Giups đoạn văn từ câu 26 đến 30 với ạ
Đề bài : Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó bằng 1 đoạn văn khoảng 10 câu ( trong đoạn có sử dụng 1 tính thán từ và 1 câu ghép ) .
Giups em với ạ ! em đang cần gấp ạ
Viết đoạn văn có độ dài khảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nguồn gốc của cốm ngữ văn lớp 7
Giups mik với ạ
GIÚP MÌNH TỪ CÂU 26 ĐẾN 30 VỚI
1 It was silly to lend him money
2 Meeting the president is exciting
3 While we were on the summer holiday, we were so happy
4 While they were playing, they cried twice
5 Writing good composition in English was not easy
GIÚP MÌNH TỪ CÂU 26 ĐẾN 30 VỚI
26 It was silly to lend him money
27 Meeting the president is exciting
28 While we were in the summer holiday, we were happy
29 While the play was being played, they cried twice
30 Writing good compositions in English was not easy
Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc 12km/giờ . Ca nô khởi hành lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 11 giờ 15 phút . Tính độ dài quãng đường AB . Giups mik với ạ
Thoừi gian canô đi là
\(11+\dfrac{15}{60}-7-\dfrac{1}{2}=\dfrac{15}{4}h\)
Quãng đường AB là \(\dfrac{12.15}{4}=3.15=45\)km/h
viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu cảm nhận về người chiến sĩ cách mạng.mn giúp mik với ạ
Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em với bài "chờ trăng" của xuân quỳnh
GIUPS MÌNH VỚI ĐI MÀ, MÌNH CẢM ƠN TRƯỚC Ạ
Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ của nữ sĩ dễ đi vào lòng người với vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm. Trong đó, “Sóng” là thi phẩm nổi bật của đời thơ Xuân Quỳnh.
Trong bài thơ có hai hình tượng trung tâm đó là hình tượng sóng và em. Sóng trước hết là một sự vật thiên nhiên, nhưng hình ảnh này không chỉ mang nghĩa thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Đó không chỉ là sóng biển mà còn là sóng tình yêu trong biển khơi tâm hồn người phụ nữ. Tác giả mượn sóng để nói lên những cung bậc cảm xúc trong lòng người con gái đang yêu. Hình tượng “em” là sự hóa thân của cái tôi Xuân Quỳnh. Nữ sĩ đã trải lòng mình trên những trang thơ, giãi bày những cảm xúc, suy tư trong tình yêu.Sóng và em vừa song song tồn tại vừa soi chiếu lẫn nhau và có lúc lại hòa nhập vào làm một.
Đoạn thơ “Dữ dội và dịu êm….Khi nào ta yêu nhau”. Đây là những câu thơ đầu trong bài thơ “Sóng” mà thi sĩ đã khắc họa hình tượng sóng và hình tượng em để nói lên những tiếng lòng của nhà thơ. Hai câu thơ đầu tác giả nêu lên những trạng thái cảm xúc đối lập của sóng: lúc thì dữ dội, mạnh mẽ xô bờ khi thì chảy trôi lững lờ, dịu êm. Đó cũng là những cảm xúc của người con gái khi yêu. Trong tình yêu, lúc thì người con gái cuồng nhiệt, đắm say nhưng cũng có khi e ấp, dè dặt. Những trạng thái đó mâu thuẫn nhưng lại thống nhất với nhau. Hai câu thơ trên được tổ chức theo phép đối tạo nên một cấu trúc cân xứng, hài hòa, làm nổi bật các thuộc tính đa dạng mà nhát quán của sóng.tác giả đặt những tính từ “dịu êm”, “lặng lẽ” ở cuối câu thơ vì đây là con sóng nữ tính.
“Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”
Phép nhân hóa đã thổi hồn vào sóng để biến nó trở thành một con người. Sóng không chấp nhận giới hạn chật chội, khi không được sóng hiểu, khi không tìm thấy được sự đồng điệu, nó tìm ra đại dương mênh mông. Trong tình yêu, người phụ nữ cũng không chấp nhận những gì tầm thường, chật hẹp mà thường hướng tới những điều cao cả, lớn lao, thường muốn vươn đến những khát vọng vô bờ.
