Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
︵✰Ah
6 tháng 2 2021 lúc 7:39

+) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy:

-Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.

- In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.

*Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ.

︵✰Ah
6 tháng 2 2021 lúc 7:41

+) - "mặt" trong ngửa mặt: khuôn mặt -> nghĩa gốc  

  "mặt" 2 : mặt trăng -> nghĩa chuyển

Phương thức :

- Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy dù cho không bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thơ: mặt trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện . ( từ mặt thứu nhất là mặt ngời, thứ 2 lặmt trăng) 

 Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình - ánh trăng tri kỉ Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” Ngưia mặt lên nhìn trăng người lính thấy cả một bầu kỉ niệm hiện ra, những ngày tháng bên trăng cùng trăng. Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và những giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! ( nó cũng báo trước cho ta bik sẽ có một giây phút giật mình đối ngộ sau đó "đủ cho ta giật mình" ) Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.

︵✰Ah
6 tháng 2 2021 lúc 7:42

+)

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

- Hình ảnh đồng, sông, bể, rừng ở khổ thơ vừa chép được dùng với nghĩa thực. Đó là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, hồn nhiên, gắn với tuổi trẻ, với chiến tranh gian lao ở rừng.

- Hình ảnh đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ đầu bài được sử dụng với nghĩa ẩn dụ. Biểu tượng cho quá khứ gian lao, nghĩa tình, đầy ắp kỉ niệm đẹp đẽ.

Đỗ Dũng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 9 2019 lúc 18:29

Nếu viết ngửa mặt lên nhìn trăng thì câu thơ không có sự đăng đối trong câu, hơn nữa từ “mặt” thứ hai trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho chất thơ.

Câu thơ cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng:

Người ngắm trăng soi ngoài khe cửa

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)

:vvv
Xem chi tiết
chuche
14 tháng 12 2021 lúc 7:14

Tham Khảo:

*Mở đoạn: đạt yêu cầu về nội dung, hình thức.

*Thân đoạn: biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (giọng điệu, ngôn ngữ thơ, cách sử dụng các hình ảnh…) có dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ cảm xúc và những suy ngẫm của tác giả:

- Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo:

+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng.

+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.

- “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình -> để rồi thức tỉnh.

- “Đồng, bể, sông, rừng”:

+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ.

+ Kéo trăng và người xích lại gần nhau.

+ Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ.

+ Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.

Càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi:

- “Trăng”:

“tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.

“im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc -> cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.

- Người “giật mình” -> thức tỉnh:

+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.

+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng.

+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.

Vũ Ngọc Minh Châu
Xem chi tiết
Ngô Võ Kim Cương
11 tháng 3 2016 lúc 10:42

 

                Hàng ngàn năm nay, vầng trăng đã hiện trong thơ. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đó cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

             Khác với những bài thơ thời chiến tranh mà con người chỉ có một lí tưởng chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, con người không có điều kiện sống cho những gì thuộc về riêng tư hay chuyện đời thường. Đọc bài thơ này , ta nhân ra cái điều mới lạ ấy. Bước từ chiến tranh sang thời bình, con người bắt đầu có những toan tính, những ham muốn được hưởng thụ. Nguyễn Duy mượn vầng trăng và người lính nói về một sự thay đổi trong lòng người.

Vầng trăng trong thời tuổi thơ và chiến tranh gắn bó đẹp là vậy thế mà do hoàn cảnh, con người lãng quên để rồi từ trong sâu thẳm tâm hồn, con người phải day dứt. Hai khổ kết trong bài là một sự thức tỉnh, một bài học làm người.

                Trăng cứ tròn vành vạch

                Kể chi người vô tình

               Ánh trăng im phăng phắc

               Đủ cho ta giật mình.

         Vầng trăng vẫn đẹp và tròn đầy như biểu tượng bao dung, nghĩa tình của nhân dân không đòi hỏi được đền đáp. Nhưng trăng cũng “im phăng phắc” với ánh mắt nghiêm nghị, thái độ nghiêm khắc, khiến tình cảm của người lính trong giây lát đã lãng quên quá khứ, trong sa ngã đời sống đã tự vấn lương tâm mình, tự sám hối với lòng mình. Cái rưng rưng muốn bật khóc và cái giật mình tỉnh ngộ thể hiện tấm lòng chân thực của người lính.

         Với ý nghĩa này, Ánh trăng mang tính chất triết lí sâu sắc, có tác dụng cảnh tỉnh ai đã lãng quên quá khứ tốt đẹp. Cần biết sống thủy chung, nghĩa tình. Sau chiến tranh “Thời tôi sống biết bao câu hỏi lớn/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi”. Ánh trăng của Nguyễn Duy giúp mọi người tìm được câu trả lời thấm thía trong cái “giật mình”, “rưng rưng” ấy.

 

 

qwerty
11 tháng 3 2016 lúc 10:42

Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc, dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động, cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa. Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.

Lê Huỳnh Trung Nhân
11 tháng 3 2016 lúc 10:47

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 10 2018 lúc 16:09

Nếu viết ngửa mặt lên nhìn trăng thì câu thơ không có sự đăng đối trong câu, hơn nữa từ “mặt” thứ hai trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho chất thơ.

Câu thơ cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng:

Người ngắm trăng soi ngoài khe cửaTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ(Vọng nguyệt – Hồ Chí Minh)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 3 2017 lúc 6:15

Chọn đáp án: B.

Nguyễn Thị Cẩm Nhi
Xem chi tiết
Vũ Thanh Lương
Xem chi tiết