Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Xem chi tiết
huong luu
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đình Tuệ Lâm
10 tháng 5 2021 lúc 12:03

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
10 tháng 5 2021 lúc 12:03

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Dung
10 tháng 5 2021 lúc 12:41

1) Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng:

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

  - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2) Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri):

 

    (*) Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

    (*) Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

Khách vãng lai đã xóa
Addfghhssf
Xem chi tiết
Duck 0110
Xem chi tiết
Minh Anh
31 tháng 10 2021 lúc 21:12

tham khảo

Yêu thương, gắn bó thân thiết nhưng cũng rất nóng bỏng kịch tính là tất cả những gì ta có thể cảm nhận được ở đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn O Hen-ri. Câu chuyện như một nét phác thảo chân thực, đẹp đẽ về “Tinh đời trong chiếc lá”, phải chăng đây chính là điều nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh chiếc lá thường xuân lại trở thành nhan đề cho truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Mĩ nổi tiếng này. Xuyên suốt mỗi câu, mỗi chữ là một màu xanh rời rợi, là sự sống kiên cường, thiết tha của chiếc lá, là tình cảm bạn bè đầy yêu thương, chăm lo tận tình và cả sự hi sinh cao cả của những nghệ sĩ nghèo nước Mĩ. Phải chăng đó là chi tiết vừa cảm động nhưng cũng vừa bất ngờ, độc đáo của một ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc ? Chiếc lá trong mỗi hoàn cảnh, mỗi con người lại ẩn chứa một ý nghĩa, một tâm tình khác nhau. Giôn-xi ngây thơ đến lạ lùng khi cô cho rằng sẽ buông xuôi tất cả và lìa cõi đời này vào lúc chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Bệnh tật hành hạ và sự nghèo khó đã dập tắt niềm tin và ý chí muốn sống trong lòng cô gái trẻ. Tuyệt vọng đã khiến cô đặt cược cả cuộc đời và số phận cho một chiếc lá nhỏ nhoi. Nhưng rồi chiếc lá vô tri đó đã trở thành niềm hi vọng của Giôn-xi khi mà cô còn giữ được “lửa” trong trái tim mình, khiến cô tìm lại được tình yêu cuộc sống với những mơ ước, khát khao. Khi ấy, Giôn-xi tin vào cuộc đời bằng một tình yêu cuộc sống mãnh liệt đã giúp cô vượt qua lưỡi hái tử thần. Cô tin rằng chiếc lá sẽ mãi còn đó, mãi xanh tươi như sự sống bất diệt, cô tin rằng trái tim mình cũng sẽ đập mãi, tâm hồn mình cũng sẽ trẻ mãi và tràn đầy ước mơ về bức kiệt tác “vịnh Na-plơ”. Đó là lúc cô khỏi bệnh, sống một cuộc đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất. Niềm tin yêu đó thật đáng quý biết bao. Như vậy, sự sống của chiếc lá đã thăng hoa tình cảm thiết tha yêu cuộc sống trong trái tim cô gái yếu đuối này. Nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi như nhát dao đâm vào trái tim thổn thức của người bạn thân thiết, gần gũi nhất – Xiu để rồi chiếc lá lại thực hiện tốt vai trò của mình, gợi nên sự quan tâm, lo lắng, yêu thương của Xiu dành cho bạn mình. Giôn-xi quả là một người tàn nhẫn với Xiu và với chính mình khi cô mỗi khi thức dậy đều muốn mở cửa sổ để chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành. Xiu làm sao có thể không buồn bã, không lo lắng khi thấy người bạn gái mỗi lúc một tuyệt vọng, héo mòn, tiều tuỵ và đang chờ chết. Bệnh tật, sự tuyệt vọng của Giôn-xi hành hạ Xiu về cả vật chất lẫn tinh thần. Cuộc sống vốn trước đây đã rất khó khăn giờ chỉ còn mình cô gánh vác, lại cần có tiền thuốc thang chữa bệnh cho bạn. Xiu không muốn kéo