Trong đoạn thơ tiếp theo,tác giả thông qua quy luật của sóng để nói về quy luật của tình yêu. “Ôi con sóng ngày xưa…Bồi hồi trong ngực trẻ”. Con sóng đã vỗ bờ từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi mãi về sau này. Đó là quy luật bất biến của tự nhiên. Tình yêu cũng vậy, trước đây, hiện nay và mãi mãi về sau nó vẫn khơi lên những khát khao bồi hồi, rạo rực. Chừng nào còn con người trên cõi thế gian thì chừng ấy tình yêu còn tồn tại như món quà kì diệu mà thượng đế ban tặng cho nhân loại.
Nhân vật trữ tình đứng trước biển khơi với những nghĩ suy sâu lắng:
“Trước muôn trùng sóng bể
…
Từ nơi nào sóng lên”
Người con gái đang nghĩ về bản thân mình, nghĩ về người thương và cũng suy tư về sóng biển. Nhân vật trữ tình đang ở trong niềm khao khát lí giải nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu.
“Sóng bắt đầu từ gió
...........
Khi nào ta yêu nhau”
“Em” đã không phải truy tìm được căn nguyên của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu. Tình yêu diệu kì, bí ẩn như thế giới tự nhiên. Nó là những rung động của con tim có những khi lí trí không thể can thiệp và cũng chẳng giải thích được. Tình yêu vốn luôn là một câu hỏi, một ẩn số khó tìm thấy đáp án rõ ràng. Tác giả cũng phải thốt lên thổ lộ rằng” em cũng không biết nữa.Khi nào ta yêu nhau”. Chính cái không biết ấy lại là một bằng chứng cho tình yêu chân thật, đắm say, không toan tính, người phụ nữ chỉ đi theo sự dẫn dắt của tâm hồn.
khong biet nhe xin loi
bạn dực vào đây mà làm nha
Một hành trình miệt mài và khao khát kiếm tìm, sáng tạo dường như nghiệp dĩ: “Vừa thoáng tiếng còi tàu, lòng đã Nam đã Bắc”. Một tiếng thơ đậm đà nữ tính, luôn luôn phấp phỏng lo âu: “Mùa thu nay sao bão mưa nhiều/ Những cửa sổ con tàu chẳng đóng”. Một trái tim thiết tha nhân hậu giữa những phân lập, tương tranh: Khát khao đi hồi hộp mỗi khi về. Một tình yêu mặn nồng, bỏng cháy: “Biết yêu anh cả khi chết đi rồi”... Đó là cuộc đời và thơ Xuân Quỳnh trước mỗi niềm vui và nỗi buồn nhân thế.
Ba bài thơ: Sóng, Tiếng gà trưa và Chuyện cổ tích về loài người được tuyển chọn để dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Để có thể tiếp cận các bài thơ này, chúng tôi đặt chúng trong quá trình tìm hiểu một số phương diện giá trị đặc sắc nhất của toàn bộ tác phẩm thơ Xuân Quỳnh.
Bốn năm sau khi cho ra mắt độc giả tập thơ đầu tay Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai, 1963) đương thời sung sức nhất thì Xuân Quỳnh lại viết: Nếu ngày mai em không làm thơ nữa/ Cuộc sống trở về bình yên/ Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm/ Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc (Nếu ngày mai em không làm thơ nữa).
Có lẽ với nhiều người, để có được sự bình yên, êm đềm, không nỗi khổ đã là điều không dễ, bởi vậy bình yên, êm đềm, không nỗi khổ được xem như là niềm hạnh phúc. Còn với Xuân Quỳnh, bình yên, êm đềm, không nỗi khổ không những phải chấp nhận những khó khăn, thử thách đời thường, vượt lên những trắc trở của cuộc sống riêng tư mà còn đồng nghĩa với việc tác giả sẽ phải “trở về”, sẽ “không làm thơ nữa”! Nhưng “trở về” và “không làm thơ nữa” được sao - khi những cảm hứng về tình đời, tình người, niềm vui và nỗi buồn nhân thế trong chị như mũi tên định mệnh đã rời khỏi nỏ.
