Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Bích Thủy
Xem chi tiết
︵✰Ah
23 tháng 1 2022 lúc 15:42

Tham Khảo 
Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ.  Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba  là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

ĐIỀN VIÊN
23 tháng 1 2022 lúc 15:42

Tham khảo

Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uất hận ngàn thu” vẫn “dương theo giấc mộng ngàn to lớn” – cái nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hòa với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn cảm thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. “Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” mà đau đáu một nỗi nhớ rừng, tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của họ, thực tại là cũi sắt, quá khứ là rừng già, mơ ước là rừng già. Mà con hổ ấy đã gọi thật trang trọng “nước non hùng vĩ!” Đối với Chúa Sơn Lâm rừng là tất cả, nhớ rừng là tiếc tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt… Tất cả xuất phát từ phản ứng dữ dội với thực tại cầm tù, trói buộc: thực tại tầm thường giả dối, thực tại vô vị, vô tích sự… Toàn bộ cuộc đời của mình là ở nơi rừng.

Ai chẳng có một thời oanh liệt của riêng mình! Nó là đoạn đời huy hoàng chói lọi, là quãng đời ý nghĩa nhất của cuộc đời mình! Vì thế bất cứ người nào trong cuộc đời này, nếu là người luôn khao khát sống thì rồi cũng sẽ có lúc ngấm nỗi sầu hận, sầu thất thế để rồi cất lên cái tiếng sầu than u uất kia của Chúa Sơn Lâm.

… Thi sĩ đã tạo ra sự tương phản nhất quán nhuần nhuyễn giữa cái phi thường và cái tầm thường. Chúa Sơn Lâm được đặt ở trung tâm bức tranh và tất cả đều được nhìn qua mắt của loài mãnh thú này, vì thế mà tất cả đều trở nên tầm thường. Đối diện với hổ, con người cũng chi là lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ với mắt lé, dám giễu oai linh rừng thẳm, bọn gấu thì dở hơi, cặp báo chỉ loại ươn hèn nô lệ, hời hợt vô tư lự.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối.........Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Đây là đoạn tuyệt bút nhất của “Nhớ rừng”. Bốn bức tranh là nỗi hoài niệm tiếc nuối, uất hận, bốn câu hỏi mà giọng điệu ngày một tăng tiến dữ dội. Mà đáng kể nhất là bức tranh thứ nhất và bức thứ tư. Chữ “nào đâu…” là một lời than tiếc nuối ngậm ngùi, hợp với không khí thi vị của những đêm vàng bên bờ suối và hợp với dáng điệu say mồi và vẫn rất hào hoa nghệ sĩ: “ta say mồi đứng ngắm ánh trăng tan”. Đến chữ “đâu” giọng điệu khác hẳn. Không còn là than thở mà đã là lời chất vấn quá khứ, lời chất vấn dữ dội oai linh.

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắtĐể ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Đây là hình ảnh oai hùng, lẫm liệt tạo nên dáng điệu hào hùng của bạo chúa. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh chiến trường sau cuộc vật lộn tàn bạo đó là máu của mặt trời, ánh tà dương lúc hấp hối, qua cảm nhận của con mãnh thú. Trong vũ trụ này, chỉ có một kẻ duy nhất được Chúa Sơn lâm xóm là kỳ phùng địch thủ: vầng thái dương.

Sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc, đường hoàng như một khúc tráng ca dữ dội.

(Giảng văn Văn học Việt Nam – Chu Văn Sơn): "Về mặt hình thức cái mới trong bài thơ trước hết thể hiện qua thế thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, còn sử dụng cách ngắt nhịp linh hoạt khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm, khi dàn trải, có hiện tượng ngắt dòng giữa các dòng thơ. Ngôn ngữ thơ nhiều sáng tạo, phong phú, sinh động, giàu chất biểu cảm và trữ tình. Trong bài sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ. Tất cả góp phần làm cho bài thơ vừa giàu tính nhạc vừa giàu tính họa. Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch thơ cuồn cuộn, cảm xúc ào ạt tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ.

