Bạn nào cho mik bt nghệ thuật của bài phò giá về kinh vs !
nội dung và nghệ thuật của bài Phò giá về kinh
Tham khảo:
- Nội dung: Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta thời Trần và mong ước xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình, niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
- Nghệ thuật:
• Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
• Diễn đạt súc tích, cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
Tham khảo!
- Nghệ thuật:
• Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
• Diễn đạt súc tích, cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài Phò giá về kinh
Trong văn học trung đại Việt Nam, yêu nước là một đề tài lớn thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó dân tộc ta liên tiếp phải đối phó với những vó ngựa của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, bằng sức mạnh của lòng đoàn kết, của tinh thần đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, thì nước ta đã vượt qua bao thăng trầm, khẳng định được nền độc lập như ngày nay. Cũng viết về tình yêu tha thiết đối với đất nước cùng sự tự hào đối với sức mạnh của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh”. Đọc bài thơ ta sẽ cảm nhận được thấm thía, tình yêu cũng như sự tự hào to lớn này.
Bài thơ “Phò giá về kinh sư” được Trần Quang Khải sáng tác khi quân ta thu lại được kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lúc này tác giả đang nhận nhiệm vụ về Thiên Trường để bảo vệ, phò giá hai vị vua trở về kinh đô. Bài thơ này đã thể hiện được niềm tự hào to lớn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng như sức mạnh chống xâm lược của toàn quân, đồng thời qua đó cũng thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh vững bền của quốc gia, dân tộc.
“Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan”
Dịch:
(Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù)
Trong hai câu thơ đầu tiên, Trần Quang Khải đã gợi lại những chiến thắng hiển hách của dân tộc trong niềm tự hào. Đó chính là những chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử, tuy đây không phải những chiến thắng lớn nhất, lừng lẫy nhất của quân ta nhưng đây lại là những chiến thắng cuối cùng, quyết định sự thắng lợi của quân ta. Nhà thơ nhớ lại những giây phút hân hoan, đầy tự hào đó “Chương Dương cướp giáo giặc”, nhà thơ dùng những động từ chỉ hành động để nói về những chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên, ta có thể thấy, ở phần phiên âm, nhà thơ dùng từ “đoạt” mang nhiều ý nghĩa hơn ở phần dịch thơ “cướp”. Vì về sắc thái, từ “cướp” chỉ hành động không chính nghĩa, dùng sức mạnh để chiếm đoạt, như vậy sẽ làm mất đi sự hào hùng vốn có của câu thơ.
Từ “đoạt” vừa thể hiện được sự thắng lợi của quân ta với giặc khi đoạt được vũ khí – thứ mà chúng dùng để gây chiến tranh, gây ra đau khổ cho dân ta, mà còn thể hiện được tư thế, thái độ của người chiến thắng, quân ta đứng trên thế chủ động, dùng chính nghĩa mà đoạt đi giấc mộng bạo tàn, phi nghĩa của quân giặc. Hiểu như thế ta không chỉ thấy tính chính nghĩa của hành động mà còn thể hiện được tư thế của một dân tộc anh hùng, chính nghĩa. Ở cửa Hàm Tử cũng ghi dấu một trận chiến oai hùng, một chiến thắng thật đáng tự hào, đó là khi ta giành được thắng lợi cuối cùng, cái gian ác đã bị diệt trừ, nền độc lập được bảo vệ “bắt quân thù”.
“Thái bình tu trí lực
Vạn cổ cựu giang san”
Dịch:
( Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu)
Nếu ở hai câu thơ đầu, Trần Quang Khải đã dẫn ra những chiến thắng để thể hiện lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, thì ở hai câu thơ cuối này, nhà thơ lại hướng đến khẳng định sự vững bền của nền độc lập, của không khí thái bình cũng như tin tưởng tuyệt đối vào vận mệnh trường tồn của đất nước. “Thái bình nên gắng sức” , thái bình là không khí hòa bình, yên ả của đất nước sau khi đã giành được độc lập, đã đánh đuổi được lũ giặc ngoại xâm. Ở câu thơ này, tác giả thể hiện niềm tự hào song cũng là lời nhắc nhở đầy chân tình “nên gắng sức”. Bởi Việt Nam luôn là đối tượng xâm chiếm của những kẻ thù, tuy ta có sức mạnh có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giặc nhưng cũng không nên chủ quan, phải luôn gắng sức để duy trì không khí thái bình và đề cao sự cảnh giác đối với các thế lực bên ngoài. Nhà thơ còn thể hiện một niềm tin bất diệt đối với vận mệnh của đất nước, nhà thơ tin chắc rằng, khi toàn dân ta gắng sức cho nền độc lập, cho không khí thái bình ấy thì dân tộc ta sẽ không còn bị cản trở bởi bất cứ thế lực nào nữa, vận mệnh đất nước sẽ cứ vậy đi lên, cứ mãi vững bền “Non nước ấy nghìn thu”.