Một trái tim thức đập những lo âu
Sinh năm 1942 tại làng La Khê (Hoài Đức - Hà Tây, nay thuộc Hà Đông – Hà Nội), một làng có nghề truyền thống dệt the, dệt lụa nổi tiếng bên dòng sông Nhuệ thơ mộng hiền hoà, Xuân Quỳnh (tên khai sinh: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh) là con út trong một gia đình mà người mẹ sau năm lần sinh nở chỉ giữ được có hai. Trước Xuân Quỳnh là ba anh trai và một chị gái nhưng cả ba người anh đều lần lượt qua đời khi chưa tròn sáu tháng tuổi. Rồi Xuân Quỳnh mất mẹ khi còn chưa đội được khăn tang. Tháng 2-1955 chị được tuyển vào Đoàn văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Chị được đi biểu diễn ở nước ngoài nhiều lần và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên (Áo). Năm 1962-1964 học ở trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khóa 1) của Hội Nhà văn. Từ 1964 trở đi là biên tập viên báo Văn nghệ. Từ 1978 đến lúc mất là biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân Quỳnh từng được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá 3). Chị mất (cùng Lưu Quang Vũ và cháu Lưu Quỳnh Thơ) ngày 29-8-1988 trong một tai nạn giao thông tại Hải Dương. Tác phẩm đã xuất bản: Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung, 1963); Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968); Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974); Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978); Sân ga chiều em đi (thơ, 1984); Tự hát (thơ, 1984); Hoa cỏ may (thơ, 1989); Thơ Xuân Quỳnh (1992-1994); Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994); Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung, 1992); Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982); Truyện Lưu - Nguyễn (truyện thơ, 1985); Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981); Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984); Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986); Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995).
Hoàn cảnh sớm bị thiệt thòi về tình cảm gia đình, cộng với những trớ trêu, ngang trái khi mới bước vào đời đã đặt Xuân Quỳnh vào tình thế của một người vất vả. Có thể nhận thấy điều đó qua lời tự thuật về bàn tay của chị: Bàn tay em ngón chẳng thon dài/ Vệt chai cũ, đường gân xanh vất vả/ Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ/ Hái rau rền rau rệu nấu canh/ Tập vá may, tết tóc một mình/ Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ...
Đôi bàn tay ấy không ghi hết dấu vết của tuổi thơ côi cút, dấu vết của một cuộc sống sớm phải toan lo. Khi có tình yêu rồi, vẫn đôi bàn tay ấy “Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ”...
Công việc sáng tác, nhất là làm thơ, hẳn bao giờ cũng do sự bức xúc của nhu cầu bộc lộ nội tâm, nói cách khác là nhu cầu giải tỏa năng lượng cảm xúc của tâm hồn. Có thể vì một ước mơ, một nỗi niềm, một cảnh ngộ - song, với Xuân Quỳnh, nguồn năng lượng cảm xúc nổi trội nhất xuyên suốt cuộc đời và thơ chị là nỗi phấp phỏng lo âu - một ý thức nhân văn và đậm đà nữ tính trước dòng đời trôi chảy. Có thể xem đó là cảm hứng luôn luôn thường trực của một trái tim khát khao cháy bỏng trước bộn bề sự sống, ngay cả khi đang ở cạnh người yêu: Hoa ơi sao chẳng nói/ Anh ơi sao lặng thinh/ Đốt lòng em câu hỏi/ Yêu em nhiều không anh? (Mùa hoa doi).
Khi yêu, người ta thường mong ước được gần nhau. Với Xuân Quỳnh, dù được ở bên nhau rồi, nỗi niềm vẫn khôn nguôi thảng thốt. Cứ ngỡ chị miêu tả về một trạng thái tình cảm nhất thời, nhưng không, đó là câu hỏi không lời đáp, khiến cho cảm hứng về không gian, cảm hứng về thời gian cứ còn nhói buốt. Chị thường thảng thốt trước những đổi thay, những đổi thay của ngoại cảnh dễ khiến chạnh lòng: Mùa thu nay sao bão mưa nhiều/ Những cửa sổ con tàu chẳng đóng/ Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm/ Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Tự hát).
Sự đối trọng đến hụt hẫng xuyên thấm cảm hứng thơ: những “bão mưa nhiều” với “cửa sổ con tàu chẳng đóng”, những “dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm”... tạo ra cảm giác bấp bênh, bất ổn. Có thể bởi vậy, Xuân Quỳnh luôn luôn day dứt, luôn luôn khắc khoải trước một điều gì đó: Em khác chi con tàu/ Nay đây rồi mai đó/ Nên cả lúc gần anh/ Mà lòng em vẫn nhớ (Con tàu).