Lê Phương Mai
23 tháng 1 2022 lúc 15:42

Refer:

 “Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ đươnng thời. Con hổ xót xa khi mình không còn là mình mà chỉ còn là “thứ đồ chơi” và phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Nó chỉ còn biết sống với quá khứ, sống với ngày xưa. Nhưng quá khứ dù hào hùng, tươi đẹp bao nhiêu cũng không thể thay thế cho hiện tại.  Phải chăng niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trở về với cái kỳ vĩ, siêu phàm, không chung sống được với cái tầm thường, thấp kém giả tạo?. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách, khát khao của nhà thơ.

 

 

Nguyễn Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Khang Diệp Lục
1 tháng 3 2021 lúc 18:45

I. Mở bài: Sơ lược về vấn đề niềm hoài cổ. Tiêu biểu cho vấn đề này là hai tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ và Ông đồ của Vũ Đình Liên

II. Thân bài: 1. Giới thiệu về 2 tác giả, 2 tác phẩm: - Thế Lữ & bài thơ Nhớ rừng:

+ Là nhà thơ có tên tuổi trên thi đàn văn học trong phong trào Thơ Mới

+ Hoài Thanh từng nhận xét về: Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền Thơ mới ở xứ này.

+ Bài Nhớ rừng đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối và niềm khát khao tự do mãnh liệt về thời oanh liệt ngày xưa, từ đó gợi lên lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy.

- Vũ Đình Liên và ông đồ:

+ Trong phong trào thơ mới, Vũ Đình Liên là 1 người cũ. + Bài thơ "ông đồ" là một tuyệt tác của ông về một thời vang bóng để lại nhiều dư âm trong lòng người 2. Phân tích về bài thơ Nhớ rừng:

- Tâm trạng căm hờn, uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú

- Hình ảnh ‘giang sơn hùng vĩ’ thuở ‘oanh liệt’ của con hổ được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của nó - Nỗi chán ghét hiện tại tầm thường, giả dối và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới ‘cảnh nước non hùng vĩ’ xưa kia - Về niềm hoài cổ:

+ Thể hiện qua tứ thơ với cảm hứng nỗi nhớ chủ đạo về ngày xưa, những hoài niệm về một thời oanh liệt nơi chốn rừng sâu

+ Thể hiện sự bất lực với thực cảnh hiện tại qua ánh mắt, suy nghĩ, và khát khao tự do tận từ sâu thẳm trong lòng qua con hổ

3. Phân tích về bài thơ "Ông đồ"

- Thời hưng thịnh của Nho học

- Theo quy luật khắc nghiệt của thời gian, ông đồ thay mặt cho lớp người đi trước, thể hiện rõ nỗi niềm của tác giả đối với cả lớp người xưa cũ, với nền nho học đã rơi vào quên lãng giữa làn gió Tây học.

- Về niềm hoài cổ:

+ Thể hiện qua tứ thơ: cảnh cũ người đâu để nhấn mạnh sự vắng bóng của ông đồ

+ Thể hiện qua những trăn trở băn khoăn của tác giả trước những giá trị tinh thần mà ông đồ đã đóng góp cho nền văn hóa Việt.

4. Nét tương đồng và khác biệt của niềm hoài cổ qua hai bài thơ:

- Tương đồng: + Cảm hứng nỗi nhớ xuyên suốt toàn bộ bài thơ về một miền dĩ vãng

+ Nhớ về một thời hưng thịnh, vàng son

+ Ngậm ngùi, luyến tiếc cho hiện tại

- Khác biệt:

+ Bài thơ "Ông đồ": Kết cấu đầu cuối tương ứng với hai cảnh tượng tương phản sâu sắc cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê bên hè phố ngày Tết làm nổi bật chủ đề bài thơ, thể hiện tình cảnh xuất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ một cách đầy ám ảnh Ngôn ngữ bài thơ rất trong sáng, bình dị, đồng thời hàm súc, dư ba Giọng chủ âm của bài thơ là trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của bài thơ.

+ Bài thơ "Nhớ rừng" Cảnh rừng già hoang vu – giang sơn của chúa sơn lâm – là biểu tượng của thế giới rộng lớn, khoáng đạt, thế giới của tự do, tương phản với hình ảnh chiếc cũi sắt nơi vườn bách thú là biểu tượng của cuộc sống tù hãm, chật hẹp. Giọng thơ khi thì u uất, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc Mang âm hưởng yêu nước kín đáo của những người dân Việt thuở ấy

III. Kết bài: Khẳng định lại về giá trị của niềm hoài cổ ảnh hưởng xuyên suốt trong cả 2 bài thơ

Bạn tham khảo.

