nay 3215 năm.
B. Năm 42 cách ngày nay 1912 năm
C. Năm 207 TCN cách ngày nay 1807 năm
D. Năm 938 cách ngày nay 1076 năm

Câu 2: Dấu tích của Người tối cổ tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?

A. Hang Thẩm Bà. B. Mái đá Ngườm.
C. Hang Thẩm Hai. D. Xuân Lộc.

Câu 3: Con người xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất cách ngày nay khoảng:

A. 3 – 4 triệu năm B. 5 – 6 triệu năm

C. 4 vạn năm D. 4000 năm

Câu 4. Chọn từ thích hợp hoàn thành đoạn trích sau (Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên).

"...................................................... trốn vào rừng ,không ai chịu để quân ...................................................... bắt. Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là .............................

Câu 5. Nối cột A với cột B cho phù hợp

Cột A (thời gian) Cột B (sự kiện) Nối
1. Thiên niên kỉ III TCN A. Các quốc gia cổ đại phương Tây thành lập 1
2. Thiên niên kỉ I TCN B. Các quốc gia cổ đại phương Đông thành lập 2
3. Thế kỉ VII TCN C. NướcÂu Lạc thành lập 3
4. Năm 207 TCN D. Nước Văn Lang thành lập 4

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

Câu 2: (2 điểm)

So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa chế độ chiếm hữu nô lệ phương Đông và phương Tây.

Câu 3: (2 điểm)

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên này.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6

A/ Trắc nghiệm: 4 điểm

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1. A 2. C 3. A

Câu 4. (1,25đ) Chọn từ thích hợp hoàn thành đoạn trích sau (Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên)

"Người Việt trốn vào rừng ,không ai chịu để quân Tần bắt.Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.

Câu 5. (Mỗi câu nối đúng được 0,5đ)

1. B 2. A 3. D 4. C

B/ Tự luân: 6 điểm

Câu 1 (2,0đ)

Các quốc gia này đều được hình thành ở lưu vực những con sông lớn: sông Nin, sông Trường Giang và sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng. Đó là các vùng đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông từ cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III trước công nguyên.

Câu 2 (2,0đ)

Giống nhau: đều được hình thành thời kì cổ đại. Thân phận nô lệ bị ngược đãi. Khác nhau: ở phương Tây số nô lệ nhiều gấp chục lần chủ nô và xã hội chỉ có hai giai cấp chinh. Ơ phương Đông tầng lớp nông dân chiếm đa số.

Câu 3: (2 điểm) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên này

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

Đề thi hết học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 có đáp án

Nhận xét: Nhà nước Văn lang còn sơ khai, đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã là một chức chính quyền cai quản cả nước (1 đ)

Nguyễn Đinh Huyền Mai
29 tháng 12 2016 lúc 19:19

Đề thi môn giáo dục công dân:

Câu 1: Tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội có ý nghĩa gì? (1,5 điểm)

Câu 2: Cho tình huống: Minh, Hà, Hải rủ nhau đi xem ca nhạc. Hải chen lấn nên mua được vé trước. Vào đến chỗ ngồi, Minh thấy Hà gác chân lên ghế, miệng phì phèo điếu thuốc. Minh nhắc mãi Hà mới ngồi đàng hoàng.

Hãy nhận xét hành vi của Hải và Hà? Nếu em là Hải và Hà em cư xử như thế nào? (2 điểm)

Câu 3: Biết ơn là gì? Cho ví dụ? (1,5 điểm)

Câu 4: Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên? (3 điểm)

Câu 5: Nêu hành vi tôn trọng kỉ luật khi ở trường, bệnh viện, công viên, trên xe buýt? (2 điểm)

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6

Câu 1:

Đối với bản thân: mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện những kĩ năng cần thiết, được mọi người quý mến (0,5 đ) Đối với tập thể: xây dựng quan hệ gắn bó trong tập thể, quý mến lẫn nhau (0,5 đ) Đối với xã hội: thúc đẩy xã hội tiến bộ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực (0,5 đ)

Câu 2:

Nêu nhận xét đúng về Hải và Hà (1 đ) Nêu đúng cách ứng xử (1 đ)