mành lên để bạn nhìn thấy sự sống níu kéo từng giây từng phút trên chiếc lá còn sót lại nhưng cô khó có đủ ánh sáng mà vẽ tranh, lấy tiền chữa trị cho Giôn-xi khi cửa so là nguồn sáng không phải trả tiền duy nhất đối với những người nghèo khổ như cô. Xiu day dứt, băn khoăn giữa hai sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Chính trong những lúc thế này ta mới thấy hết được cái tình, cái nghĩa mà Xiu dành cho Giôn-xi, chiếc lá một lần nữa lại chứa nặng nỗi lo lắng khôn nguôi của cô gái trẻ, nó nhân lên trong cô sức mạnh của nghị lực, thăng hoa trong trái tim cô một tình yêu vô bờ bến với người bạn trẻ. Lo lắng khiến Xiu không thể chịu đựng nỗi đau buồn một mình, cô đã tìm đến và chia sẻ nỗi niềm với cụ Bơ-men, người hoạ sĩ già sống ở dưới tầng trệt. Ông cụ đã tìm thấy lí tưởng sống, khát vọng tuổi trẻ, hoài bão lớn lao mà đên giờ cụ vẫn đang theo đuổi ở hai cô hoạ sĩ này. Nên chẳng biết tự bao giờ và tự lúc nào cụ đã coi hai cô bé như con ruột của mình. Điều đó càng khiến cụ đau xót biết ngần nào khi hiểu rằng Giôn-xi đang tuyệt vọng buông xuôi cuộc sống. Người hoạ sĩ già đã bối rối, vụng về đến nỗi trở nên bực tức, gắt gỏng, cảm xúc thương xót vô bờ bến nghẹn ngào trong trái tim ông. Bất lực và xa xót, cụ chỉ còn biết thắp lên “ngọn lửa” trong trái tim Giôn-xi, lấy lại niềm tin trong sáng của cô từ tay tử thần. Chiếc lá là mấu chốt của vấn đề sống còn lúc này. Định đoạt được vận mệnh của chiếc lá là giành lại sự sống cho Giôn-xi khỏi lựỡi hái tử ihần. ở đây, chiếc lá lại một lần nữa thể hiện thành công tình yêu thương thiêt tha cao cả đến kì diệu của cụ Bơ-men. Người đọc thực sự cảm động trước hình ảnh một cụ già 60 tuổi run rẩy trong đêm mưa to gió lớn, tuyết ngập khắp đường, một tay bám vào chiếc thang đã mục, tay kia vừa cầm đèn bão vừa cầm bảng màu với hai sắc xanh vàng và bút vẽ để leo lên tường nơi cửa sổ phòng Giôn-xi nhìn ra. Bàn tay già nua miệt mài vẽ. Bằng nét vẽ tài hoa và chân thực hoà vào cùng với tình thương yêu cháy bỏng của “người cha”, cụ đã đem đến cho chiếc lá thường xuân bình thường một sức sống bất tử. Để đáp lại đức hi sinh cao cả của người hoạ sĩ già, chiếc lá đã trở thành kiệt tác của cuộc đời cụ Bơ-men, thể hiện hoàn hảo và sinh động nhất tình yêu thương lớn lao, cao cả. Điều mà hơn 40 năm theo đuổi nghệ thuật không lúc nào trái tim cụ không ngừng hướng tới với một mong ước ráo riết, nồng nàn. Bằng một chi tiết độc đáo, cây bút văn xuôi đương đại nổi tiếng nước Mĩ – O Hen-ri đã để ba nhân vật trong truyện nhắn nhủ với chúng ta những điều đáng quý về tình yêu cuộc sống và trân trọng những tình cảm đã làm nên cuộc sống tươi đẹp. Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi, tạo nên kiệt tác bất tử cho cụ Bơ-men. Hay nghệ thuật chân chính đã mang lại niềm tin mãnh liệt vào sự sống ngàn lần yêu quý. Một lần nữa, cái chân lí : nghệ thuật vì cuộc sống con người mới là nghệ thuật đích thực lại toả sáng trong cụ Bơ-men. Thế mới biết, nghệ thuật đích thực chính là sự kết tinh, lắng đọng của tình yêu thương sâu sắc ; là sự quên mình tuyệt đối vì mọi người. Thực ra, chiếc lá cuối cùng đã rụng, nhưng còn mãi mãi trên tường và trong trái tim độc giả là chiếc lá của tình yêu thương, của sự hi sinh cao cả. O Hen-ri đã rời xa chúng ta nhưng câu chuyện của ông luôn sống mãi trong lòng người đọc bởi ẩn chứa trong chiếc lá là tình đời sâu nặng và nồng thắm mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào đều đáng được trân trọng và ngợi ca…

Niki Rika
Xem chi tiết
Menna Brian
Xem chi tiết
huong luu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết