Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Tấn Sanh
Xem chi tiết
Đoàn Thị Hồng Vân
1 tháng 3 2016 lúc 16:35

- Ngành thủy sản nước ta hiện nay có những thuận lợi phát triển sau:

                   + Dọc bờ biển có nhiều đầm phá, rừng ngập nặm. Đó là những khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có nhiều biển ven các đảo, vũng, vịnh thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, ngoài ra còn nhiều sông suối, hồ, ao…có thể nuôi tôm, cá nước ngọt.

                   + Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm nước mặn xuất khẩu phát triển nhanh, có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra, các thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao khác là đồi mồi, trai ngọc, rong câu…..

- Khó khăn của ngành thủy sản:

                   + Thiên nhiên gây thiệt hại cho nghề biển và nuôi trồng thủy sản như bão, lũ thất thường, dịch bệnh; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.

                   + Nghề thủy sản đòi hỏi vốn lớn, trong khi ngư dân phần nhiều còn nghèo khổ.

Nguyễn Thị Tâm Nhi
29 tháng 12 2017 lúc 17:49

thuận lợi

vùng bờ biển rộng

mạng lưới sông ngời đày đặc

nhiều ngư trường đánh bắt lớn

dọc bờ biển có nhiều nc lợ nc mặn rừng ngập mặn các đảo và quần đảo ..est..

khó khăn

chịu ảnh hưởng thiên tai

dịch bệnh mmooi trường bị o nhiễm suy thoái

vốn đầu tư lớn trong khi ngư dân gặp nhiều khó khăn

Văn hùng Hoàng
Xem chi tiết

(Có qua #Tham khảo)

Thuận lợi: 

- Nước ta có bờ biển dài với chiều dài 3260 km và có vùng đặc quyền kinh tế rộng.

-Nguồn hải sản rất phong phú với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn và cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. 

-Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, và các ô trũng ở vùng đồng bằng có khả năng nuôi trồng hải sản nước ngọt.

-Nhân dân và ngư dân nước ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

-Các phương tiện phục vụ cho ngành thủy sản như tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn, ngày càng được đổi mới hơn.

-Nhà nước có những đổi mới trong chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.

............

 Khó khăn:

- Vùng biển nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi thiên tai, mỗi năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều lần gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, thiên tai nhiều làm hạn chế số ngày ra khơi.

-Một số vùng ven biển, do hoạt động của con người làm môi trường bị suy thoái, môi trường nước bị ô nhiễm nguồn lợi thủy sản suy giảm nhiều

..........

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 7 2018 lúc 9:29

a, Hoạt động động khai thác thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

+ Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản

+ Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trưòng vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế...

+ Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

+ Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.

+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.

Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

 

b, Nuôi trồng thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Điều kiện nuôi trồng

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng dồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường.

- Dịch bệnh tôm.

- Một số vùng nuôi bị nhiễm bẩn.

 
Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

Thu Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Hồng
27 tháng 1 2016 lúc 12:58

· Đặc điểm tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về loại hình với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau và có tất cả hơn 3000 mỏ lớn
nhỏ ở cả nước. Nhưng tất cả khoáng sản có thể được gộp làm 3 nhóm chính sau đây:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng gồm:

+ Than đá: ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ
như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
+ Than nâu: ta có mỏ than nâu khá lớn trữ lượng hàng trăm triệu tấn là Na Dương (Lạng Sơn). Mới phát hiện dưới lòng đất
ĐBSH có trữ lượng than nâu hàng trăm triệu tấn (980 triệu tấn) nhưng than nâu nằm sâu dưới lòng đất từ 300 ® 1000m.
+ Than mỡ: ta chỉ có một mỏ than mỡ duy nhất ở làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái Nguyên).
+ Than bùn: có ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở rừng U Minh (Cà Mau).
+ Dầu mỏ và khí đốt: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
· Bể trầm tích phía Đông ĐBSH đã phát hiện có nhiều mỏ khí đốt nằm dọc ven biển Thái Bình trong đó nổi tiếng là mỏ
khí đốt Tiền Hải.
· Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng đã phát hiện có trữ lượng dầu mỏ khí đốt khá lớn nhưng chưa khai thác.
Nhưng hiện nay ta đang xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 để đón trước sự khai thác dầu khí ở vùng này.
· Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo đã phát hiện nhiều dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng,
Mỏ Rồng…và đặc biệt mới tìm thấy 2 mỏ khí đốt lớn là Lan Tây, Lan Đỏ.
· Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long có trữ lượng dầu khí lớn nhưng rất khó khai thác vì các mỏ này nằm ở vùng nước
sâu.
· Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai đã tìm thấy nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng khá lớn như Rạng Đông, Chiến Thắng, Hữu
Nghị…nhưng chưa khai thác.
+ Năng lượng thuỷ điện (than trắng): Tổng công suất thuỷ điện của nước ta từ 20 triệu ® 30 triệu kW tương đương 260 -
270 tỉ kWh trong đó nguyên hệ thống sông Hồng chiếm 11 triệu kW » 37% tổng trữ năng thuỷ điện cả nước và sông Đồng Nai
chiếm 19%. Nhờ vậy trên sông ngòi nước ta đã xây dựng nhiều thuỷ điện công suất lớn như: thuỷ điện Hoà Bình, Trị An…
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm:
+ Quặng sắt: ta có mỏ Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên), Tòng Bá (Hà Giang), Bảo Hà (Lào Cai), Yên BáI (ven sông
Hồng) và đặc biệt có mỏ sắt lớn nhất cả nước là Thạch Khê (Hà Tĩnh).

+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà
Nẵng ® Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ
lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở
chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
+ Cát thuỷ tinh: ta có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát
rất lớn ở ven biển NThuận và Bthuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với
núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôI và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát
vàng, đa ốp lát..
Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.
* Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà
Nẵng ® Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ
lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở
chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
+ Cát thuỷ tinh: ta có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát
rất lớn ở ven biển NThuận và Bthuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với
núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôI và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát
vàng, đa ốp lát..
Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.
* Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Hàm lượng các chất khoáng sản rất phức tạp như đồng lẫn chì, vàng lẫn bạc…cho nên phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại
tiên tiến mới có thể tinh luyện thành những nguyên liệu nguyên chất có giá trị mà ta lại
chưa có.
+ Khoáng sản nước ta phân bố rất phân tán, mất cân đối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đất liền với biển cho nên khi phát
triển công nghiệp ở miền Nam phải chi phí lớn để vận chuyển khoáng sản từ Bắc vào như vận chuyển than đá, đá vôi. Các mỏ
khoáng sản trên đất liền thì đã được khai thác từ lâu và đang có xu thế cạn kiệt, còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác.
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai cho nên khi khai thác khoáng sản
dễ làm đảo lộn hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác.

 

 

Lại Đan Ngọc
Xem chi tiết
Long Sơn
23 tháng 3 2022 lúc 21:48

Vì: 

- Ở Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

- Ở các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh,... đều có các nhà máy chế biến thủy sản của các công ty tư nhân.

- Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản biển.

kodo sinichi
24 tháng 3 2022 lúc 5:35

tham khảo 

Phân tích ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở nước ta:

Các ngành kinh tế và điều kiện:

– Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: có nguồn thủy hải sản phong phú, biển rộng, ấm.

– Du lịch biển đảo: có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, có nhiều bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp…

– Khai thác và chế biến khoáng sản biến: có nhiều tài nguyên biển như muối, nhiều bãi cát chứa oxit titan, cát trắng, thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên…

– Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, có nhiều vũng vịnh sâu để xây dựng hải cảng…

* Cần phải đẩy mạnh khai thác xa bờ vì: 

– Lượng thuỷ hải sản ở ven biển là có hạn, khai thác quá mức sẽ gây cạn kiệt.

*Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tác động như thế nào đến ngành khai thác nuôi trồng và chế biến thủy sản:

+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt

+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng

+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững.

Vũ Quang Huy
24 tháng 3 2022 lúc 9:11

tham khảo

* Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên

Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km

- Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang.

ADVERTISING

- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. (0,25đ)

- Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,... (0,25đ)

Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. (0,25đ)

 

- Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. (0,25đ)

Điều kiện kinh tế xã hội

Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (0,25đ)

Cơ sở vật chất được chú trọng (0,25đ)

Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn (0,25đ)

- Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành thủy sản (0,25đ)

* Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng thiên tai.