Nỗi nhớ lúc xa nhau là có thể, là lẽ thường; song nỗi nhớ có cả khi ở gần mới là nỗi nhớ có lẽ chỉ riêng của Xuân Quỳnh. Biểu hiện ấy vượt qua mức độ thường trực. Thế nhưng, ngay cả lúc chị đang “tự hát” về trái tim đích thực của chính mình: Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng/ Trái tim em anh đã từng biết đấy… thì chị vẫn xác định đó là một trái tim “đúng nghĩa”: Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt, đời thường ai chẳng có/ Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa (Tự hát).
Không tự huyễn hoặc bởi những ví von lãng mạn như thường thấy trong nhiều trái tim yêu, chị ý thức rõ rệt nhất về ranh giới của sự hữu hạn của đời người. Nhưng cũng chính lúc ấy, lại chính là khi chị đã vượt sang lĩnh vực của cõi vô cùng: Nhưng biết yêu anh cả khi đã chết rồi.
Sinh thời, Xuân Diệu được tiếng là thi sĩ của tình yêu, với cảm hứng yêu đương mãnh liệt, phồn thực và hết sức nồng nàn, cũng đã từng “tuyên ngôn” nổi tiếng về chuyện này: Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma!
Thế nhưng chuyện “ma” thì chưa ai nhìn thấy, nên cũng chẳng thể đoán biết rồi sau Xuân Diệu sẽ yêu ở cõi ấy như thế nào! Cố nhiên, nhà thơ viết vậy là để khẳng định niềm yêu của ông là đam mê bất tận. Còn với Xuân Quỳnh, niềm yêu ấy là xác định, và luôn luôn xác định. Bởi thế, sự đối cực trong thơ Xuân Quỳnh đôi khi ngỡ chỉ xuất phát chỉ trên một trục tư duy nhưng lại xoay về vô định - “nhiều đến mức tưởng như chẳng có” như cách nói của chị: Anh, con đường xa ngái/ Anh, bức vẽ không màu/ Anh, nghìn nỗi lo âu/ Anh, dòng thơ nổi gió/ Mà em người đời thường/ Biết là anh có ở? (Anh).
Đọc Xuân Quỳnh, thấy chị dường như luôn luôn bị ám ảnh bởi một dư ba bất thường nào đó từ hai phía đối lập và tương tranh dữ dội: bình yên và bão tố, hiện hữu và hư vô; và có lẽ, điều ấy đã tạo ra một chất giọng đặc sắc Xuân Quỳnh. Nó được thể hiện trong việc chọn đề tài, chọn đối tượng để kí thác tâm trạng hay hoá thân nỗi niềm của chị. Sóng là một trong số những bài thơ như thế: Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ/ Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể...
Sóng vừa được chọn làm đối tượng, nội dung miêu tả, vừa là phương thức thể hiện “nỗi khát vọng tình yêu”. Cả bài 38 câu, có tới 13 cặp đối:
- dữ dội - dịu êm,
- ồn ào - lặng lẽ,
- sông - bể,
- ngày xưa - ngày sau,
- dưới lòng sâu - trên mặt nước,
- xuôi về phương Bắc - ngược về phương Nam...
Các đối cực vừa là ẩn dụ tinh tế của nỗi khát vọng tình yêu, vừa biểu hiện sự vận động, biến ảo không ngừng của thời gian - không gian nghệ thuật. Sóng, do đó đồng thời cũng là điểm nhìn nghệ thuật. Từ điểm nhìn này thấy được ranh giới giữa cái hữu hạn (con sóng) với cái vô hạn (biển lớn tình yêu). Sóng là tên bài thơ, sóng còn là phương thức thể hiện quan hệ, nó gợi ra cách hiểu tâm thế, cũng như tình yêu luôn luôn chẳng bình yên.
Giữa thơ và đời, giữa thế giới sáng tạo nghệ thuật với những toan lo thường nhật của Xuân Quỳnh được kết nối bằng sự mẫn cảm nữ tính.
