Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 8 2018 lúc 17:12

Đoạn thơ hoàn chỉnh là :

Ăn một bát cơm

Nhớ người cày ruộng

Ăn đĩa rau muống

Nhớ người đào ao.

Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
7 tháng 2 2017 lúc 21:23

Trong nền thơ ca dân gian, đồng dao chiếm một vị trí đáng kể. Đồng dao là những bài hát cho trẻ em, được viết bằng thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ, vừa cụ thể, hồn nhiên, vừa ngộ nghĩnh. Có bài đồng dao để trẻ hát cho vui. Có bài đồng dao giúp trẻ con hiểu biết những điều đơn giản. Có bài đồng dao giáo dục trẻ em những tư tưởng, tình cảm về đạo lí, nhân sinh. Những câu đồng dao sau đây đã từng đem đến cho tuổi trẻ chúng ta nhiều thú vị:

"Ăn một bát cơm,
Nhớ người cày ruộng.
Ăn đĩa rau muống,
Nhớ người đào ao.
Ăn một quả dào,
Nhớ người vun gốc…"

Sáu câu đồng dao trên đây nói về chuyện "ăn" và chuyện "nhớ” ở đời. "Một bát cơm”, một "đĩa rau muống’, "một quả đào"… là những biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng cho mọi giá trị và thành quả lao động. "Người cày ruộng", "người đào ao", "người vun gốc"… là nhân dân lao động, những con người đã đổ mồ hôi, công sức, làm ra mọi của cải vật chất và mọi giá trị tinh thần để nuôi sống xã hội. "Ăn" chỉ sự hưởng thụ. "Nhớ” nói lên một thái độ, một tình cảm, biểu thị lòng biết ơn. Chữ "ăn” chữ “nhớ” được điệp lại nhiều lần làm cho ý thơ, giọng thơ được nhấn mạnh, bài học vẻ tình nghĩa thấm sâu vào lòng người, tác dụng giáo dục vô cùng sâu sắc. Tóm lại nhà thơ dân gian đã đi từ cụ thể đến khái quát, nhắc khẽ trẻ em từ “ăn" đến “nhớ” qua đó nêu lên bài học về lòng biết ơn, về tình nghĩa thủy chung ở đời. Bài học ấy đã, được diễn tả thật giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng và rất thấm thía.

"Một bát cơm" mà ta được ăn hằng ngày là do người nông dân "một nắng hai sương" thức khuya dậy sớm, chân lấm tay bùn, cày bừa cấy hái quanh năm làm nên: "Dẻo thơm mật hạt đắng cay muôn phần". Mồ hôi và công sức của họ đã làm nên những mùa vàng bát ngát nuôi sống xã hội, làm cho mọi người được ấm no. Công ơn ấy vô cùng sâu nặng, cho nên chúng ta được "ăn" thì phải có nghĩa vụ "nhớ” ghi lòng tạc dạ công sức của bà con dân cày Việt Nam.

"Đĩa rau muống", “một quả đào" tượng trưng cho hoa thơm trái ngọt ở đời. "Đĩa rau muống" ấy làm cho bữa cơm đạm bạc của nhiều gia đình thêm ngon lành, ý vị. "Một quả đào" cho ta hương vị đậm đà quê hương. Đĩa rau muống và "một quả đào" cổ nhiều nhặn gì đâu nhưng chứa chan biết bao tình đời và tình người. Câu đồng dao nhắc mọi người, nhắc trẻ em phải biết sống có tình có nghĩa thủy chung, không được vong ơn bội nghĩa.

Có "vay" thì tất phải có "trả", đó là nghĩa đời. "Đã vay dòng máu thơm thiên cổ – Hãy trả cho ta mạch giống nòi" (Tố Hữu). Nghĩ về quá khứ, ta nhớ ơn tổ tiên. Nghĩ về hiện tại, được sống trong hòa bình, ta nhớ ơn Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ.

Ở đời, vì tình nhân ái mà người ta biết giúp đỡ, cưu mang đồng loại. Nhưng "làm ơn há dễ trông người trả ơn” (Truyện Lục Vân Tiên). Tuy vậy, mang ơn người, ta có nghĩa vụ đền đáp. Ta lại biết noi gương tốt của người để sẵn sàng tương thân tương ái những ai đang sống trong cảnh nghèo khổ, hoạn nạn:

“Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người đói rét ta nhường áo cơm".