Như vậy, bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một bài thơ đề cao sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống chính nghĩa ấy. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được ý thức của bản thân nhà thơ đối với vận mệnh cũng như sự trường tồn của đất nước, không chỉ là ý thức cho mình, Trần Quang Khải còn đưa ra những lời khuyên chân thành đến với toàn thể nhân dân, những con người anh hùng của một dân tộc giàu truyền thống.
Sông núi nước Nam:
- Là lời khẳng định chỉ quyền, lãnh thổ của nước Nam
-Ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
- Giọng điệu dồn nén cảm xúc, dõng dạc, dứt khoát
- Ngôn ngữ lựa chọn
Phò giá về kinh:
- Hào khí của dân tộc ta ở thời nhà Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử- Chương Dương
- Phương châm giữ nước vững bền
Nghệ thuật :
- Giọng điệu sang khoái, han hoan, tự hào
- Cảm xúc dồn nén bên trong tư tưởng
*Sông núi nước Nam:
+Nội dung: là lời khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của nước Nam, ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
+Nghệ thuật: giọng điệu dồn nén cảm xúc, dõng dạc, dứt khoát và sử dụng ngôn ngữ lựa chọn.
*Phò giá về kinh:
+Nội dung: hào khí của dân tộc ta ở thời nhà Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử- Chương Dương, phương châm giữ nước vững bền
+Nghệ thuật: giọng điệu sang khoái, hân hoan, tự hào, cảm xúc dồn nén bên trong tư tưởng.
Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Phò giá về kinh”.
- Nội dung: Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta thời Trần và mong ước xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình, niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
- Nghệ thuật:
• Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
• Diễn đạt súc tích, cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài "Sông núi nước Nam" và bài "Phò giá về kinh"
Giúp mik với. Mik cần gấp lắm. Ai làm đúng mik cho 7 tick lun!
1) Sông núi nước Nam:
Nội dung:
- Khẳng định chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta.
- Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Nghệ thuật:
- Giọng thơ dõng dạc đanh thép, hùng hồn cô đọng - khẳng định chủ quyền của dân tộc.
- Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2) Phò giá về kinh:
Nội dung:
- Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc.
- Xây dựng và phát triển đất nước.
- Niềm tin vững bền về đất nước.
Nghệ thuật:
- Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Cách nói chắc nịch và cô đúc.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
1/ Sông núi nước Nam
- Nội dung: Bài thơ khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Bài thơ được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
+ Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận
+ Giọng thơ hùng hồn đanh thép
2/ Phò giá về kinh
- Nội dung: Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình tthịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Định luật
+ Diễn đạt cô đúc hàm xúc
Sông núi nước Nam:
- Là lời khẳng định chỉ quyền, lãnh thổ của nước Nam
-Ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
- Giọng điệu dồn nén cảm xúc, dõng dạc, dứt khoát
- Ngôn ngữ lựa chọn
Phò giá về kinh:
- Hào khí của dân tộc ta ở thời nhà Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử- Chương Dương
- Phương châm giữ nước vững bền
Nghệ thuật :
- Giọng điệu sang khoái, han hoan, tự hào
- Cảm xúc dồn nén bên trong tư tưởng
Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
- Về nội dung: Cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Về nghệ thuật: Cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện trong ý tưởng.
Nghệ thuật nổi bật trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là gì?
Sông núi nước Nam
-Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
-cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
-lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Sông núi nước Nam:
- Là lời khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của nước Nam
-Ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
- Giọng điệu dồn nén cảm xúc, dõng dạc, dứt khoát
- Ngôn ngữ lựa chọn
Phò giá về kinh:
- Hào khí của dân tộc ta ở thời nhà Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử- Chương Dương
- Phương châm giữ nước vững bền
Nghệ thuật :
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào
- Cảm xúc dồn nén bên trong tư tưởng
Nếu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ :
1. Sông núi nước Nam.
2. Phò giá về kinh.
Nội dung ghi nhớ SGK nghệ thuật sông núi nc nam là biểu ý phò giá về kinh cx là biểu ý
1- Bài thơ nào sau đây thuộc thể thơ Tứ tuyệt?
A- Sông núi nước Nam. B- Phò giá về kinh. | C- Qua Đèo Ngang. D- Bạn đến chơi nhà. |
2- Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nược Nam là gì?
A- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc.
B- Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp.
C- Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn ý tưởng và cảm xúc.
D- Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
3- Dòng nào nói không đúng về thái độ của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước?
A- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp cả hình thức và phẩm chất của người phụ nữ.
B- Đồng tình với sự cam chịu số phận bất hạnh của người phụ nữ.
C- Cảm thông, chia sẻ với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người phụ nữ.
D- Lên tiếng phản kháng và tố cáo xã hội bất công đối với người phụ nữ.