Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Quốc An
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 13:14
1.    Mở bài: –     Bài văn Cổng trường mở ra của Lý Lan đăng trên báo Yêu trẻ số 116, ra ngày 1 – 9 – 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. –    Bài văn phản ánh tâm trạng xúc động của một người mẹ trước ngày đưa con đi học buổi học đầu tiên trong đời và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 2.    Thân bài: *    Cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trẻ: –    Đêm trước ngày khai trường, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo lắng cho con, phần vì những kỉ niệm khó quên của ngày đầu tiên đi học sống dậy trong kí ức. –    Lo cho con quần áo mới, cặp sách mới, tập vở mới… mọi thứ đều đã sẵn sàng. –    Hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, tâm trạng bồi hồi khó tả. Trò chuyện với mình. Nghĩ tới chuyện ngày mai mình dắt con đi học và sẽ nói với con rằng : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” *    Cảm xúc và tâm trạng của đứa con thơ: –    Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ, háo hức chờ đợi ngày mai tới trường, cảm giác giống như trước một chuyến đi chơi xa. –    Cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. –    Tự giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, lờ mờ cảm thấy mình đã lớn. –    Giấc ngủ đến với cậu bé thật dễ dàng… *    Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường: –    Ngôi trường của tuổi thơ là một thế giới kì diệu. Thời gian đi học là thời gian đẹp đẽ nhất của đời người. –    Trường học sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học, tình thầy trò, bè bạn, tình yêu quê hương, đất nước, đạo lí làm người. –    Nhờ quá trình học tập mà con người khi trưởng thành sẽ có đủ khả năng tạo dựng sự nghiệp, góp phần hữu ích vào công cuộc kiến thiết đất nước… 3.    Kết bài: –    Bằng giọng văn trữ tình và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, tác giả đã đưa người đọc trở về với thế giới thần tiên của tuổi thơ. 

–    Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình máu tử thiêng liêng, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.

 

Trần Quốc An
31 tháng 8 2016 lúc 12:50

Giúp mình với! Mai phải nộp bài rùi.khocroikhocroibanhqua

Rijn Ruynn
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 8 2021 lúc 20:28

Tham khảo:

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in (so sánh) những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to

minh nguyet
2 tháng 8 2021 lúc 20:34

Tham khảo nha em:

Đối với văn bản " Buổi học cuối cùng" nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất đó là thấy giáo Ha-men. Thấy giáo trong buổi học cuối cùng hiện lên trong ánh mắt của tất cả với bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Thầy Ha-men hôm nay rất dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.  Thầy coi tiếng Pháp như vũ khí, như chìa khóa của chốn lao tù. Ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy Ha- men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm". Thấy được người thầy luôn yêu tiếng mẹ đẻ, dành hết tâm huyết cho những học sinh của mình. Người thầy chính là người truyền những năng lượng tích cực và tư tưởng cho những bạn đọc.

Câu chứa phép hoán dụ+ so sánh: In đậm nghiêng

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 8 2019 lúc 4:21

Đáp án

HS viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:

   - Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc (1đ)

      + Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh. (1đ)

      + Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng. (1đ)

      + Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. (1đ)

         + Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt. (1đ)

Nico_Robin0602
Xem chi tiết
Shinni Baka
Xem chi tiết
thùy dương 08-617
19 tháng 10 2021 lúc 13:01

Của bạn đây nha ❤

Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, em cảm thấy rất ấn tượng trước tâm trạng của nhân vật người anh. Lúc đầu, cả nhà ai cũng vui mừng trước tài năng của Kiều Phương nhưng trừ người anh. Cậu cảm thấy mặc cảm, thấy mình bất tài, đôi khi cậu còn muốn khóc thầm. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở người em cũng đủ để cậu nổi nống, khó chịu. Lúc bấy giờ, chỉ có những cảm giác khó chịu, ghen ghét trong người anh trai. Tuy vậy nhưng cậu vẫn quan tâm đến em, lén xem tranh của em, lặng lẽ thở dài. Nhưng khi Mèo ôm cổ muốn cùng cậu đi nhận giải, cậu còn đẩy em gái ra. Nhưng khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện, rồi cuối cùng là xấu hổ. Cậu ngỡ ngàng vì người em gái mà cậu đã ghen ghét, đố kị lại vẽ cậu, cậu hãnh diện vì bức tranh đó đã đạt giải nhất. Còn cậu đã xấu hổ vì Mèo vẽ cậu đẹp quá, cậu thì không được đẹp như trong tranh. Người anh chính là hiện thân của sự đố kị, ghen ghét. Nhưng cậu cũng đã biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tình cảm nhân hậu, trong sáng của Kiều Phương.

Trương Mạt
Xem chi tiết
anh࿐ SCĐ丶
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Cát Tường
Xem chi tiết
Trần Thị Hiền
7 tháng 12 2016 lúc 23:27

3)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

wink

 

Thảo Phương
16 tháng 11 2018 lúc 19:59

5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Lấp La Lấp Lánh
12 tháng 9 2021 lúc 21:31

Tham khảo:

Tình cảm của anh em Thành và Thủy khiến nhiều người phải rơi lệ vì câu chuyện tình cảm xúc động đó. Không chỉ đơn giản là cuộc chia tay mà nó còn đem lại những ý nghĩa bài học sâu sắc cho người khác. Một câu chuyện nói về 2 anh em phải tách rời xa nhau vì bố mẹ phải li thân. Đâu ai hay rằng bên trong câu chuyện ấy là uổn khúc của những ý nghĩa. Trong một gia đình phải biết yêu thương giúp đỡ đùm bọc lấy nhau. Nhà là nơi có mái ấm gia đình là nơi nuôi dưỡng ước mơ. Thành là người anh trai yêu thương em gái hết mực. Còn cô em Thủy cũng là một cô em gái dành tình cảm sâu sắc cho người anh. Vậy nên khi rời xa nhau khó mà tách rời, chia lìa được. Có lẽ, nếu tình cảm này còn mãi thì một ngày nào đó tình cảm này sẽ được bố và mẹ nhận ra lỗi lầm và khiến 2 anh em quay về bên nhau. Và đó cũng là những gì tôi hi vọng ở câu chuyện này.

minh nguyet
12 tháng 9 2021 lúc 21:36

Em tham khảo:

Nói về tình anh em trong gia đình thì chắc hẳn sẽ không thể không nhắc tới hai nhân vật Thành và Thủy trong văn bản  " Cuộc chia tay của những con búp bê ".Tình cảm giữa Thành và Thủy hết mực gần gũi ,thương yêu,chia sẻ và quan tâm đến nhau . Nhưng bi kịch gia đình đã khiến tình cảm ấy phải chia xa.Thành là một người luôn yêu thương và quan tâm đến em gái.Cô bé Thủy nhân hậu , giàu tình thương ,luôn săn sóc đến anh trai.Cảnh chia đồ chơi đã nói lên tình anh em tuyệt đẹp thắm thiết giữa Thành và Thủy.Thủy không bao giờ muốn để hai con búp bê phải chia tay cũng mong anh em mình không phải cách xa.Tất cả những điều đó đã thể hiện tất cả nỗi đau và tình thương của hai anh em trước bi kịch gia đình.