Lòng biết ơn là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Nó làm cho chúng ta biết sống nhân hậu, có nhân cách. Biết sống trong tình thương đồng loại. Biết coi trọng tình nghĩa thủy chung. Biết làm đứa con hiếu thảo trong gia đình. Biết tôn sư trọng đạo. Biết sống thủy chung trong tình bạn, trong nghĩa vợ chồng,…

Những kẻ vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, ăn cháo đá bát… là xấu xa, đê tiện nhất, bị mọi người khinh bỉ xa lánh.

Nhân dân ta cơi trọng tình nghĩa nên tục ngữ, ca dao mới có nhiều câu hay và sâu sắc lắm:

Uống nước nhớ nguồn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cầy cho chăng ?
Vân vân,,.
Thật tự hào biết bao khi đọc những câu ấy.

Đọc những câu đồng dao trên, ta cảm thấy tâm hồn mình được bồi đắp, mở rộng, Càng thấy yêu người và tin vào lòng tốt của nhân dân. Trong hành trang của tuổi trẻ chúng ta bước vào thế kỉ 21, bài học về lòng biết ơn cho ta sức mạnh để đi tới, tự nhắc nhở lương tâm biết sống tình nghĩa "mình vi mọi người” vì hạnh phúc của nhân dân.

Sai đừng ném đá nha!

Nguyễn Thị Hưng
Xem chi tiết
Truong Nguyen
Xem chi tiết
Tạ Tuấn Anh
5 tháng 3 2022 lúc 17:22

tách nhỏ ra nhé bạn

Vũ Quang Huy
5 tháng 3 2022 lúc 17:26

dài thế

Trần Thu Hương
Xem chi tiết
Phạm Thị Thùy Linh
31 tháng 1 2016 lúc 14:04

26 ngày cả 6 người ăn hết số thịt là:

2 x 6 x 26 = 312 (g)

26 ngày cả 6 người ăn hết số rau củ là:

4 x 6 x 26 = 624 (g)

26 ngày cả 6 người ăn hết số cơm  là:

2 x 6 x 26 = 312 (bát cơm)

(Còn lại bạn tự giải nha!)

Nguyễn Tùng Lâm
Xem chi tiết
Boy cute
2 tháng 7 2021 lúc 7:17

Người nông dân muốn nhắn nhủ rằng:

Để làm ra một bát cơm đầy không dễ dàng đâu phải lam lũ bất chấp thời tiết nắng nực mồ hôi tuôn như mưa cũng phải cố gắng để làm ruộng . Nay ta bưng 1 bát cơm đầy chứa đựng biết bao công sức của người nông dân thì phải biết quý từng hạt cơm , quý người đã làm ra hạt cơm dẻo ấy

=> Biết quý trọng sức lao động

Ý muốn nói: Có 1 bát cơm ngon dẻo phải đánh đổi biết bao khó khăn vất vả

=> Khuyên chúng ta quý trọng sức lao động

Nguyễn Thu Hường
10 tháng 9 2021 lúc 21:38

Để làm ra những hạt gạo, bác nông dân phải lao động ngày đêm, mặc cho nắng mưa. Những lúc trưa hè, bác nông dân vẫn phải lao động. Tuy mồ hôi ướt đầm đìa như mưa mà vẫn phải cố gắng làm ra từng hạt gạo. Chúng ta phải biết tôn trọng những người nông dân qua những hạt gạo nhé!

Huy Trần
Xem chi tiết
Thúy Mai
Xem chi tiết
Hoàng Thị Kim Chi
Xem chi tiết
➻❥แฮ็กเกอร์
23 tháng 4 2019 lúc 20:53

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”.

Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào la phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống đổ tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ,  những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẳng sống trong nhừng đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã ngã xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù...để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lý làm người.  Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

Tran Bao Uyen Nhi
23 tháng 4 2019 lúc 20:59

Trong vô vàn những câu ca dao, tục ngữ thì vấn đề mà ông cha ta hay nhắc tới và lặp lại nhiều lần, đó là lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả mà chúng ta đang được hưởng tới ngày hôm nay. Câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu tục ngữ như vậy, nó đã trở thành truyền thống, đạo lý của người Việt Nam qua bao đời nay.

Nghĩa đen của câu tục ngữ đó là khi chúng ta ăn những quả chín mọng và tươi ngon thì phải nhớ tới những người tạo ra nó, họ đã phải bỏ thời gian, công sức của mình để trồng cây, chăm sóc cây tới ngày thu hoạch, đó là quá trình lâu dài, một vụ ít nhất phải 3 tháng, có khi tới hàng năm mới có quả ngọt, vì thế chúng ta cần phải biết ơn họ.