♥ Pé Su ♥
1 tháng 3 2021 lúc 18:57

Văn bản Nhớ Rừng của Thế Lữ và văn bản Ông Đồ của Vũ Đình Liên đều mang nỗi niềm hoài cổ sâu sắc về một thời quá khứ tiếc nuối đã qua . Dù là động vật hay con người thì đều có những nỗi niềm quá khứ đã qua và họ đều có những tình cảm , cảm xúc riêng tùy vào từng hoàn cảnh vấn đề . Văn bản Nhớ Rừng đã làm nổi bật tâm trạng buồn đau và nhớ thương của con hổ về nơi rừng thiêng nó thuộc về và cũng như là những ngày tháng nó còn đc tự do tung tăng ở trong rừng , sống cuộc sống tự do và vui vẻ và oai hùng đc bao con vật khác phải cúi đầu kính nể . Nhưng tất cả chỉ là quá khứ , nó chỉ bt gặp lại những điều tuyệt ấy trong giấc mơ hay tưởng tượng vậy thôi . Cũng như văn bản Ông Đồ , hình ảnh ông Đồ trong hoài niệm là hình ảnh đẹp với sự chú ý của nhiều người xung quanh đi lại trên phố vào ngày tế , rồi còn khen ca tài nghệ của ông Đồ . Lúc đó , hình ảnh ông Đồ chính là vị trí trung tâm của ngày Tết , những phẩm chữ của ông vô cùng tuyệt nghệ khiến ai cx bị mê hoặc nhưng thế rồi mỗi năm mỗi vắng , con người dường như đã chuyển đổi xu hướng thành những thú vui khác và dường như họ đã lãng quên đi một ông đồ già mang cho họ niềm vui một thời và đồng thời quên đi phong tục truyền thống dân tộc . Tóm lại cả hai văn bản đều nói nên nỗi niềm hoài cổ không ai thấu đc nỗi nhơ tiếc xót xa về một quá khứ tươi đẹp giờ đây đã bị mai một .

       !!! Cái này mik tự viết nếu cậu thấy ko hợp lí thì đừng viết vào nhé!!!

Smile Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 1 2022 lúc 7:56

Chọn D

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2019 lúc 7:50

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

linh ngọc
Xem chi tiết
Ngọc Diệp Vương
Xem chi tiết
minh nguyet
31 tháng 1 2023 lúc 11:35

Gợi ý cho em:

Phải chăng chú hổ là đại diện cho người dân VN thời đó hay sao?

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
25 tháng 2 2023 lúc 15:29

bàn luận về vân đề Thiên Nhiên và con người trong Đất rừng Phương Nam

Nhan đề đã nêu rõ vấn đề ấy

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
27 tháng 9 2023 lúc 20:40

1.

- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bà.

- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.

- Em rất yêu mến và kính trọng bà.

- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa.
2.

Mở đầu: Bà ngoại là người mà em rất yêu quý.

Triển khai:

- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.

- Em rất yêu mến và kính trọng bà.

- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa

Kết thúc: Em rất yêu bà. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em. 
3.

- Em đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn dựa vào các gợi ý.

- Em lắng nghe những góp ý và chỉnh sửa đoạn văn của em.

Bùi Nguyên Khải
27 tháng 9 2023 lúc 20:38

tham khảo:

Em rất yêu quý bà ngoại của mình. Bà năm nay đã 70 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn lắm. Hàng ngày, bà vẫn ra vườn hái rau về nấu những món ăn ngon cho em ăn. Bà nói: "Minh phải ăn cơm thật nhiều để mau cao lớn khỏe mạnh nhé". Em mong bà luôn có nhiều sức khỏe để em được ở bên bà thật dài lâu.

Mina Cadie
Xem chi tiết
Bùi Quang Vinh
23 tháng 10 2015 lúc 15:43

Ồ! VIẾT ĐẾN LẢ TAY MÀ CŨNG CHƯA XONG NỮA!