Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nico_Robin0602
Xem chi tiết
nthv_.
8 tháng 10 2021 lúc 16:02

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết
Minh Ngọc Aurora
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
1 tháng 10 2018 lúc 13:53

Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lợi lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ." Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách".

Tre Ben
Xem chi tiết
❤Firei_Star❤
Xem chi tiết
Hoàng Minh
Xem chi tiết
Dat Do
5 tháng 10 2022 lúc 20:33

Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.

Tình Hồ Thiện
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 10 2021 lúc 15:55

Em tham khảo:

Tình làng nghĩa xóm luôn là thứ tình cảm khiến người ta trân trọng và nhớ mãi. Đó là tình cảm giữa những người hàng xóm láng giềng, là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ "tối lửa tắt đèn có nhau". Đồng thời tình cảm này cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ nhiều đời nay, vẫ được phát huy và duy trì đến bây giờ, ấy chính là tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Dẫu có nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam. Từ xưa, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam đã có câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói đến tầm quan trọng cũng như giá trị của tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống thường ngày của con người.  Bởi lẽ con người luôn tồn tại trong một tập thể, chẳng ai có thể sống mà tách khỏi cộng đồng. Tình làng nghĩa xóm được hình thành từ đó. Tình làng nghĩa xóm có thể bắt nguồn từ những hành động vô cùng đon giản: chia sẻ cùng nhau những món quà quê, tụ tập lại cùng nhau,...Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần biết vun đăp và làm giàu thêm tình làng nghĩa xóm, cùng nhau những xích mích nhỏ nhặt. Từ đó xây dựng cộng đồng lớn mạnh và tràn ngập tình yêu thương, giúp đỡ. 

Đỗ Mỹ Y Hoa
Xem chi tiết
Thời Sênh
14 tháng 11 2018 lúc 13:51

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là tác phẩm dựng lên một bức tranh chân thực, điển hình về xã hội nông thôn VN trước Cánh mạng tháng tám, làm nỏi rõ mâu thuẫn giai cấp sâu sắc giữa nông dân và địa chủ có sức tố cáo mạnh mẽ. Qua việc miêu tả mấy ngày sưu thuế, tác giả xoáy sâu vào nạn thuế thân ( còn gọi là thuế đinh ) đánh vào nam giới, một loại thuế gở và dã man. Tác phẩm phê phán trật tự xã hội thực dân nửa phong kiến và thể hiện thật cảm cảm động cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người dân lao động bị ác bức, bóc lột cũng như khẳng định phẩm chất đẹp đẽ, sức quật ường của họ. Mặc dù bị đàn áp và đẩy đến tình cảnh khốn cùng nhưng người nông dân không cam chịu. Họ luôn tiềm ẩn một tinh thần phản kháng mãnh liệt.

Trân Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.

 

Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Mình gửi bạn đáp án bài tóm tắt nhé!

Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:15

Giai đoạn 1930 – 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán nổi lên, là một nhà văn tiêu biểu trong thời điểm bấy giờ, Nam Cao cũng không nằm ngoài guồng quay của trào lưu đó. Ông cho ra đời tác phẩm “Tắt đèn” như muốn gửi gắm tới người đọc “bộ mặt thật” của xã hội lúc này. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chị Dậu – một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều, thế nhưng, đằng sau sự nhẫn nhịn chịu đựng của người phụ nữ mỏng manh đó chính là tinh thần phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Một trong những đoạn trích thể hiện rõ tinh thần ấy là “Tức nước vỡ bờ”.

Đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.

Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bí trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi.

Nam Cao đã rất tài tình khi lồng ghép những biến chuyển tâm lý vào trong một nhân vật chỉ trong một đoạn ngắn. Đó không chỉ là những biến chuyển bình thường mà còn là sự hỗn đoạn nội tâm của một người phụ nữ phải trải qua quá nhiều biến cố. Tiếc rằng ý thức đấu tranh đó chỉ đến bột phát chứ không có sự định hướng nào cả, thế nên nó sớm lụi tàn như chính cuộc đời chị phải vùng chạy và lao vào màn đêm đen tối.

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

 Đây là câu 2 nhé!