kể lại giấc mơ em gặp được kiều ở lầu ngưng bích và được nàng chia sẻ tâm trạng trong hoàn cảnh
Kể lại giấc mơ em gặp Kiều tại lầu Ngưng Bích ( đan xen yếu tố miêu tả , miêu tả nội tâm ) - Cần gấp 😇🙏 -
hãy đóng vai thúy kiều kể lại tâm trạng của mình khi ở lầu ngưng bích qua đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố miêu tả
Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích và tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều được miêu tả như thế nào qua 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
Gợi lên sự rợp ngợp ,gợi sự hun hút mênh mông
- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt
- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân
- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân / Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” Với nghệ thuật đối lập “non xa” – “trăng gần” và cách dùng từ Hán – Việt “khóa xuân”, tác giả đã giới thiệu với người đọc về lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Kiều. Đã biết bao đêm, nàng cô đơn, thao thức nơi ngôi lầu ấy. Ở trên lầu cao nhìn ra xa, Kiều thấy dãy núi và mảnh trăng như ở cùng trong một bức tranh.
- Vì nơi đây nằm trơ trọi giữa không gian mênh mông và xung quanh hoang vắng: “Bốn bề bát ngát xa trông / Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” Bằng cách sử dụng từ láy “bát ngát” kết hợp với phép đối “cồn nọ” – “dặm kia” đã mở rộng không gian ra nhiều phía, tô đậm thân phận cô đơn của Kiều. Nhìn ra bốn vể không một bóng người, Kiều chỉ thấy những cồn cát vàng trải dài và trên những dặm đường xa, gió cuốn bụi hồng bay lên.
- Cảnh nơi lầu Ngưng Bích thật đẹp, thật thơ mộng nhưng cũng thật buồn và tâm trạng cô đơn, đáng thương của Kiều càng được thể hiện rõ: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya / Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” Tác giả đã sử dụng cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi tả thời gian tuần hoàn khép kín, hết sớm rồi lại khuya, hết ngày rồi lại đêm, cứ thế trôi đi. Kiều giờ đây chỉ còn đơn độc một thân một mình nơi đất khách quê người. nàng chỉ còn biết làm bạn với áng mây buổi sớm và ngọn đèn canh khuya. Khi đối diện với mây với đèn, Kiều càng thấm thía cái bẽ bang của thân phận. Cảnh ấy, tình ấy đã làm cho lòng Kiều tan nát.
Viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
Kể lại giấc mơ gặp Kiều ở lầu Ngưng Bích và được nàng chia sẻ tâm trạng trong hoàn cảnh ấy.
"Không chép mạg"
Mong mọi người giúp đỡ 😓😩
Thanks
bạn tham khảo nhé.
Cái nắng nhè nhè ,làn gió mơn man da thịt làm tôi chợt tỉnh cơn mê .Tôi cứ đi sâu , đi về phía trước ở nơi có ánh sáng li ti cuối con đường kia .Nơi đây là một nơi xa lạ ,hơi cũ kĩ và cổ ,giống như thời xa xưa ,.Xung quanh là cây là nước ,đẹp nhưng hiu quạng .Thế mà sao cứ cảm thấy quen quen ,a quen thật -là căn nhà nơi Kiều bị nhốt đây mà -Lầu Ngưng Bích
Tôi cứ ngơ ngác ,chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra .Sao mình lại ở đây ?chẳng hiểu gì cả ?kể là buổi tối đọc truyện kiều ,thâý xót xa cho nhân vật thúy kiều nên khóc và ngủ thiếp đi .Chẳng có lẽ...tôi đang trong mơ.Ôi !thật hoang đường ,nhưng đây là sự thật .Trước mặt tôi bây giờ là một bức tranh khung cảnh thật đẹp ,chẳng khác Nguyễn Du phác họa là bao.Cảnh non nước đẹp ,mang theo tâm hồn phiêu lãng ,từng làn sóng lăn tăn ,từng khóm cây rung rinh ...cái nắng chiều hoàng hồn như thắp lên vẻ u buồn .Cảnh vật có đẹp có thơ mộng trong mắt tôi ,nhưng có lẽ trong mắt kiều trên lầu kia giống như một vực thẳm .