Trong Thơ vui về phái yếu, chị viết thật giản dị về giới mình: Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất/ Quen với công việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày/ Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa máy bay/ Càng không có hạt nhân nguyên tử/ Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa/ Có tình yêu và có lời ru/ Những con cò con vạc từ xưa/ Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép/ Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp/ Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...
Hình thức là thơ vui, tức là có thể nói hơi quá lên một chút, nhưng bài thơ được nhiều người nhớ đến bởi nội dung rất chân thành. Là “phái yếu” thì những “phẩm chất” kể trên được coi như “thuộc tính” nổi bật hàng đầu, thế nhưng kết tinh trong những công việc có vẻ rất giản dị của những vị thế có vẻ rất khiêm nhường ấy lại là nguồn gốc của biết bao điều vĩ đại: Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng/Là bác học... hay là ai đi nữa/ Vẫn là con của một người phụ nữ/ Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên...
Cũng như bao phụ nữ khác, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh sống và yêu bằng tất cả sự đắm đuối, nồng nàn, vụng dại đến cả tin: Và cả anh, anh yêu của riêng em/ Khi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quá/ Mạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ/ Tiếng tim anh đang đập vì em...
Không chỉ có thế, sức mạnh của tình yêu dường như còn làm cho người phụ nữ ấy được khai sinh, được thánh thiện hơn, đẹp hơn, đó cũng là một quan niệm thật mới của chị về tình yêu: Em yêu anh, yêu anh như điên/ Em viết những bài thơ tình yêu tưởng anh là ý, tứ/ Trán em bớt dô ra, bàn tay không vụng nữa...
Và với chị, tình yêu là sự gắn kết không thể gì ngăn cách, là đồng nghĩa với lòng vị tha và khát khao dâng hiến hết mình: Em yêu sự thông minh hóm hỉnh/ Đến thói thường hay cáu gắt của anh...; Điều đơn giản anh hiểu ra tất cả/ Rằng tình yêu không thể tách rời/ Khi ấy em là cơ thể anh rồi/ Nếu cắt đi anh sẽ ngàn lần đau đớn...; Anh tính nỗi đau, niềm vui bằng tháng, bằng tuần lễ/ Nhưng với em, em hiến cả một đời (Thơ viết cho mình và những người con gái khác).
Thơ viết cho mình và những người con gái khác là một bài thơ dài, gồm ba phần, trong đó tác giả dành hẳn một phần để tâm tình với một người yêu cụ thể, với rất nhiều giả tưởng được yêu và được thể hiện tình yêu. Khát khao dâng hiến và được đắp bù là một trong những âm hưởng chủ đạo nhất trong trong thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu, với chị - dù biểu hiện từ góc độ nào, cũng luôn luôn mãnh liệt và trong sáng một cách hồn nhiên. Giữa những phân lập, tương tranh, giữa những khoảng cách và xô dạt của cuộc đời: thuyền và biển, sóng và bờ, dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ, cỏ dưới chân và gió thổi trên đầu, gió Lào và cát trắng, đường tít tắp và không gian như bể... ấy là “trái tim đập sau làn áo mỏng” của chị.
Mong manh mà bền vững, Xuân Quỳnh nghị lực, bản lĩnh và cũng là người “yếu đuối nhất”(1). Mới hiểu vì sao trong thơ, chị hay nói đến mất mát và đắp bù, chia ly và đoàn tụ.
Một tâm hồn thiết tha nhân hậu
Chính vì luôn luôn thức đập giữa những đối cực như trên đã nói, tiếng thơ Xuân Quỳnh vừa thể hiện những hoang mang, nghi ngại của một trái tim nhạy cảm tinh tế và dễ tổn thương, vừa thể hiện những khát khao chở che và gắn bó của một tâm hồn nhân hậu. Với người yêu, người chồng: Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn bão tố (Thuyền và biển).
Khao khát tình yêu, hạnh phúc, khao khát mái ấm gia đình, có những lúc chị viết về điều đó thật giản dị mà thấm thía: Chẳng có gì quan trọng lắm đâu/ Như không khí, như màu xanh lá cỏ/ Đó tình yêu, em muốn nói cùng anh/ Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng/ Lòng tốt để duy trì sự sống/ Cho con người thực sự người hơn (Nói cùng anh).
Không “quan trọng lắm” mà thực vô cùng quan trọng. Tình yêu với chị, đó là “không khí” và “màu xanh lá cỏ” - là những điều như trong tầm tay với, không ở đâu xa mà cao cả và thiêng liêng như sự sống. Tình yêu ấy với chị, chỉ có được khi trái tim: “Làm sống lại những hồng cầu đã chết”, “Biết rút gần khoảng cách của yêu tin”. Không cầu kì, ước lệ, không lí tưởng và đề cao thái quá, nhiều bài thơ tình của Xuân Quỳnh có được sức sống lâu bền trong bạn đọc là do nội dung của những bài thơ ấy được nói bằng tiếng nói gần gũi, rất đỗi đời thường. Một mùa thu “sao bão mưa nhiều”, một sân ga chiều chia tay, một cánh chuồn chuồn báo bão, một cơn mưa không phải của mình... tất thảy đó là chuyện cuộc đời, với chị cũng trở thành ám ảnh và trở thành chuyện của thơ. Trong bài thơ Trời trở rét chị đã toan tránh cả “thành phố mùa đông” nhưng vẫn không nguôi ám ảnh “cô bán sách ngồi trong quầy lặng lẽ”, vẫn nghe “trời chuyển gió phải chăng hồ mềm yếu”, vẫn “thương cây bàng trước cửa” dẫu “hết mùa này cây lại lên xanh”... Nhưng không chỉ có vậy, đối tượng chị quan tâm nhất vẫn là một tình yêu con người cụ thể mà chị đã dành những câu thơ mở đầu và khép lại như điệp khúc: Sao không cài khuy áo lại anh/ Trời lạnh đấy hôm nay trời trở rét.
Chi tiết nhắc chồng “cài khuy áo” thật cụ thể, độc đáo và cảm động. Nó vượt qua sự biểu hiện tình yêu thông thường. Yêu chồng, chị dành sự quan tâm chăm sóc đến cả những nét sinh hoạt nhỏ nhất: Anh không ngủ được ư anh/ Để em mở quạt, quấn mành lên cho/ Lặng sao cái gió mặt hồ/ Ghét sao cái nóng đầu mùa đã ghê (Hát ru chồng những đêm khó ngủ).
Để chồng có giấc ngủ ngon, chị đã lựa lời dịu nhẹ với hi vọng sẻ chia, gánh đỡ những trăn trở ưu tư của chồng. Nào chuyện đoàn thương binh mới trở về “đánh nhau trước cửa hàng bia lúc chiều”, nào chuyện “con lũ đang triều nước dâng”, nào chuyện rừng “cọ cháy cao”, nào chuyện “người đói lang thang”, nào “tin chết của bạn mình”... Có thể nói: Trong thơ Việt Nam, Hát ru chồng là một tứ thơ độc đáo, trước Xuân Quỳnh chưa từng có. Nếu đề tài Hát ru chồng của Xuân Quỳnh gần như độc nhất vô nhị trong thơ ca Việt Nam thì bài thơ Mẹ của anh lại thể hiện cách cắt nghĩa độc đáo và hiện đại bậc nhất mối quan hệ giữa nàng dâu - mẹ chồng. Cùng nghe chị “vào đề”: Phải đâu mẹ của riêng anh/ Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi/ Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong…
Bài thơ được mở ra như câu chuyện tâm tình giữa một nàng dâu với mẹ chồng. Nếu không có hai chữ “đấy thôi” thì câu chuyện nói tới trong thơ như chỉ là điều mong ước, chỉ là dự định của tương lai. Sự xuất hiện của hai chữ này xác định yếu tố “tiền giả định” có tính hàm ngôn rằng: quá trình sống, quá trình ứng xử của nàng dâu đã đủ chứng minh “mẹ là mẹ của chúng mình”. Yêu chồng, nàng dâu còn cảm nhận được vẻ đẹp của sự “hóa thân”, hy sinh cao cả của tình mẫu tử mẹ đã dành cho: Ngày xưa má mẹ cũng hồng/ Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau/ Bây giờ tóc mẹ trắng phau/ Để cho mái tóc trên đầu anh đen/ Đâu con dốc nắng đường quen/ Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần/ Thương anh thương cả bước chân/ Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao.
Không chỉ ơn mẹ trong bởi tình cảm yêu thương và bao dung mà mẹ chồng dành cho trong hiện tại, người con dâu trong thơ chị nhận thức rất rõ những ảnh hưởng quan trọng của mẹ với chồng mình: Lời ru mẹ hát thuở nào/ Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh: Nào là hoa bưởi hoa chanh/ Nào câu quan họ mái đình cây đa/ Xin đừng bắt chước câu ca/ Đi về dối mẹ để mà yêu nhau/Mẹ không ghét bỏ em đâu/ Yêu anh em đã là dâu trong nhà.
Nhận thức được vẻ đẹp và tình thương của mẹ, người con dâu ấy tự nguyện: Em xin hát tiếp lời ca/ Ru anh sau mỗi âu lo nhọc nhằn/ Hát tình yêu của chúng mình/ Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng/ Giữa ngàn hoa cỏ núi sông/ Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ.
Đó là một nhận thức mới mẻ, thấm đẫm nhân văn về mối quan hệ giao hoà giữa tình cảm riêng - chung. Tiếp nối tình yêu của mẹ, nhà thơ khái quát: Chắt chiu từ những ngày xưa/ Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.
Có lẽ chỉ bằng hai câu thơ chí tình nhân hậu ấy, Xuân Quỳnh đã “đối thoại” được với người xưa, “đối thoại” với những di ngôn nghiệt ngã của dân gian về mối quan hệ này từng lưu truyền từ rất nhiều đời mà không ít người muốn vượt qua thực chẳng dễ chút nào!
Không những thế, những gợi nhớ từ một tiếng gà trưa, những xúc cảm từ sức vươn chồi biếc, một mái phố mùa đông, một con chuồn chuồn báo bão... dường như tất thảy đều làm chị ngẫm ngợi về khát vọng sinh sôi, bao dung, nương tựa. Chị nghĩ về mái phố: Tôi về trong mái nhỏ/ Sau mỗi lần gian nan/ Như tìm đến bên anh/ Sau mỗi niềm cay đắng.
Mái phố không chỉ là nơi “Sinh ở đây thuở nhỏ”, không chỉ là nơi “Ơi cái màu ngói cổ. Màu áo mẹ gian lao” mà còn là nơi chở che thân thiết: Đã quen nhiều gian khổ/ Đã quen nhiều hi sinh/ Yêu thương là lòng anh/ Bao dung là mái phố (Mái phố).
Trước cảnh chuồn chuồn “bay đan nhau dệt mảnh nắng cuối cùng”, chị cồn cào nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, nhớ về tình yêu mỏng mảnh, để rồi thảng thốt: Trái đất này sẽ nhấn chìm trong mưa/ Không tìm đâu một chỗ nương nhờ! Mỏng manh thế chịu làm sao nổi/ Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới/Trời bão lên rồi mày ở đâu? (Chuồn chuồn báo bão).
Không chỉ thế, đôi khi cảm hứng của nhà thơ được gợi từ âm thanh của tiếng gà trưa - một cảnh đời bình dị, một nét sinh hoạt thân quen trong cuộc đời thường nhật cũng dễ làm chị xúc động không ngờ: Trên đường hành quân xa/ Dừng chân bên xóm nhỏ/ Tiếng gà ai nhảy ổ/ "Cục! Cục tác cục ta"/ Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ (Tiếng gà trưa).
Từ âm thanh "Cục! Cục tác cục ta" ở khổ đầu tiên, mạch cảm xúc trong bài thơ được triển khai theo sự lặp lại đến bốn lần của các câu thơ “Tiếng gà trưa”. Sau mỗi câu thơ được lặp lại như thế, là những kỉ niệm tuổi thơ sống cùng người bà hết lòng thương cháu; là sự gợi nhớ về hình ảnh những con gà và niềm mơ ước những bộ quần áo mới; là tiếng gà cùng người chiến sĩ đi vào mặt trận, khắc sâu thêm tình yêu đất nước, quê hương.
