Viết hộ mik bài văn dài dài về mẹ với ạ!!!
Viết bài văn khoảng 15 câu viết về cuộc đời của lão hạc Giúp mik với mik like hộ ạ
Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khổ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vặt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lão từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn làm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.
Viết bài văn tả mẹ em lúc em bị ốm
Viết dài dài hộ mình nha
Trong gia đình, ai cũng yêu thương, chăm sóc tôi, lo lắng cho tôi từng li từng tí, nhưng người mà luôn yêu thương, động viên cho tôi lúc khó khăn, buồn đau chính là mẹ của tôi. Là một giáo viên nên mẹ rất nghiêm khắc đối với học sinh. Và ở nhà, mẹ cũng thế, có lúc, em rất giận mẹ, nhưng cuối cùng, em đã tự giận mình vì đã nghĩ sai về mẹ. Mẹ rất thương em và hầu như mọi chuyện em đều kể cho mẹ nghe, từ việc ở lớp đến ở nhà. Nhưng trong lòng tôi vẫn luôn khắc ghi một kỉ niệm đáng nhớ đối với mẹ.
đó là vào một buổi trưa lúc tôi đi học về cảm thây nhức đầu,người hơi lạnh nôn nao.Tôi cố gắng đi về đến nhà. khi về đến nhà cơn đau đầu lại ập tới bất chợt. Tôi nửa tỉnh nửa mê, cảm thấy mọi thứ xung quanh mờ hẳn. Cả người tôi nóng rực, khó chịu, và cổ họng khô rát, dường như tôi đang chìm vào một cơn mê, mà ở đó, tôi chẳng rõ là gì. Lúc đó, mẹ nhìn thấy tôi như vậy mặt mẹ tái nhợt và dìu tôi vào giường nằm. Đôi bàn tay thô ráp của đặt lên trán tôi thật chẳng mềm mại chút nào, nó dày và chai sạn. Đó là kết quả của những giờ lao động mệt nhọc, vì mẹ phải tần tảo nuôi chúng tôi nên người. Nằm trên giường, tôi cố mở đôi mắt trông mọi vật trong phòng, tôi không muốn cứ tiếp tục nhắm nghiền mắt mà chật vật với cơn mê. Mẹ đã đi đâu mất, đồ đạc bị xáo trộn cả lên. Bên cạnh tôi, nào khăn, nào nước ấm, nào chén, nào muỗng, nào thuốc uống. Tất cả đều được mẹ tận tay đem lên. Tôi bất chợt ngửi thấy thoang thoảng mùi cháo hành từ tầng dưới, và cả tiếng reo của nước sôi. Đột nhiên, trong khoảnh khắc của người mắc cơn sốt nhất thời, tôi lại thèm được xuống nhà và tận mắt xem mẹ nấu ăn, tôi muốn nói, muốn đi lại, chứ tuyệt đối chẳng muốn cái cảnh nằm dính trên giường cả ngày, chờ cho được đút ăn, được uống thuốc đều đặn. Đang miên man trong cơn nhức đầu và sức nóng rạo rực, tôi mừng hẳn khi nghe tiếng bước chân mẹ trên cầu thang. Mẹ đã lên đây, trên tay không quên tô cháo được múc sẵn. Đến gần nơi tôi đang nằm, mẹ khẽ quỳ xuống, đặt tô cháo sang bên cạnh, một tay mẹ nâng đầu tôi lên, phụ tôi gượng dậy và dựa lưng vào tường trên một chiếc gối êm, sẵn muỗng trên tay, mẹ vớt một muỗng nhỏ và nhẹ thổi cho bớt nóng, rồi đưa lên miệng tôi, thúc tôi ăn. Khi cho tôi ăn xong mẹ kể chuyển cho tôi nghe, cho