Tôi nghĩ mình sẽ phải đối mặt với kiều .Có sự tò mò ,có sự hưng phấn nhưng tôi do dự ,không biết có lên bước lên lầu hay không ,thực sự là sợ hãi ,khi gặp trực tiếp như thế này .Cuối cùng tôi vẫn đi từng bước lên lầu .Mở cửa ra ,tiếng cửa kêu kèn kẹt nghe mà u buồn ,trong phòng chỉ có cái đèn dầu còn đâu đều chìm trog tôi .Tôi vẫn bước tiếp lên tầng hai ,vừa qua ngưỡng cửa đã thấy căn phòng đơn sơ .Chỉ có bàn uống trà ,vài cái ghế và chiếc giường ngủ .Nhưng đặc biệt là tôi thấy một người con gái -là kiều ư?Vẻ đẹp con gái ngày xưa thật đặc biêt,"nếu như kiều mà sống ở thế kỉ 21 chắc cũng là một hotgirl đấy" ,tôi thầm nghĩ.Đúng như tác giả viết "Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh"
Làn da nàng trắng nõn ,với bộ lông mãy cong đen cùng điểm thêm làm môi đỏ ...trong nàng cứ như một viên ngọc đẹp -hoa có đẹp cũng chẳng thể so bì ,ngôn từu chang thể diễn tả hết .Phải trực tiếp nhìn thấy mới ngỡ ngàng làm sao .Vẽ đẹp thoát tục ,mĩ miều như thế ,song chẳng phải chịu khổ cực sao ...Kiều đã phát hiện ra tôi rồi ,nàng nhìn tôi đôi mắt trong veo không gợn sóng ,thế nhưng nó như có lực hút ..của sự u buồn ,cô đơn trong đó .Hình như tưởng tôi là người đưa cơm nên nàng chang lười phản ứng ,vẫn rõi đoi mắt ra ngoài xa kia .Kiêu không nói tôi cũng không nói ,cứ thế mà lẵng lẽ nhìn nàng .Chẳng biết sau bao lâu ,khi bóng đêm đã chìm xuong ,chỉ còn bóng 2 người dưới đèn dầu .Lúc này tồi mới hiểu được lời thơ của tác giả ,sống 1 mình như thế này quả thực quá đáng thương rồi .Giờ đây kiều mới nói:
-"Sao còn chưa đi?" Giọng nói trong trẻo nhưng lạnh lùng ,chẳng biết nàng đã trải qua những gì ?tôi tự hỏi .Im lặng chút ,tôi trả lời:
-"Tôi không phải người ở đây ,chỉ là vô tình mà bước vào trong thế giới này thôi ..Không cần đề phòng tôi"
Lại nhìn tôi ,nhưng lần này là ánh mắt ngờ vực .Tôi biết trông tôi chỉ khoảng 15t ,ăn mặc thì kì lạ ,ở thời đại này nhưu 1 tiểu cô nương dù sao vẫn ít hơn tuổi kiều nên tôi nghĩ cô ấy đang chần chừ ,có nên tin tưởng tôi hay không? Sau 1 hồi có lẽ cô ấy đã tin tôi rôi f.Cô đơn bấy lâu nay có tôi như một người bạn ,cô ngồi tâm sự với tôi đủ điều .Vẫn chưa thoát khỏi cảm xúc vui mừng khi được nói chuyện với một người con gái tài sắc vẹn toàn nên tôi cũng có phần rụt rè ,hầu nhưu toàn kiều nói ...Tôi chượt nghĩ đến tác giả viết ,rồi hỏi kiều ":
-"Tỷ tỷ phải trải qua rất nhiều chuyện ,tỷ cũng thật mạnh mẽ ...tỷ có thể kể cho ta nghe về tỷ được chứ?"Tôi nhận ra hơi thở u buồn của kiều ,thở dài rồi kiều cũng nói:
-"Đúng vậy ,ta đã tair qua rất nhiều từ ...đến ..rồi " tiếng nấc nghẹn ngào ,dòng nước mắt rơi trên khuôn mặt tuyệt mỹ thật khiến người ta đau lòng .Có lẽ bất cứ ai trong khoảnh khắc này ,không chỉ reeng tôi cũng cảm thấy xót xa cho kiều ,căm hận xã hội thối nát đã đẩy nguwoif con gái như vậy vào một vũng bùn .Tôi và nàng tiếp tục trò truyện với nhau ,tôi kể cho nagf một số mẩu chuyện cười mà tôi biết ,khi tiếng àng cười vang lên trong như tiếng chuông vậy .Bất chợt nghĩ ,nếu tiếng cuwoif này cứ vang nhưu vậy thì thật tuyệt vời .Rồi tôi lại kể cho nàng nghe về cuộc sống hiện tại của tôi ,nàng lại ngơ ngác vẻ mặt si mê .Tôi thấy tiếc tahy cho một đóa hoa .chưa