Nhưng để hiểu một cách sâu xa thì câu tục ngữ đó có ý nghĩa rằng: những thành quả, thành tựu mà ta đang được thường hưởng chính là công lao vất vả của những người đi trước, chúng ta phải luôn biết ơn và tri ân họ, nó trở thành đạo lý, truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta.

Những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ hôm nay cả về vật chất lẫn tinh thần đó không phải tự nhiên mà có, không ai có thể tự mình tạo ra được mà đó là cả quá trình, công lao học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đúc kết thực tiễn để có thể tạo ra những thành tựu đấy, nó chứa đựng cả mồ hôi, nước mắt, thậm chí là xương máu của mình để mang lại thành quả đó cho chúng ta. Vì vậy chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của họ.

Đó là những công trình kiến trúc đặc sắc và độc đáo mà tới ngày hôm nay vãn con nguyên giá trị, hay những giá trị tốt đẹp về mặt tinh thần đó là văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật như: câu hò, cải lương, ca trù,.. trở thành những di sản văn hóa phi vật thể được cả thế giới công nhận.

Lòng biết ơn, báo đáp công lao là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, trở thành truyền thồng, đạo đức quý báu của dân tộc, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Để có được cuộc sống tụ do, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay, đất nước đã phải oằn mình lên chiến đấu để giành lại độc lập, giải phóng đất nước, trả lại bình yên cho nhân dân, đó là công sức, sự hy sinh, thậm chí cả xương máu của mình để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày hôm nay, để tưởng nhớ và biết ơn các vị anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên cả nước, Đảng và Nhà nước đã ra sức giúp đỡ, hỗ trợ  họ bằng những chính sách thiết thực, chọn ngày 27/7 hàng năm làm ngày kỉ niệm ngày thương binh, liệt sĩ, là dịp để họ ngồi lại gần nhau cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của một thời bom đạn đã qua, và cũng chính là dịp để chúng ta báo đáp công lao, thể hiện lòng biết ơn, tri ân của mình đối với những người nằm lại nơi chiến trường hoặc một phần cơ thể của mình bằng các hoạt động thăm hỏi, tổ chức các buổi giao lưu, trò chuyện, tổ chức các chuyến viếng thăm các di tích lịch sử, nghĩa trang, đài tưởng niệm trên cả nước.

Ông bà cha ta có câu: “Uống nước thì phải nhớ nguồn”, cũng như “ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”. Thật vậy, khi ta áp dụng hai câu tục ngữ này cho bổn phận làm con của chúng ta. Chúng ta thấy công ơn cha mẹ sinh dưỡng của bố mẹ thật là to lớn, cao dày mà không thể sử dụng bất cứ từ ngữ nào để kể xiết. Tuy nhiên qua hình ảnh một ngọn núi Thái sơn và biển cả. Dù ta vô tình quên ơn nhưng khi ta nhận ra giá trị tinh thần mà cha mẹ hi sinh cho ta thì khi ấy ta vẫn còn có cơ hội để làm lại chính mình mặc dù ta cũng mất mát và thiếu vắng họ. Có người may mắn đủ cha mẹ thì lại thờ ơ, nhưng có người mất một trong hai người hoặc là trẻ mồ côi. Thì khi ta nhìn thấy họ rất hết mực hiếu thảo tuy chưa trọn vẹn lắm về mọi mặt. Nhưng qua đó ta cũng cảm nhận rằng họ thật sự rất cần tình thương của cả hai người, và điều đó thể hiện trong một tổ ấm gia đình.

Những đóa hoa hồng dâng cho cha mẹ, là bày tỏ tấm lòng biết ơn của ta với cha mẹ của mình một đời thương yêu, vất vả vì ta,hay là một nhánh hồng mà ta cầm trên tay để tưởng nhớ, thì lúc đó chỉ là sự nuối tiếc ngậm ngùi khi ta mất đi một người ta thương yêu. Để nuôi dạy chúng ta lớn khôn thành người bố mẹ đã phải hy sinh, vất vả như thế nào để cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp nhất, bằng bạn, bằng bè.

Tóm lại, câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta làm người thì phải biết quý trọng và biết ơn công lao, thành quả mà chúng ta đang được hưởng, đó không phải một sớm một chiều để có được, mà đó là cả một quá trình, vì vậy chúng ta phải trau dồi đức tính tốt đẹp đó, đặc biệt là đối với bố mẹ và thầy cô.

> <