Dàn ý tả chân chân dung bà của em (dàn ý thôi nhé mình muốn tự suy nghĩ)
Dàn ý bài văn miêu tả chân dung một người bạn của em.
Giúp mình nhé!
Tham khảo nhé ( Nguồn : loigiaihay.net )
I. Mở bài
– Em và bạn An là đôi bạn thân đã gắn bó với nhau từ khi còn là học sinh tiểu học.
– Anh là một học sinh ngoan hiền và giỏi, không chỉ em mà thấy cô ai cũng yêu quý.
– Chúng em có nhiều kỷ niệm gắn bó vả là đôi bạn thân cùng tiến bộ.
II. Thân bài
– Dáng người hơi cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu.
– Mái tóc dài óng ả, cặp mắt đen láy, đôi mắt đầy thiện cảm, vì vậy ai cũng yêu mến bạn.
– An mọi lúc đều thể hiện tự tin, hóm hỉnh và hài hước, bạn bè thầy cô ai cũng quý mến bạn ấy.
– Với thân hình cân đối, mũm mĩm giúp bạn có thể mặc quần áo đẹp.
– Ở lớp bạn mặc bộ váy áo đồng phục và đeo khăn quàng đỏ.
– An rất thích tham gia các hoạt động trong trường như văn nghệ, hội thể dục thể thao,… thầy cô ai cũng biết bạn ấy và luôn nhắc nhớ các bạn khác noi gương.
– An một người bạn tốt, khi học tập bạn đã giúp em như hướng dẫn các bài tập khó, giúp đỡ những bạn học yếu vươn lên trong học tập.
– Tính tình hiền lành, dễ mến, không chỉ em mà nhiều bạn nam đều thần tượng.
III. Kết bài
– Em rất vui vì có một người bạn vừa hiền lành, ngoan ngoãn lại học giỏi.
– Mong tình cảm của chúng em luôn bền vững, em luôn trân trọng tình bạn tuổi học trò rất đẹp.
– Bạn ấy luôn là động lực để em vươn lên trong học tập, chúng em là đôi bạn cùng tiến trong học tập và cả cuộc sống.
=> Tự viết bài hoàn chỉnh
Quất luôn cả bài
Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan - Cô bạn lớp trưởng lớp tôi. Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp. Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được. Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan. Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn. Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.
I. Mở bài
– Em và bạn An là đôi bạn thân đã gắn bó với nhau từ khi còn là học sinh tiểu học.
– Anh là một học sinh ngoan hiền và giỏi, không chỉ em mà thấy cô ai cũng yêu quý.
– Chúng em có nhiều kỷ niệm gắn bó vả là đôi bạn thân cùng tiến bộ.
II. Thân bài
– Dáng người hơi cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu.
– Mái tóc dài óng ả, cặp mắt đen láy, đôi mắt đầy thiện cảm, vì vậy ai cũng yêu mến bạn.
– An mọi lúc đều thể hiện tự tin, hóm hỉnh và hài hước, bạn bè thầy cô ai cũng quý mến bạn ấy.
– Với thân hình cân đối, mũm mĩm giúp bạn có thể mặc quần áo đẹp.
– Ở lớp bạn mặc bộ váy áo đồng phục và đeo khăn quàng đỏ.
– An rất thích tham gia các hoạt động trong trường như văn nghệ, hội thể dục thể thao,… thầy cô ai cũng biết bạn ấy và luôn nhắc nhớ các bạn khác noi gương.
– An một người bạn tốt, khi học tập bạn đã giúp em như hướng dẫn các bài tập khó, giúp đỡ những bạn học yếu vươn lên trong học tập.
– Tính tình hiền lành, dễ mến, không chỉ em mà nhiều bạn nam đều thần tượng.
III. Kết bài
– Em rất vui vì có một người bạn vừa hiền lành, ngoan ngoãn lại học giỏi.
– Mong tình cảm của chúng em luôn bền vững, em luôn trân trọng tình bạn tuổi học trò rất đẹp.
– Bạn ấy luôn là động lực để em vươn lên trong học tập, chúng em là đôi bạn cùng tiến trong học tập và cả cuộc sống.
Nêu cảm nghĩ của em về bái gấu con chân vòng kiềng
Cho mk dàn ý nha , để mk tự viết.Dàn ý ngắn thôi ạ , sao cho dễ hiểu . Mk cũng cần gấp xíu
Tham khảo:
1. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
2. Thân đoạn
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.
