Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Minh Anh
Xem chi tiết
Mỹ Châu
18 tháng 7 2021 lúc 9:14

Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào. Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.

 

Khách vãng lai đã xóa
Asriel Dreemurr nghỉ làm...
18 tháng 7 2021 lúc 9:33

Bạn Tham khảo nha ( Sorry mik copy)

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.

Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.

Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.

Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du.

Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.

Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.

Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).

Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.

Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.

Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.

Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.

Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.

Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.

Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.

Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.

Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.

Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).

Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam…

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Hồng Mai
18 tháng 7 2021 lúc 15:02

k mình nha!?

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.

Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.

Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.

Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du.

Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.

Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.

Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).

Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.

Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.

Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.

Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.

Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.

Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.

Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.

Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.

Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.

Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).

Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam…

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.

Khách vãng lai đã xóa
Chii Chi
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
12 tháng 9 2018 lúc 20:01

Giới thiệu truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả:- Thanh Tịnh, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở Thừa Thiên – Huế, từng dạy học,viết báo và làm văn.- “Thanh Tịnh có một phong cách nghệ thuật gần với Thạch Lam. Nhìn chung, văn ông thiên về cái nhẹ nhàng, dịu ngọt, man mác. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình xinh nhỏ lắng sâu”.

2. Tác phẩm:- Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” được xuất bản năm 1941.- Truyện đã thể hiện những tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng của một em bé trong buổi tựu trường. Em “như một con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

Nguyễn Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
18 tháng 5 2022 lúc 14:17

Tham khảo

Đôrêmon (Doraemon) là một bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tác phẩm sau đó đã được chuyển thể thành các tập phim hoạt hình ngắn, dài cùng các thể loại khác như kịch, trò chơi điện tử.

Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Đôrêmon đến từ thế kỉ 22 để giúp một cậu bé lớp 4 hậu đậu tên là Nôbi Nôbita. Các câu chuyện của Đôrêmon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học – kĩ thuật. Đôrêmon đã giành được nhiều giải thưởng truyện tranh ở Nhật Bản và được tạp chí TIME Asia bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi bật của châu Á. Kể từ khi ra đời đến nay, Đôrêmon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích.

Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
5 tháng 9 2021 lúc 12:26

chủ yếu cho mk xin cái kết đoạn nha

Kay Nguyễn
Xem chi tiết
Thời Sênh
20 tháng 12 2018 lúc 21:40

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

minh nguyet
20 tháng 12 2018 lúc 21:42

Bạn tham khảo:

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi…

Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.

Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát:“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn…

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”,“thế con ủng hộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết,vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ …

May thay,tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sung sướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .

Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng,tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

Đạt Trần
20 tháng 12 2018 lúc 22:20

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.Ông tự nhủ :'Làng theo giặc thì phải thù" . Ngày nào ông cũng ngóng tin tức. Nghe được tin cải chính ông vội vã đi khoe với mọi người làng vô tội

Celine HanggHangg
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Hằngg
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 4 2019 lúc 20:09

Tham khảo:

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom ở một cao điểm trong thời kì cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đang diễn ra khốc liệt. Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ va phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội.

Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định - nhân vật chính. Sự lựa chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái. Miêu tả các cô gái hằng ngày, hằng giờ đôi mặt với hiểm nguy nhưng sức hấp dẫn của truyện không phải ở những chi tiết, sự kiện hồi hộp, nóng bỏng mà ở khả năng miêu tả đời sống tâm hồn con người khá sinh động, sâu sắc của tác giả.

Lê Minh Khuê đã viết "Những ngôi sao xa xôi" bằng một ngòi bút dung dị đầy nữ tính, thể hiện phong cách riêng của mình. Tác phẩm là truyện ngắn đầy chất thơ miêu tả thành công vẻ đẹp tâm hồn đầy mơ mộng nhưng cũng vô cùng quả cảm, anh dũng của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Thảo Phương
26 tháng 4 2019 lúc 14:03

"Những ngôi sao xa xôi" kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong - tổ trinh sát mặt đường - Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống trong một cái hang trên cao điểm tại một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ. Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá để san lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc sống của họ vẫn không mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơ mộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội hết lòng lo lắng và chăm sóc cho Nho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.

Xem chi tiết

ai ở tỉnh Lào Cai thì giúp mình nhé!

cảm ơn mn nhìuvui

Vũ Thị Bạch Liên
25 tháng 4 2022 lúc 12:58

Ờm chị không ở tỉnh Lào Cai nên có gì nó không đúng thì em sửa lại giúp chị nhé :(kham khảo thui nha)

Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!

 

 

Nguyễn Hải	Đăng
25 tháng 1 lúc 21:43

Chịu rồi 

Trần Thị Thanh Thư
Xem chi tiết
Thời Sênh
8 tháng 1 2019 lúc 20:45
Bến quê, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật...Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn.
Thảo Phương
8 tháng 1 2019 lúc 20:45

Bến quê, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật...Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn.