Trong văn bản tôi đi học có sử dụng phép tu từ nào. Chỉ rõ thuộc loại nào
tìm trong các văn bản đã học các câu thơ văn có sử dụng phép nhân hoá,so sánh,ẩn dụ,hoán dụ và chỉ rõ phép tu từ ấy đc thế hiên cụ thể nào? lớp 6 sgk tập 2
Trong văn bản Tôi đi học, khi miêu tả nhân vật "tôi" nhà văn đã huy động từ ngữ và phép tu từ nào ?
Bạn tham khảo tại link này nhé:
https://hoc24.vn/ly-thuyet/toi-di-hoc.30456/page-2?history_contribute=true
Em hãy sưu tầm 2 câu thơ, văn có sử dụng phép tu từ từ vựng, chỉ ra thuộc phép tu từ nào?
- Nhân hóa: buồn, sầu
- Nói quá: Mồ hôi như mưa
viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu chủ đề quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn, trong đoạn có sử dụng phép tu từ: ẩn dụ, so sánh. chỉ rõ 2 phép tu từ đó.
Ngôi trường của em mang tên Phạm Văn Chiêu(1). Mặc dù mới được học tại trường chưa đầy một năm nhưng ngôi trường đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp(2). Trường rộng gồm 44 phòng học, sân trường được lát xi măng rất sạch với những tán cây bàng, cây phượng xanh mát(3). Giờ ra chơi, bóng áo trắng tràn xuống sân thật vui nhộn(4). Sân trường bỗng vui tươi hẳn lên(5). Em rất yêu trường với những giờ học, giờ chơi thật thú vị(6).
- Hoán dụ: từ “bóng áo trắng”.
- Nhân hóa: từ “vui tươi
Bạn tham khảo nha!
Viết 1 đoạn văn từ 5 - 7 câu chủ đề quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn, trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ: ẩn dụ, so sánh. Chỉ rõ 2 phép tu từ đó
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Từ văn bản Tôi đi học -Thanh Tịnh, viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận tâm trạng nhân vật "tôi" ngày đầu tiên đi học. Đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động (gạch chân và chỉ rõ)
Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới..Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới
Bạn viết sai đề rồi
Câu thơ: “Sương chùng chình qua ngõ” sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó? Chép một câu thơ hoặc một khổ thơ khác trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có cách sử dụng như vậy? (ghi rõ tên tác giả,, tác phẩm).
Sử dụng phép tu từ nhân hóa.
Tác dụng:
- Làm cho hành động của sự vật "sương" trong cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
- Thể hiện sâu sắc sự cố ý chậm lại của sương, không đi nhanh chóng vội vã mà từ từ đến với đất trời cùng mùa thua.
Một câu thơ: Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (Trong "Viếng lăng Bác" nói về đức tính cây tre).
Bài tập 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả ?
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
1.trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên. Tác giả là Tô hoài
2. Đoạn trích đc kể theo ngôi thứ 1. Vì trong đó có sử dụng từ " tôi"
3. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”. thuộc kiểu so sánh ngang bằng
4. Giup đối chiếu sự vật này với sự vật kia
5. Nói nên ngoại hình của Dế Mèn
6. chúng ta ko nên xấc xược và ích kỷ vs mọi người xung quanh
TL:
1.trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên. Tác giả là Tô hoài
2. Đoạn trích đc kể theo ngôi thứ 1. Vì trong đó có sử dụng từ " tôi"
3. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”. thuộc kiểu so sánh ngang bằng
4. Giup đối chiếu sự vật này với sự vật kia
5. Nói nên ngoại hình của Dế Mèn
6. chúng ta ko nên xấc xược và ích kỷ vs mọi người xung quanh
^HT^
a, Nội dung đoạn trích là tả Dế Mèn
b,Ta rút ra được bài học là: Không nên kiêu căng,hống hách và phải biết suy nghĩ hậu quả trước khi làm 1 việc gì đó.
c,Các câu sử dụng tu từ so sánh là: - Những ngọn cỏ gẫy rạp , y như có nhát dao vừa lia qua
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc
Phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh ngang bằng
d,Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên: Giúp cho người đọc dễ hình dung ra được những đặc điểm của Dế Mèn.
Chúc bạn học tốt
viết 1 đoạn văn 10 đến 12 dòng tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường trong đó có sử dụng 2 phép tu từ đã học nhớ chỉ 2 phép tu từ ở đâu có trong đoạn văn
Tham khảo nha em:
Con đường từ nhà em đến trường xa hơn một cây số. Dọc hai bên vệ đường là hàng cây bạch đàn thẳng tắp, lá xanh như dải lụa bay bay trong gió.(so sánh) Xuân sang hè tới, bạch đàn ra hoa từng chùm nhỏ màu vàng chanh, tỏa hương thơm dìu dịu. Hàng đàn ong ruồi, ong sói chăm chỉ giống các bác thợ kéo đến hút mật hoa, cánh vỗ rù rì mơ hồ. (nhân hóa) Cánh đồng lúa thẳng tắp tới chân trời, mùa nào cũng nên thơ. Đẹp nhất là đôi ba cánh cò trắng vỗ cánh bay lên cùng hình ảnh con trâu, con nghé hiền lành gặm cỏ ven bờ. Dưới dòng kênh, làn nước trong vắt chảy róc rách suốt đêm ngày, tỏa ra các đồng ruộng. Mỗi sáng sớm, từng đoàn học sinh nhấp nhô, tay nắm tay, vai khoác vai, tiếng cười, tiếng nói cất lên náo nhiệt. Con đường đi học như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ em.
So sánh + nhân hóa: in đậm