3. Kết đoạn
Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
3. Bố cục:
- Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.
- Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.
4. Giá trị nội dung:
- Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con chân vòng kiềng
- Hoàn cảnh gặp gỡ:
+ Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông.
+ Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.
- Thái độ của các loài vật:
+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc. "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!".
+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to "Đến xấu!".
+ Tất cả: đều chê bai "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..."
→ Số lượng động vật chê bai tăng dần: một con sáo → 5 con thỏ → Tất cả khu rừng.
→ Điệp ngữ: "Gấu con chân vòng kiềng" nhấn mạnh đặc điểm của gấu con là có đôi chân vòng kiềng.
Dấu ba chấm cuối câu tạo độ mở, dư âm của tiếng trêu đùa còn theo mãi cho đến khi gấu về nhà.
=> Nếu như một người có suy nghĩ ác ý thì sau đó sẽ lan ra rất nhiều người. Sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.
2. Diễn biến tâm lí của gấu con chân vòng kiềng
* Khi vừa đi dạo: rất vui vẻ, yêu đời "Hát líu lo, líu lo." → Từ láy, điệp từ thể hiện sự hồn nhiên, yêu đời của gấu con.
* Khi gặp tai nạn: "luống cuống, vướng chân", "ngã nghe cái bộp" → Từ láy, câu cảm thán thể hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu.
* Khi bị trêu chọc về ngoại hình:
- Chạy về mách mẹ "Vòng kiềng thật xấu hổ/ Con thà chết còn hơn" → Chạy về với tình thương yêu, với gia đình.
- Nấp sau cánh tủ, tủi thân khóc to "Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!"
→ Sự tủi thân, uất ức, xấu hổ của gấu con về ngoại hình của mình.
* Sau khi nghe mẹ gấu giải thích:
- Mẹ gấu giải thích:
+ Khen chân đẹp "Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!"
+ Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền "Chân mẹ vòng kiềng nhé/ Cả chân bố cũng cong" và cả ông nội.
+ Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"
- Tâm trạng gấu con:
+ Bình tâm trở lại ngay.
+ Ăn bánh mật.
+ Kiêu hãnh bước ra hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!"
→ Thái độ: tự hào, không quan tâm lời người khác phê bình về ngoại hình. Nhận thấy rằng vòng kiềng không có gì là xấu.
=> Khẳng định ngoại hình không quan trọng bằng tài năng, tâm hồn.
Tham khảo:
1. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
2. Thân đoạn
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.
3. Kết đoạn
Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).
Lập dàn ý miêu tả chân dung người mà em yêu quý nhất. (Chi tiết nhé!)
A. mở bài:
-giới thiệu về mẹ
-tình cảm chung về mẹ
B. thân bài:
-giới thiệu bao quát
a) biểu cảm về ngoại hình
-mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt
-nước da mẹ ko trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình
b) biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc
- mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người
-khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở
-c)kỉ niệm giữa minh và mẹ
d)biểu cảm trực tiếp
C. kết bài:
-cảm nghĩ, tình cảm về mẹ
-lời hứa hẹn
1. Mở Bài: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả
+ Bạn chỉ là một từ mà sao mang nhiều ý nghĩa và cảm xúc đến vậy. Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng có ít nhất là một người bạn
+ Có nhiều kiểu bạn, có thể là bạn đi học, bạn đi chơi thậm trí là bạn đi du lịch hay bất cứ nơi đâu cũng có thể có những người bạn cho chính mình.
+ Cũng như chính bản thân tôi, tôi cũng có những người bạn của riêng mình và đặc biệt trong đó có một người bạn thân nhất với tôi.
2. Thân Bài: Miêu tả đối tượng
Hoàn cảnh quen biết:
+ Cậu ấy là con trai một của gia đình khá giả nhưng lại dễ gần và thân thiết.
+ Tôi và cậu quen biết nhau là một sự tình cờ, tôi rất thích sách và đặc biệt rất thích đến thư viện một nơi rất yên tĩnh cho những ai yêu sách như tôi và có lẽ cậu cũng vậy.
+ Gặp nhau đôi lần trong thư viện nhưng chúng tôi cũng chẳng để ý cho tới khi tôi và cậu cùng tìm một quyển sách, tôi đã tìm thấy trước và cậu chạy theo kì kèo muốn mượn nhưng tôi không đồng ý.