Câu 3:

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, với đất nước (1 đ) Cho ví dụ (0,5 đ)

Câu 4:

Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết, đáp ứng nhu cầu cho con người (1 đ) Thiên nhiên là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên con người không thể tồn tại được (1 đ) Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu (1 đ)

Câu 5: Nêu đúng ở trường (0,5 đ), bệnh viện (0,5 đ), công viên (0,5 đ), trên xe buýt (0,5 đ)

Nguyễn Đinh Huyền Mai
29 tháng 12 2016 lúc 19:22

Đề thi môn Công Nghệ:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu dưới đây:

Câu 1. Nguyên tắc cơ bản của cắm hoa là:

A. Phải có ba cành chính và các cành phụ.

B. Lựa chọn hoa, lá, bình cắm.

C. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về màu sắc và hình dáng.

D. Cần cắm các cành chính trước, các cành phụ sau.

Câu 2. Để tạo cảm giác béo ra, thấp xuống ta không nên chọn kiểu may nào?

A. Kiểu tay bồng. C. Kiểu áo có cầu vai, dún chun.

B. Kiểu thụng. D. Kiểu áo may sát cơ thể.

Câu 3. Ở nông thôn khu vệ sinh cần bố trí ở vị trí nào?

A. Xa nhà, cuối hướng gió.

B. Nơi sáng sủa cấp nước và thoát nước tốt.

C. Gần nhà, cuối hướng gió

D. Nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn

Câu 4. Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh sẽ làm cho con người:

A. Thêm mệt mỏi. C. Tăng sức khỏe cho con người

B. Làm sạch không khí. D. Quét dọn nhà cửa thường xuyên.

Câu 5. Có thể trang trí nhà ở bằng:

A. Gương. C. Hoa.

B. Cây cảnh. D. Tất cả các ý trên

Câu 6. Khi sử dụng trang phục cần lưu ý điều gì?

A. Hợp mốt. C. Phải đắt tiền.

B. Phù hợp với hoạt động. D. Nhiều màu sắc sặc sỡ.

PHẦN II. TỰ LUẬN( 7 điểm)

Câu 7(2 điểm). Tranh ảnh được sử dụng để trang trí nhà ở như thế nào?

Câu 8( 3 điểm). Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở, phòng ở, lớp học và khu vực lao động được phân công luôn sạch sẽ, ngăn nắp?

Câu 9 ( 2 điểm). Mũi khâu đột mau được thực hiện như thế nào?

==== HẾT ====

Phần I – TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm): mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu

1 2 3 4 5 6

Kết quả đúng nhất

C D A A D B

II. Phần II – TỰ LUẬN : ( 7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2điểm)

– Cách sử dụng tranh ảnh:

+ Nội dung của tranh ảnh: Tuỳ thuộc vào ý thích chủ nhân và điều kiện kinh tế gia đình: tĩnh vật, phong cảnh, ảnh gia đình, ảnh diễn viên…

+ Màu sắc của tranh ảnh: Cần chọn màu tranh ảnh phù hợp với màu tường, màu đồ đạc.

+ Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường: Tranh to không nên treo ở khoảng tường nhỏ và ngược lại; nhiều tranh nhỏ có thể ghép trên khoảng tường rộng.

1

0,5

0,5

Câu 2

(3 điểm)

* Các công việc cần làm:

– Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt văn minh, sạch sẽ, ngăn nắp: Giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn gọn gàng, các đồ vật dùng xong để đúng vị trí, không vứt rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không khạc nhổ bậy.

– Các công việc cần làm hàng ngày và định kì: hàng ngày quét dọn, lau chùi phòng ở, nhà ở, lớp học và khu vực lao động được phân công, đổ rác đúng nơi qui định; Định kì lau bụi trên cửa kính; quét mạng nhện phòng ở, lớp học, hành lang; rửa phòng ở, lớp học, giặt rèm, giặt chăn màn…

– Nhắc nhở các bạn trong phòng, trong lớp thường xuyên làm các công việc dọn dẹp sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả.

1

1

1

Câu 3

(2 điểm)

– Vạch 1 đường thẳng ở giữa mảnh vải theo chiều dài bằng bút chì.

– Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 0,5cm, xuống kim lùi lại 0,25cm, lên kim về phía trước 0,25cm; cứ khâu như vậy cho đến khi hết đường may.

– Lại mũi khi kết thúc đường khâu.

Nguyễn Phương Quỳnh Chi
Xem chi tiết
gunny
21 tháng 11 2019 lúc 19:23

tui thi rùi đề là nhưng hơi dài đó

Khách vãng lai đã xóa

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê gửi đến người đọc thông điệp gì?

A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.

B. Hãy hành động vì trẻ em.

C. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.

D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có.

Câu 2: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?

A. Nữ hoàng thi ca.

B. Đệ nhất nữ sĩ.

C. Bà chúa thơ Nôm.

D. Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 3: Nhân vật chính trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?

A. Những con búp bê.

B. Hai anh em.

C. Người mẹ.

D. Cô giáo.

Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là

A. Khúc ca khải hoàn.

B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

C. Bài ca chiến thắng.

D. Áng thiên cổ hùng văn.

Câu 5: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận?

A. Oa oa.

B. Nhanh nhẹn.

C. Nho nhỏ.

D. Ầm ầm.

Câu 6: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép?

A. Bàn ghế.

B. Liêu xiêu.

C. Róc rách.

D. Lom khom.

B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):

Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?

Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)

Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”. Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

A. Phần trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

C

B

B

B

A

B/ PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

- Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm)

- Nêu đủ nội dung:

· Cảnh Đèo Ngang hoang sơ, heo hút, có sự sống con người nhưng còn thưa thớt, vắng vẻ (0,5 điểm)

· Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả (0,5 điểm)

· Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm)

Câu 2:

Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm):

Qua Đèo Ngang

Bạn đến chơi nhà

Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan)

- Sự cô đơn thầm lặng của tác giả

Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của mình)

- Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp)

Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau:

- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn (1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm)

- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau:

· Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức(0,5 điểm)

· Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người (0,5 điểm)

· Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống(0,5 điểm)

→ Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Quỳnh Chi
21 tháng 11 2019 lúc 19:30

gunny ơi bn cho mik xin đề bài viết văn thui cx đc

Khách vãng lai đã xóa
Ngưu Kim
Xem chi tiết
{__Shinobu Kocho__}
21 tháng 11 2019 lúc 19:33

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận

B. Khúc ca khải hoàn

C. Áng thiên cổ hùng văn

D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh

B. Bài ca Côn Sơn

C. Bánh trôi nước

D. Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.

D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn

B. Sông núi

C. Đất nước

D. Sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh

B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C. Cảnh khuya

D. Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu "Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con." giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

"Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo"

A. Từ ngữ đồng âm

B. Cặp từ trái nghĩa

C. Nói lái

D. Điệp âm

II. Tự luận (7, 5 điểm)

11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

Một kỉ niệm tuổi thơ. Tình bạn tuổi học trò Chúc bạn học tốt !
Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Trà My
21 tháng 11 2019 lúc 19:48

trường bn thi giữa hk1 ak

trường mk ko cần thi

đề đây

Phần I. Văn bản

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn

Đề bài : Cảm nghĩ về 1 người thân trong gia đình em mà em yêu quý.

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Trà My
21 tháng 11 2019 lúc 19:52
đề 2 Phần trắc nghiệm

Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh.

C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút B. Truyện ngắn

C. Hồi kí D. Kí sự

Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm B. Tự sự

C. Nghị luận D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người

B. Tình yêu lao động của con người

C. Do lực lượng thần thánh tạo ra

D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện B. Luận cứ

C. Các kiểu lập luận D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?

A. Tranh luận B. Ngợi ca

C. So sánh D. Phê phán

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường

B. Biên bản đại hội Chi đội

C. Thuyết minh cho một bộ phim

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 – 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.

B. Tôi bị ngã

C. Con chó cắn con mèo

D. Nam bị cô giáo phê bình

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?

Câu 2: (1 điểm) Xác định cụm C – V trong các câu sau:

a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

Câu 3: (5 điểm)

Đề bài: Hãy nêu cảm nghĩ của mình về 1 người thầy hoặc cô giáo.

Khách vãng lai đã xóa