Nhà giáo Đông Mai, chị gái của Xuân Quỳnh kể lại: “Số phận khắc nghiệt đã cướp đi của Quỳnh người mẹ từ khi còn trứng nước. Hình ảnh người mẹ đối với Quỳnh thật xa xôi, nhưng nỗi đau mất mẹ đã ám ảnh suốt một đời Quỳnh. Sau này, trên bước đường đời, những lúc vui buồn, đau khổ, Quỳnh vẫn nhớ và khóc về một người mẹ mà Quỳnh tin rằng rất thiêng, lúc nào cũng ở bên Quỳnh. Cuộc đời mồ côi khiến cho Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Quỳnh đã dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con. Trong thơ Quỳnh, tình mẹ con thật là tha thiết, sâu đậm. Những đứa con là nguồn thi hứng không bao giờ cạn của Quỳnh. Những bài thơ nói về con, viết cho con chiếm một số lượng không nhỏ trong thơ Quỳnh. Và vì vậy, ta cũng hiểu vì sao thơ văn Quỳnh viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi lại dí dỏm, nồng ấm tình thương như vậy”.
Với những người thân - nhất là các con (dù là con riêng của chồng), chị đã thể hiện trong thơ những tình cảm thật thiêng liêng, xúc động. Riêng mảng thơ viết cho tuổi nhỏ, thể hiện tình mẫu tử, bà cháu, anh em, bè bạn... chị đều thể hiện bằng cách nhìn, cách cảm vừa ngộ nghĩnh, bất ngờ vừa sâu sắc: Bà thấy Mí thắc mắc/ Bà cười bảo "Mí à/ Cái ngoan mà đem cho/ Thì lại ngoan hơn nữa". (Cái ngoan của Mí).
Hay: - À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế. (Con yêu mẹ).
Nổi bật trong mảng thơ này là Chuyện cổ tích về loài người - một cổ tích bằng thơ với gần 80 câu có sự kết hợp nhuần nhị giữa yếu tố truyền thống và yếu tố cách tân, mượn những sự vật, hiện tượng của huyền thoại, cổ tích để diễn đạt lại những ý tưởng nhân văn, kết cấu theo lối chương hồi hiện đại: Trời sinh ra trước nhất/ Chỉ toàn là trẻ con...
Cứ như thế, tác giả dẫn dắt bạn đọc nhỏ tuổi từ sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác một cách hấp dẫn. Có điều đặc biệt là: Tác giả cắt nghĩa nguồn gốc của loài người là trẻ em, quá trình hình thành thế giới là do những nhu cầu sinh hoạt và phát triển của lứa tuổi này, sau trẻ em mới lần lượt xuất hiện những người gần gũi trong gia đình và ngoài xã hội: mẹ, bà, bố, thầy giáo... Bài thơ vừa mang đậm màu sắc triết lí và bên cạnh ý nghĩa giáo dục, dường như mỗi câu thơ vừa bắc cho người đọc một nhịp cầu nối để tiếp xúc với một cảnh huống, một sự vật hiện tượng của đời sống tự nhiên và xã hội, vừa gợi mở trí tưởng tượng bay bổng cùng những khung trời mới lạ và kì thú của tuổi thơ.
Xuân Quỳnh đã góp một tiếng nói, một giọng điệu đặc sắc trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ chị là nơi tập trung của niềm vui và nỗi buồn, của phấp phỏng lo âu và mang mang dự cảm, khát vọng chở che và nâng niu, nương tựa... Đó là kết quả của một quá trình miệt mài sáng tạo - mà trước hết là ý nghĩa của những nhịp đập từ trái tim nhân hậu, đằm thắm yêu thương và thật giàu nữ tính, như nhà nghiên cứu Phan Ngọc từng viết: “Xuân Quỳnh không có gì hết ngoài trái tim biết yêu, nhưng chính trái tim ấy đã nói lên thành thơ và chị trở thành nhà thơ nữ lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam chỉ bằng trái tim chân thành và vô giá ấy”(2).
Đó cũng là những gì còn lại đích thực của cuộc đời và thơ Xuân Quỳnh, mà dư ba vẫn hằng lan tỏa, đồng hành với thời gian.
Hãy viết đoạn văn khoảng 15 dòng kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em bắt gặp trong văn học hoặc trong cuộc sống .
Giups mình với, gấp lắm ạ. Mình đang GHKI mà không biết làm :((( huhu
Viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 câu) trong đó có ít nhất 2 câu có sử dụng khởi ngữ. Gạch chân dưới mỗi thành phần khởi ngữ trong đoạn văn. (Mình cần gấp, giúp mình với ạ)