+ Sau khi nói chuyện biết rằng tôi và cậu có chung sở thích, cùng đọc sách lại cùng tìm hiểu một vấn đề và cả hai đều có thể chia sẽ sở thích cho nhau
+ Chắc rằng hai con người xa lạ gặp nhau lại cùng chung sở thích và có thể giúp đỡ nhau sẽ rất thân rồi. Dần dần chúng tôi trở thành bạn thân của nhau.
Hình Dáng:
+ Cậu cao 1m65 chiều cao lý tưởng mà bạn nam nào cũng muốn có trong độ tuổi 15
+ Dáng người mảnh và gầy
+ Cậu mang một làm da trắng mà bao cô gái phải ghen tị.
=> Vẻ ngoài của cậu rất hợp với sở thích của cậu, cậu mang một vẻ thư sinh mà chỉ cần nhìn thôi là có thể nhận ra ngay
+ Đôi mắt cậu sáng, hai mí và mỗi khi cậu cười thì đôi mắt cũng như biết cười theo vậy.
+ Lúc cười trên má trái của cậu ẩn hiện một chiếc lúm nhỏ xinh mà có lẽ rất ít người có.
Tính Cách
+ Cậu là một chàng trai nhẹ nhàng và ấm áp. Ví Dụ: Mỗi lần tôi buồn cậu đều đến bên cạnh, cậu chẳng nói gì cũng chẳng buồn thay tôi mà chỉ im lặng ngồi đó. Tôi đạt điểm cao thì cả hai cùng nhau đi ăn, cậu tặng tôi một cuốn sách tôi yêu thích như thể tiếp thêm cho tôi động lực để cố gắng. Lúc tôi làm sai, bị phạt cậu sẽ chẳng giúp đỡ mà chờ tôi về sau mỗi lần tôi chịu phạt sau giờ học. Cậu phân tích cho tôi điểm sai của bản thân.
+ Cậu là một học sinh ngoan với học lực giỏi và nhất là môn văn, chúng tôi đã học chuyên văn cùng nhau. Cậu thường xuyên là học sinh đại diện của trường đi thi văn.
+ Tôi chỉ là một học sinh bình thường trong lớp, gia cảnh cũng chẳng thể sánh bằng nhà cậu. Nhìn lại tình bạn đẹp ấy tôi mới biết được rằng từ bạn thân thiết và ý nghĩa đến dường nào.
+ Lúc ở trường thường có phong trào “đôi bạn cùng tiến” cậu ấy không sợ tôi kéo kết quả học tập của cậu ấy xuống mà lại giúp đỡ tôi học tập và hiểu thêm về nền tảng kiến thức.
=> Cậu là một học sinh giỏi, gia cảnh tốt nhưng lại không phải là người tự cao mà lại là một người bạn dễ gần, ấm áp và vui vẻ. Cậu hòa đồng và được mọi người yêu mến.
3. Kết Bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân .
Đối với mỗi người sẽ có những quan niệm khác nhau, có những người sẽ cho rằng không cùng gia cảnh hay không cùng năng lực sẽ chẳng thể quen biết nhau nhưng trên đời này có những mối quan hệ rất kì diệu, có những sở thích, những tâm sự hay những sự sẻ chia mà bạn nhận được từ một người nào đó chỉ cần là sự cảm thông chỉ cần hiểu nhau chỉ cần thích hợp chứ không nhất thiết phải phù hợp. Chỉ cần vậy thôi thì mối quan hệ giữa người với người sẽ gần nhau hơn.
Hãy mở rộng lòng và học cách yêu thương rồi chúng ta sẽ có những mối quan hệ tốt, những tình bạn tốt đẹp giống như tôi vậy. Tình bạn này đã bên cạnh tôi suốt 7 năm rồi và chúng tôi luôn trân trọng và thấu hiểu nhau. Tôi tự hứa với bản thân mình sẽ giữ vững mãi tình bạn đẹp như níu giữ tất cả kí ức đẹp của thời học sinh.
I. Mở bài: giới thiệu người thân mà em yêu quý nhất
II. Thân bài: tả người thân mà em yêu quý nhất
1. Tả bao quát về người thân mà em yêu quý nhất
2. Tả chi tiết về người thân mà em yêu quý nhất
a. Tả ngoại hình
b. Tả tính tình
c. Tả hoạt động
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý nhất
Con đường đi đến thành công, không có vết chân của kẻ lười biếng" em suy nghĩ gì về câu nói trên và lập dàn ý
Tk
Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..
tham khảo
Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..