tôi uống thuốc, mẹ cố cười để làm tôi vui, chỉ vì mong muốn tôi nhanh chóng khỏi bệnh. Đôi mắt mẹ màu mắt nâu đen loáng thoáng một chút mơ hồ, xen lẫn mệt mỏi rã rời. Làn da của mẹ đen sạm hơn bình thường, vầng trán nhăn lại chỉ làm lộ thêm những nếp nhăn hằn sâu trên trán. Tôi vẫn còn nhớ man máng cái phút mà mẹ lấy nước cho tôi dùng, đôi tay mẹ lúc ấy vẫn nhẹ nhàng, nhưng gầy gò và ôm lấy những đường gân xanh bị che đi bởi màu da sạm nắng. Tôi ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi chính bây giờ mới nhận ra hình ảnh của mẹ thay đổi bấy lâu nay, vậy mà, vì mải chơi nên tôi không quan tâm tới sự thay đổi ấy. Nhất là ngay lúc này đây, hình ảnh ấy mỗi lúc một rõ nét thêm, nỗi lo lắng cho tôi chỉ làm cho hình ảnh ấy của mẹ khắc khổ hơn, buồn rầu và xác xơ, khiến cho lòng tôi vang lên những tiếng kêu nghe tê tái. Mẹ nay đã không còn là hình ảnh trẻ trung, xinh tươi như xưa, trước mắt tôi giờ là người phụ nữ với dáng người ốm gầy, xanh xao và da đen sạm nắng gắt, mái tóc mẹ chẳng còn đen, bồng bềnh như xưa để cho lúc tôi đùa với những lọn tóc xoăn tự nhiên mỗi khi nằm cạnh mẹ, mà bây giờ, nó điểm nhiều sợi bạc trắng, trông xác xơ và rời rạc. Mẹ đã già đi rất nhiều cùng với nỗi lo toan trong cuộc sống, với những sáng sớm cật lực khi trời vẫn mờ sương. Mẹ đang đi cùng tôi qua những chặn đường của cuộc đời, mẹ vì tình thương dành cho tôi mà chấp nhận hi sinh sắc đẹp của tuổi xuân, chấp nhận chịu bao đau khổ chỉ để mong tôi sống mà thành người. Mẹ đã đánh đổi cuộc đời mình… Giờ đây, trái tim tôi đang đau nhức vì nhận ra hình ảnh mẹ không còn như xưa, nụ cười của mẹ khi xưa giờ đã héo đi, để lại dấu vết môi đỏ vụng về trên khóe miệng. Mẹ giờ đã khác xa với hình ảnh mẹ thuở nào…
Tình cảm của mẹ như biển cả bao la. Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống. Tôi sẽ cố gắng ăn thật nhiều khỏi ốm để mẹ vui. Tôi sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Cám ơn mẹ, mẹ đã cho con rất nhiều, cho con được có mặt trong cuộc sống này, cho con biết được vô vàn điều quí giá trong cuộc sống,...Con biết rằng nếu cố gắng học giỏi thì cũng sẽ không thể đền đáp được những gì mẹ giành cho con. Nhưng con sẽ cố gắng làm cho mẹ cảm thấy tự hào về con. Con yêu mẹ rất nhiều.
Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ '' chuyện cổ tích về loài người '' của nhà thơ Xuân Quỳnh
viết dài dài mà chi tiết ,hay hộ mik nha
Tham khảo/:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những lí giải thú vị về nguồn gốc của loài người qua khổ thơ đầu tiên. Tác giả đã cho chúng ta hình dung được cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”. Trái đất vẫn còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.
Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ đặc biệt và thật độc đáo khi thuật lại sự ra đời của loài người qua lời kể đầy sáng tạo của nhà thơ Xuân Quỳnh: Mọi thứ trên đời này sinh ra là vì trẻ em, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ con. Lúc đầu, nhà thơ đã vẽ ra một thế giới hoang sơ, lạnh lẽo và thế giới lúc bấy giờ chỉ có màu đen. Khi trẻ em được sinh ra, thế giới đó đã hoàn toàn thay đổi và tất cả những điều thay đổi đó đều dành cho trẻ con. Sự xuất hiện của thiên nhiên, mặt trời, cỏ cây, hoa lá, … đều dành cho trẻ em, cho trẻ em cảm nhận được thế giới thiên nhiên rất tươi đẹp. Để trẻ em được sống trong một thế giới hạnh phúc thì khi trẻ em sinh ra đã có mẹ bế bồng trong lời ru và tình yêu thương của mẹ bao la, rộng lớn, mênh mông. Có mẹ, có bà và có bố, tình yêu thương của mọi người chính là cái nôi chắp cánh những ước mơ cho con trẻ. Để trẻ em được học hành, được giáo dục thì đã có những thầy cô giáo gieo vào tâm hồn trẻ thơ những bài học đầu tiên, những ước mơ, … Trẻ em đã được lớn lên trong một thế giới thật hạnh phúc. Qua bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh còn gửi gắm tới những người thân: Hãy luôn yêu thương, chăm sóc và che chở cho trẻ em vì trẻ em chính là tương lai của đất nước. Và nhắc nhở trẻ em rằng hãy luôn yêu thương những người thân của mình vì họ đã dành cho mình những điều tốt đẹp nhất. Có thể nói, lòng yêu thương trẻ con của tác giả đã được thể hiện, đã được bộc lộ qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm và nồng hậu.
Tham khảo:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những lí giải thú vị về nguồn gốc của loài người qua khổ thơ đầu tiên. Tác giả đã cho chúng ta hình dung được cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”. Trái đất vẫn còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.
Viết bài văn khoảng 15 câu viết về cuộc đời của lão hạc Giúp mik vs mik cần gấp mik like hộ cho ạ
Tham khảo:
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng
TK:
Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiến trình văn học Việt Nam đó chính là nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó; vì quá ăn năn hối hận nên lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khổ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vặt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lão từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn làm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.
ĐỀ BÀI: viết 1 đoạn văn dài bằng 1 trang giấy nêu cảm xúc củ em về đoạn thơ:
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.
GIÚP MIK VỚI Ạ. MIK ĐNG CẦN GẤP Ạ
MIK SẼ TICK
viết đoạn văn khoảng 7-9 câu ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Tình mẹ” ở trên.
giúp mik với ạ
Tham Khảo
" Mẹ ơi " là 2 tiếng con cất lên từ lúc sinh ra gọi mẹ. Mẹ hi sinh cho con tất cả, mẹ là thế giới của riêng con. Con sinh ra và lớn trên trong vòng tay ấm áp được mẹ bồng từ khi bé. Cho đến lớn mẹ vẫn theo con, con vấp ngã, mẹ đỡ con dậy và nói " không sao đâu con " câu nói động viên ấy khắc sâu trong lòng con, những lúc vấp ngã không có mẹ con tựa như mẹ nói câu đó mà đứng dậy lấy thêm nguồn sức mạnh cho bản thân mình. Con là thứ vô cùng quý giá với mẹ, với mẹ con luôn là đứa con bé bỏng chưa lớn khôn. Mẹ ơi ! con không dám nói con yêu mẹ nhường nào nhưng con sẽ thể hiện nó qua lòng hiếu thỏa của mình. Tình yêu của mẹ thiêng liêng rộng lớn như đất trời. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " Cảm ơn "
các bạn viết hộ mik 1 bài văn tả về người mẹ nha. viết nhanh nhé, mik đang cần gấp ! mik sẽ tick cho 6 bạn nhanh nhất nha !
tl : re ơi, tra mạng nó ra dài lắm mình muốn viết một bài ngắn nhắn thui
KHác gì trời muốn thì tự làm đi
#Trả thủ#
Viết đoạn văn dài cảm nhận về bài thơ MẸ ỐM của Trần Đăng Khoa ( có dẫn chứng là các câu thơ nhé) mong mang giúp mình ạ mình đang cần gấp
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người tù cách mạng qua 4 câu thơ đầu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn- Phan Bội Châu. Giup mik với đang cần gấp ko cần viết dài ạ