- Dịch bệnh , môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.

- Vốn đầu tư lớn trong khi ngư dân phần nhiều còn khó khăn.

- Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu

- Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm

Cần chuyển hướng đánh bắt xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng vì:

+ Hải sản ven bờ bị cạn kiệt

+ Môi trường ven bờ bị ô nhiễm

+ Đánh bắt xa bờ để góp phần tăng sản lượngvừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển- đảo đất nước.

Phan Gia Ngân
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 13:12

 I. Ngành thủy sản
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản

a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
      + Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
      + Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
      + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
      + Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
      + Bão, gió mùa đông bắc.
      + Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
       + 
Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
       + Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
       + CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
       + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
       + Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
- Khó khăn:
       + Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới. 
       + Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
       + Công nghiệp chế biến còn hạn chế.


2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung
   - Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
   - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
   * Khai thác thủy sản:
   - Sản lượng khai thác liên tục tăng
   - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản:
   - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
        + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
        + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
- Ý nghĩa:
        + Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
        + Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

II. Ngành lâm nghiệp
1. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

a. Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.

- Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.

b. Sinh thái:
- Chống xói mòn đất
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn

- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều

3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Về trồng rừng:
        + Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
        + Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
            +  Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
            + Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
            + Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
             + Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.
Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

Phan Gia Ngân
24 tháng 4 2016 lúc 13:23

 nó hơi dài.nhưng vẫn cảm ơn bạn

 

Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 13:25

Bạn chọn lọc những ý chính mà bạn cần nhé

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 11 2019 lúc 12:56

Chọn D

Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 8 2018 lúc 17:06

Đáp án D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 12 2018 lúc 9:50

Chọn D

Nguyễn Ngọc Lê Uyên
Xem chi tiết
Phạm Thị Xuân
26 tháng 1 2016 lúc 19:20

1. Những những lợi trong việc phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta:

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao (trữ lượng hải sản 3,9 – 4,0 triệu tấn)

- Có 4 ngư trường trọng điểm là:

+ Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang

+ Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh

+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

            - Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

            - Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Nước ta có khoảng 1,2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ)

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản

- Thị trường xuấ khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU,…)

2. Những khó khăn chủ yếu

- Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30- 35 đợt gió mùa Đông Bắc.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. 

Kiều Linh
1 tháng 11 2017 lúc 21:19

Thuận lợi :
Về tự nhiên :
* Đánh bắt :
Có bờ biển dài 3620km thuận lợi cho 28/64 tỉnh thành khai thác kinh tế biển
Sản phẩm phong phú về loài : 2000 loài cá, 100 loài tôm, hàng chục loài mực và hàng ngàn loài vi sinh vật khác
*Nuôi trồng :
Dọc bờ biển có các bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ
Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt.
Khó khăn :
*Thiên tai : chủ yếu là bão.
*một số vùng ven biển thường bị suy thoái, nguồ lợi thủy sản giảm mạnh.
Về Xã Hội
-Nhân dân có tuyền thống đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản, có nhiều kinh nghiệm truyền đời này sang đời khác
-tàu thuyền được nâng cấp, ngư cụ, chế biến được trang bị tốt hơn
-Thi trường tiêu thụ rộng lớn ( Nhật bản, Mỹ, Châu Âu)
-Chính sách khuyến ngư của nhà nước
Khó khăn:
-Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới
-Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu
-Công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế

Anh Qua
28 tháng 1 2019 lúc 8:19

Thuận lợi:

+)Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

– Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2

– Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao(trữ lượng hải sản 3.9-4.0 triệu tấn)

– Có 4 ngư trường trọng điểm là:

+ Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang

+ Ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu

+ Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh

+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

– Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ

– Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, áo hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

-Nước ta có khoảng 1.2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ)

+) Điều kiện kinh tế-xã hội

– Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

-Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp

– Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn

-Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản

– Thị trường xuất khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU..)

b) Khó khăn:

– Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa Đông Bắc.

– Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy hải sản cũng bị đe dọa suy giảm.

– Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế

– Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

– Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng đưuọc yêu cấu