Tham khảo
Trong cuộc sống, không có bất cứ thứ gì tự nhiên đến với chúng ta. Niềm vui, hạnh phúc, hay thành công đều như vậy. Không ai có thể đứng yên một chỗ chờ đợi thành công đến với mình. Thành công là thành quả của cả quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng. Giống như nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”
Thành công là gì? Thành công là đạt được những điều mong ước, kì vọng, hoàn thành ước mơ, khát vọng về những giá trị vật chất hoặc tinh thần, là đạt được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống. Thành công là kết quả sau quãng thời gian phấn đấu, cũng có thể là mục đích của mỗi người trong cuộc đời. Còn lười biếng là thói quen, tật xấu của con người thể hiện thái độ sống, làm việc thiếu tinh thần, trì trệ, ỷ lại, không có tính chủ động. Người lười biếng là những người ngại suy nghĩ, ngại hành động, không muốn học tập, không muốn lao động, dễ dàng lùi bước trước những khó khăn, và dễ dàng từ bỏ.
Lỗ Tấn đã gửi gắm ý nghĩa vô cùng sâu sắc qua câu nói: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”. Ông khẳng định những người lươi biếng sẽ không bao giờ có thể thành công, con đường dẫn đến thành công - những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc không có dấu chân người lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng nỗ lực, không dựa vào chính mình.
Câu nói của Lỗ Tấn thể hiện một cách nhìn nhận vô cùng đúng đắn về cuộc sống và sự thành công trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, những con đường bình thường đã chứa đựng đầy chông gai và trắc trở. Con đường dẫn đến thành công càng gian nan và khó nhọc hơn thế. Nó không bao giờ trải đầy hoa tươi mà ẩn chứa biết bao gian khổ. Không ai có thể dễ dàng thành công mà không phải đổ mồ hôi, công sức, thậm chí chịu đựng những hi sinh, thất bại. Trong suốt quá trình đó, con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.
Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, gieo mạ rồi cấy lúa, chăm sóc cây lúa đến khi trổ bông. Thóc sẽ chẳng bao giờ tự nảy mầm thành mạ non nếu không có bàn tay người nông dân gieo trồng, lúa cũng sẽ chẳng bao giờ nảy ra hạt thóc nếu để mặc nó lớn lên cùng đất trời. Thóc chín rồi cũng sẽ không tự biến thành hạt gạo trắng ngần. Học sinh muốn đạt danh hiệu giỏi, xuất sắc, muốn khẳng định bản thân cũng phải nỗ lực vươn lên không ngừng, học tập tri thức, rèn luyện đạo đức mới có thể đạt được ý nguyện.
Trong lịch sử văn minh dân tộc và nhân loại, có rất nhiều tấm gương về sự chăm chỉ cần cù được lưu danh từ thời đại này sang thời đại khác. Nhà bác học Ê – đi – sơn phải hơn 10.000 lần thất bại mới chế tạo thành công dây tóc bóng đèn, mang lại ánh sáng cho nhân loại. Hay thầy Nguyễn Ngọc Ký với đôi tay tật nguyền đã phải cố gắng nỗ lực bao nhiêu để vượt qua khó khăn, trở thành người thầy mà bao thế hệ kính phục. Họ đều là những người thành công trong cuộc sống và là những minh chứng cho sự kiên trì, chăm chỉ mới có thể thành công.
Nếu lười biếng, ỷ lại, sống mà không dựa vào chính mình, không những chúng ta không thể thành công mà còn sớm bị đào thải khỏi xã hội. Cha mẹ, thầy cô không thể mãi mãi ở bên, làm chỗ dựa cho mỗi cá nhân suốt cuộc đời, lười biếng đồng nghĩa với ngại nghĩ, ngại làm. Người lười biếng sẽ trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vào người khác, vào xã hội, dần dần trở nên bần cùng và đi đến nhiều thói hư tật xấu khác.
Thành công sẽ không bao giờ đến nếu bạn còn lười biếng, ỷ lại giống như một bài toán khó sẽ mãi mãi không có đáp án nếu bạn không cố gắng tìm cách giải. Đặc biệt, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng học hỏi, chăm chỉ, chủ động đương đầu với khó khăn, thử thách để rèn luyện ý chí, bản lĩnh. Chăm chỉ đồng thời cũng cần sáng tạo và đam mê hết mình, tránh những thói hư tật xấu, thành công nhất định sẽ đến.
