Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
29 tháng 3 2023 lúc 8:27

Ổn Mà Ying
Xem chi tiết
Minh Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 9:30

Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

 - Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

   - Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.



 

Khánh Vinh
9 tháng 5 2021 lúc 9:32

Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

 - Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

   - Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.

 - Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

   - Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.

Best Friend Forever
Xem chi tiết
Best Friend Forever
24 tháng 3 2019 lúc 20:26

ai trả lời giúp mk đi

Lê Yến Trang
28 tháng 3 2019 lúc 20:36

chị trả lời em qua điện thoại rồi k đi em

Chu Thị Dương
Xem chi tiết
Phượng Đinh Thị
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):

Nguyên nhân nhiệt lực:

+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.

Nguyên nhân động lực:

+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
15 tháng 1 2017 lúc 9:34

    Trình bày khái quát chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất:

    - Chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất là chu trình trao đổi các chất vô cơ (các nguyên tố C. H. O, N, S, P…) trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

    - Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2,… tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 5 2017 lúc 12:16

- Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu tăng:

      + Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đát thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển,...

      + Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, khô, ẩm,... diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,... (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,...)

- Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:

Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên trái đất.

      + Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.

      + Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.

      + Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển

Vũ Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:26

Câu 1: Đặc điểm của đới nóng trên trái đất:

Đới nóng là một trong ba đới chính trên trái đất, nằm giữa đới cận nhiệt đới và đới ôn đới.

- Khí hậu nóng ẩm: Đới nóng có khí hậu nóng quanh năm với nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối lớn. Mùa đông ít hoặc không có, và mùa hè kéo dài.

- Rừng nhiệt đới: Đới nóng chứa rừng nhiệt đới rộng lớn với đa dạng cây cối và loài động vật. Đây là môi trường sống cho nhiều loài quý hiếm.

- Sự biến đổi trong mùa mưa: Một số vùng trong đới nóng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, dẫn đến sự thay đổi trong việc trồng trọt và chăn nuôi.

- Các nguồn tài nguyên quý báu: Đới nóng chứa nhiều nguồn tài nguyên như than, dầu mỏ, và khoáng sản quý giá.

- Bão và rủi ro thảm họa: Được biết đến với sự xuất hiện thường xuyên của bão, vùng đới nóng có nguy cơ cao về rủi ro thảm họa như lũ lụt, lở đất và nạn đói.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:28

Câu 2: Năm thành phố đông dân nhất thế giới và hậu quả của gia tăng dân số:

Năm thành phố đông dân nhất thế giới là:

1.Tokyo, Nhật Bản
2.Delhi, Ấn Độ
3.Shanghai, Trung Quốc
4.Sao Paulo, Brazil
5.Mumbai, Ấn Độ

Sự gia tăng nhanh chóng của dân số trên thế giới gây ra một số hậu quả quan trọng:

- Áp lực lên tài nguyên: Gia tăng dân số đồng nghĩa với việc tăng cầu sử dụng tài nguyên như nước, thức ăn, năng lượng và đất đai, gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ô nhiễm môi trường: Với việc gia tăng sản xuất và tiêu dùng, sự gia tăng dân số có thể gây ra sự tăng cường trong ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất.

- Mất rừng và suy thoái môi trường tự nhiên: Để đáp ứng nhu cầu của dân số đông đúc, rừng và môi trường tự nhiên thường bị mất đi và suy thoái.

- Áp lực đô thị hóa: Gia tăng dân số thường đi kèm với tăng cầu xây dựng đô thị, dẫn đến việc mất đất đai nông nghiệp và các vùng xanh.

- Khả năng quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ: Dân số đông đúc đặt áp lực lên hệ thống giao thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ cơ bản, làm cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ trở nên khó khăn hơn.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:28

Câu 3: Phát triển bền vững và góp phần bảo vệ môi trường:

- Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, ví dụ: sử dụng đèn LED, hạn chế tiêu thụ nước, và tái chế.

- Sử dụng giao thông công cộng hoặc đi xe đạp thay vì lái xe riêng.

- Hỗ trợ các hoạt động và tổ chức bảo vệ môi trường, như tham gia vào các hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường.

- Sử dụng sản phẩm và dịch vụ có chứng chỉ môi trường hoặc hợp nhất với nguyên tắc bền vững.

- Giảm lượng rác thải bằng cách tái chế và phân loại rác đúng cách.

- Tăng cường nhận thức về môi trường và lan tỏa kiến thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất: gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch và gió mùa.

- Đặc điểm:

Gió Đông cực

+ Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu nam.

+ Tính chất: lạnh và khô.

Gió Tây ôn đới

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

Gió Mậu dịch (Tín phong)

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về ấp thấp xích đạo.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: khô.

Gió mùa:

+ Thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Hướng gió: 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.

+ Tính chất: mùa hạ ẩm, gây mưa lớn; mùa đông thường lạnh và khô.