nở đã muốn tàn ..Thế rồi đang vui vẻ ,tôi nghe thấy tiếng bước chân tới gần ,chỉ kịp nhìn thấy kiều lần cuối rồi chợt vụt tắt .Tôi mở mắt ra ,ánh sáng ban công tràn vào làm tôi chưa kịp thích ứng .Biết mà ,là mơ thật ..hazz nhưng sao cứ cảm thấy chân thực sao ấy .Gặp kiều tôi mới nhận ra được nhiều thứ ,chẳng thể tin được xã hôi xưa thối nát ,như thế đẩy những người con gái vào cảnh éo le như vậy .Một xã hộ trọng nam khinh nữ ,đầy rẫy bất công thật đáng chê trách ...Những người con gái chẳng thể lên tiếng làm chủ cho số phận của mình .Tôi thấy thương tiếc họ ,và cảm nhận được nỗi đau mà họ trải qua .Vậy nên tôi cũng thấy khâm phục nghị lực sống của họ ,thiết nghic mình là con gái trong hiện địa thì càng phải nỗ lwucj pahts huy vẻ đẹp của nguwoif con gái ..không thể hổ thẹn được .
Chỉ là mơ ,như ngỡ vừa xảy ra .Tôi nghĩ đây là giấc mơ ấn tượng nhất trong 15n từu nhỏ đến giờ .Gặp kiều tôi như đã trải qu 1 kiếp người .Và nhận ra nhiều bài hovj quý giá .Tôi biết phải chân trọng từng khoảnh khắc ,cố gắng phát huy hết khả năng của bản thân .Để cho xã hội biết rằng :phụ nữ cũng chẳn kém gì đàn ông .Phải chăng các bạn cũng nghĩ như tôi?
Em hãy viết môth đoạn văn thuật lại 8 câu cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều, tâm trạng đau buồn triền miên, lo sợ qua cái nhìn cảnh vật.Em cảm ơn mn nhiều ạ!
Tâm trạng buồn lo, tủi phận cho chính mình của nàng Kiều được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
- Tâm trạng buồn lo của Kiều được thể hiện ở 8 câu thơ cuối của đoạn trích. 8 câu thơ được chia làm 4 cảnh lục bát, mỗi cảnh thể hiện một nét tâm trạng của Kiều
+ Cảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa nơi cửa bể chièu hôm mên mông gợi ra trong lòng Kiều nỗi nhớ nhà nhớ quê, nỗi buồn quê hương, tâm trạng cô đơn
+ Nhìn cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới xa, Kiều nhớ đến thân phận mình cũng như cách hoa kia, không biết sẽ trôi dạt về đâu
+ Rồi Kiều nhìn ra bốn phía chỉ thấy một màu sắc rầu rầu, héo úa, tàn rụi của nội cỏ giữa 4 bề xanh xanh nhạt nhoà của chân mây mặt đất. Màu sắc của nội cỏ phản chiếu nỗi đau tê tái của người con gái hưu lạc, nỗi lo lắng cho tương lai mờ mịt của nàng
+ Nhìn xa rồi đến nhìn gần, âm thanh kêu quanh ghế ngồi của Kiều tượng trưng cho những sóng gió đang rình rập, bủa vây, xô đây Kiều. Tiếng sóng kêu cũng là tiếng kêu đau đớn của nàng Kiều đồng vọng với tự nhiên
- Khép lại đoạn trích, tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Tám câu thơ cuối của bài là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đây còn là một bức tranh tứ bình, được tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” tạo một âm điệu trầm buồn. Tám câu cuối này đã vẽ ra bốn cảnh và mỗi cảnh đều nhuốm một màu tâm trạng:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
- Bức tranh vẽ cảnh “cửa bể chiều hôm” thật rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Trên nền của bức tranh ấy, Kiều nhận thấy ở phía ngoài khơi xa thấp thoáng hình ảnh “thuyền ai” lẻ loi, đơn chiếc đã gợi ra trong lòng Kiều một tâm trạng buồn, xa nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn lại gần trong một khoảng không gian hẹp. Kiều nhìn dòng nước đang chảy và cánh hoa trôi lững lờ để rồi Kiều lại lo cho thân phận của mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”
Cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh hoa trôi mặt nước. Kiều nhìn hoa mà không thấy đẹp, thấy tươi vì những bông hoa đó đã bị bứt ra khỏi cành, khỏi cây, khỏi sự sống và giờ đây đang trôi nổi, phiêu dạt trên mặt nước. Nhìn hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nàng nỗi lo sợ cho thân phận bất hạnh của bản thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cũng giống như hoa, cuộc sống của Kiều giờ đây đã bị cắt đức khỏi mối liên hệ với gia đình, quê hương. Kiều không biết phải làm gì, đành phó mặc tất cả cho số phận. Kiếp người tựa kiếp hoa, tránh sao được dập vùi tan nát.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn gần, nhìn ra bốn phía xung quanh nơi lầu Ngưng Bích với một cái nhìn bao quát hơn:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Tác giả đã sử dụng từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này. Từ “rầu rầu” vốn là một từ gợi tả tâm trạng của con người. Nhưng ở đây tác giả lại dùng để miêu tả màu sắc. Đó là sắc cỏ tàn tạ, héo úa được trải dài trong một khoảng không gian vô tận nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây”. Sống trong không gian héo tàn ấy khiến Kiều lo lắng, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng héo mòn, tàn tạ ở nơi đây. Kiều buốn chán, tủi thân về cuộc sống lạnh lung, vô định của mình
- Ở cảnh cuối cùng của đoạn trích, thiên nhiên nổi lên thật dữ dội, như đang bủa vây lấy Kiều:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Việc sử dụng từ láy “ầm ầm” đã diễn tả cảnh sóng gió giông bão. Không còn là gió thổi, gió lướt mà là “gió cuốn mặt duềnh” thật hung bạo, dữ dằn. Cũng không còn là sóng xô, sóng vỗ mà là sóng kêu “ầm ầm” dữ dội. Âm thanh tiếng sóng như đe dọa, thét gào, đang dồn đuổi, bủa vây lấy Kiều. Nhìn khung cảnh đó, Kiều vô cùng kinh sợ, hãi hùng. Kiều lo cho số phận của mình không biết sẽ bị xô đẩy về đâu, tương lai của mình rồi sẽ ra sao? Qua đó, người đọc cảm nhận được tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du
=> Như vậy, ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, có thể khẳng định đó là một bức tranh tứ bình đầy ấn tượng với cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy và cảnh trog tình này” , đồng thời thể hiện được tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tám câu thơ này là bút pháp tả cảnh ngụ tình thật rõ nét. Mỗi cảnh là một ý tăng dần theo suy nghĩ và mặc cảm của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả tinh tế từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu, kinh sợ hãi hùng. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là bậc thầy ngôn ngữ.
Kết lại đoạn trích tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. 8 câu thơ cuối là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất truyện Kiều. 8 câu đều bắt đầu bằng điệp ngữ buồn trông tạo âm hưởng trầm buồn cho lời thơ. Bốn cặp lục bát như cảnh vật bốn phía đất trời hiện ra trong cảm nhận của Kiều. Kiều ngắm nhìn hoàng hôn khi lòng nàng được nỗi u sầu.
-"Buồn trông cửa bể chiều hôm / Thuyền ai thấp thoáng cách buồm xa xa ?" : Ngắm nhìn con thuyền nhỏ bé trên biển cả mênh mông Kiều chợt liên tưởng đến cuộc đời mình cũng như con thuyền nhỏ bé chơi với giữa biển đời đầy sóng gió với hành trình lưu lạc lênh đênh không biết đâu là bến đỗ bình an .Hình ảnh quê hương và mái nhà cha mẹ đã lùi xa tít tắp, không biết đến bao giờ mới có cơ hội trở về đoàn tụ với gia đình.
Kiều nhìn ngọn nước đang cuốn trôi cánh hoa và nàng lo cho thân phận mình:
" Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu?" Nhìn cánh hoa mỏng manh bị cuốn đi bởi dòng nước chảy xiết Kiều lại chạnh nghĩ đến số kiếp trôi nổi ,vô định của mình cũng như cánh hoa kia bị dòng nước cuốn trôi không biết đi đâu về đâu .Câu thơ được viết dưới dạng câu hỏi tu từ Kiều hỏi nhưng không tìm được câu trả lời ,bởi giữa không gian mênh mông, trơ trọi ở lầu Ngưng Bích Kiều chỉ đối diện với chính mình không ai đồng cảm sẻ chia và trả lời nàng.
-" Buồn trông nội cỏ rầu rầu /Chân mây mặt đất một màu xanh xanh" tác giả sử dụng hai từ láy "rầu rầu" và "xanh xanh" để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này đó là thảm cỏ úa tàn héo hắt như màu cỏ trên mộ Đạm Tiên "rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh" Kiều như mô hồ linh cảm đến một tương lai mờ mịt vô vọng đang đón đợi mình phía trước. Bởi cảnh vật lúc này thật ảm đạm với màu sắc nhạt nhòa, đơn điệu với không gian thăm thẳm ,mông lung.
" Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" từ láy tượng thanh "ầm ầm" như đe dọa của bủa vây lấy cuộc đời Kiều .Hình ảnh ẩn dụ "sóng" và "gió" nói đến những tai ương hiểm họa đang ập đến cuộc đời Kiều .Dường như lúc này Kiều đang lo sợ, hãi hùng trước tương lai đầy song gió của mình Kiều càng vùng vẫy Kiều càng rơi vào bế tắc.
=> cảnh được miêu tả từ xa đến gần ,từ tĩnh đến động, phù hợp với diễn biến tâm trạng của nàng Kiều từ chỗ buồn bâng khuâng ,man mác vì tình cảnh tha hương nơi đất khách quê người đến tâm trạng buồn bã về số kiếp trôi nổi bèo bọt và cuối cùng là nỗi lo lắng sợ hãi về tương lai phía trước.
Tài năng của Nguyễn Du không hề tả tình mà qua cảnh vật ta thấy rõ nỗi niềm tâm trạng của nhân vật .Bức tranh ngoại cảnh cũng là bức tranh tâm cảnh đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình .
- em hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của truyện kiều
- chỉ ra vẻ đẹp của thúy vân
- chỉ ra vẻ đẹp của thúy kiều
-khung cảnh của lầu ngưng bích
- tâm trạng thúy kiều ở lầu ngưng bích
thật ra mấy cái này có nhiều trên google lắm bạn, thay vì hỏi bạn có thể search ở trên đó luôn
Trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" từ “bẽ bàng” diễn tả tâm trạng gì của nhân vật? Vì sao nhân vật lại có tâm trạng đó? Tâm trạng này còn được tác giả miêu tả ở cảnh ngộ nào, trong câu thơ nào của tác phẩm?
Từ ''bẽ bàng'' diễn tả tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Kiều trước lầu Ngưng Bích. Kiều cảm thấy vậy vì Kiều nhớ Kim Trọng- mối tình đầu và lời thề nguyện đêm trăng, nỗi nhớ cha mẹ già không ai chăm sóc. Tâm trạng này được tác giả miêu tả ở 6 câu thơ đầu của đoạn trích (6 câu thơ em tự chép nhé vì có trong SGK rồi)
Viết đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 câu) nêu cảm nhận về tâm trạng của nàng Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm Trả lời nhanh trong hôm nay giúp em ạ!!!
Tham khảo:
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.