Dàn ý Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng
I. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề
Trích dẫn câu nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”
II. Thân bài
1. Giải thích
Thành công? Thành công là đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng, là sống đầy đủ về tinh thần và vật chất, là nhận được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống; là được sống hạnh phúc, vui vẻ, mở lòng với thế giới, có ích với mọi người; là mục đích cao quý, đích đến cuối cùng của con người trong đời…
Lười biếng là thói quen xấu làm suy giảm khả năng suy nghĩ, tư duy, làm việc, là ỷ lại vào người khác, không tự thân vận động … → Người lười biếng là người ngại suy nghĩ, không muốn học tập, không muốn lao động, ngại vận động.
→ Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..
2. Bàn luận
Câu nói trên là một cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về bước đường đến thành công
Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy khó nhọc, thử thách, không phải con đường bằng nhung lụa.
Không có một thành quả, thành công nào mà không phải đổI bằng mồ hôi và công sức, trong suốt quá trình đó con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.
Chứng minh câu nói bằng dẫn chứng thực tế (Dẫn chứng: Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, một học sinh giỏi có ước mơ hoài bão cao đẹp không thể là một người lười nhác, thụ động,…)
Tác hại của thói lười biếng: dần dần làm cho con người trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì trệ, … dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác.
Câu nói của Lỗ Tấn đã phê phán thói lười biếng, đưa ra một cách nhìn nhận đúng đắn để con người đến với thành công. Không một thành quả nào lại không có sự nỗ lực cố gắng, không một kết quả tốt đẹp nào lại chỉ có những bước chân lười biếng. Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỷ lại sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa.
Trên bước đường thành công, đôi khi không chỉ cần sự cần cù, chăm chỉ… mà còn cần cả những ý tưởng sáng tạo, sự thách thức của cuộc sống để con người vượt qua bằng nghị lực và bản lĩnh, niềm đam mê và khát khao cháy bỏng giữa cuộc đời.
3. Bài học về nhận thức và hành động
Cần phải cố gắng học hỏi, chăm chỉ, cần cù để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống vươn đến sự thành công.
Tránh những thói hư tật xấu làm đình đốn trì trệ con đường đến với sự thành công: lười biếng, ỷ lại, tự thỏa mãn với bản thân,…
III. Kết bài
Bài học cho mỗi cá nhân về nhận thức và hạnh động bằng suy nghĩ chân thực.
Mở rộng vấn đề bằng cách nghĩ của mỗi cá nhân về câu nói ấy trong cuộc đời.
Các bạn giúp mình lập dàn ý bài văn tả chị gái nhé
( Đừng chép trên mạng nhé, viết dàn ý trình độ lớp 5 thôi )
I. Mở bài: giới thiệu người cần tả
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
MB: Giới thiệu về người mà mình tả (chị gái). Người đó có ấn tượng gì với mình: là người luôn sẻ chia với mình, Không chỉ là chị mà còn là 1 người bạn.
TB:
* tả hình dáng, đặc điểm:
- Dong dỏng cao
- nước da trăng hồng
- mái tóc dài suôn mượt luôn được buộn cao trông rất năng động
- Đôi mắt đen láy, là nơi chưa bao câu động viên, sẻ chia với em mỗi khi em buồn
- bàn tay búp măng nấu ăn, giặt quần áo
* Tính tình:
+ hiền lành, nhân hậu
+ Vui tính, đảm đang, dễ thương,
* Hoạt động:
- Chị thường hay nấu cơm cho cả nhà. Ai cũng khen khéo tay
- Chị đi học về là giặt giũ, quét nhà,...
-> 1 người chị đảm đang
- Mỗi lần em ôm chị là người chăm sóc. mỗi lần chị đặt tay lên trán em thì lại như có 1 luồng điẹn yêu thương chạy qua ng` làm em khỏe lại.
- Chị dạy cho học, dạy cho em những điều hay trong cuộc sống
- mỗi lần buồn chị luôn động viên chia sẻ
* Kỉ niệm với chị: làm chị buồn nhưng chị ko giận
KB: Cảm nghĩ về chị. yêu chị. Sẽ không bao giờ làm chị buồn
Hãy lập dàn ý và viết thành bài văn về một nhân vật văn học mà em yêu thích. Hãy tả chân dung nhân vật văn học ấy theo trí tưởng tượng của em.
mọi người ơi giúp mình với!!!
MÌNH CẦN GẤP!!
hãy lập dàn ý tả ông,bà của em và viết 1 đoạn văn.
giúp mk nhé
Lập dàn ý miêu tả đường nét chân dung của một bạn gái hiếu động
(càng dài càng tốt :>)
Dàn ý chung tả hoạt động của em bé số 1
1, Mở bài
Giới thiệu em bé định tả.
2, Thân bài
Tả bao quát
– Em bé bao nhiêu tuổi?
– Em bé là bé trai hay bé gái?
– Tên em bé là gì?
Tả chi tiết
*Ngoại hình:
– Gương mặt: bầu bĩnh, đáng yêu, hai má ửng đỏ.
– Đôi mắt: long lanh, to tròn.
– Miệng: như nụ hồng chúm chím, khi cười để lộ má núm đồng tiền vô cùng dễ mến.
– Quần áo: bé mặc một chiếc áo dài truyền thống.
*Tính tình:
– Bé rất hay cười.
– Em rất ngoan, ai bế cũng được.
– Gặp ai bé cũng vẫy vẫy tay ra vẻ chào.
– Em rất thích kẹo, nhìn thấy kẹp là chạy ngay tới xin.
– Được ai thơm má bé đều quay lại mở to đôi mắt rồi vẫy tay tỏ vẻ vui mừng.
* Hoạt động:
– Đang tuổi tập nói nên thi thoảng bé phát ra những âm gọi non nớt: “mẹ…mẹ”
– Bé mới biết đi nên thi thoảng còn hay ngã, cần người lớn phải dắt.
– Dáng bé bước đi nghiêng ngả trông rất đáng yêu.
– Thi thoảng đi mệt bé lại ngồi phịch xuống đất, huơ huơ tay đòi mẹ ra bế.
– Tay chân bé lúc nào cũng hoạt động, dường như bé không thể ngồi im được.
Kể lại kỉ niệm/ ấn tượng về em bé
Bé cố gắng mang hộp kẹo đến cho mẹ dù ngã mấy lần khiến ai cũng phải phì cười vì quá đỗi đáng yêu.
3, Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về bé.
Lập dàn ý tả về bà của em
THAM KHẢO, BÀI MANG TÍNH TỰ CHẮT LỌC!!
a) Mở bài: Giới thiệu về người bà kính yêu của em.
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát chung về bà:
Bà của em năm nay bao nhiêu tuổi? Chiều cao, cân nặng ra sao? Vóc người nhìn chung có đặc điểm như thế nào? Trước đây bà làm công việc gì? Hiện tại bà đã nghỉ hẳn, hay vẫn làm việc gì không? Hiện bà đang sống ở đâu? Cùng với ai? Em có thường xuyên được gặp bà không? Dáng đứng, đi lại của bà có đặc điểm gì? Tình trạng sức khỏe của bà ra sao? Trí nhớ, suy nghĩ, hành động của bà vẫn tốt và minh mẫn không?- Miêu tả chi tiết về ngoại hình của bà:
Mái tóc của bà có màu sắc như thế nào? Độ dày và độ dài ra sao? Thường được buộc gọn hay búi ở phía sau? Làn da của bà có màu sắc, đặc điểm như thế nào? Đặc biệt là vùng da ở trán, khóe mắt có sự thay đổi ra sao khi bà cười? Đôi mắt của bà có đặc điểm gì? Còn nhìn rõ không hay cần đeo kính lão? Đôi mắt ấy nhìn em với ánh mắt như thế nào? Hàm răng của bà còn chắc khỏe không? Còn đầy đủ không? Có lắp răng giả khi ăn uống không? Đôi bàn tay của bà có dáng vẻ như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao? Đôi bàn tay ấy đã làm gì cho em, đem đến cho em cảm xúc gì? Trang phục hằng ngày của bà là gì? Vào các dịp đặc biệt thì bà sẽ mặc gì?- Miêu tả hoạt động, thói quen, tính cách của bà:
Tính cách của bà em như thế nào? Dựa vào đâu mà em đánh giá như vậy? Mọi người xung quanh có kính yêu bà của em không? Vì sao họ lại có tình cảm, thái độ như thế? Hằng ngày, bà em thường làm gì? Việc gì là bà yêu thích nhất và dành nhiều thời gian để làm nhất? Bà thường làm gì cùng em? Em cảm thấy như thế nào vào những lúc ấy?c) Kết bài:
Tình cảm của em dành cho bà của mình Những mong muốn tốt đẹp mà em muốn gửi đến bà