so sánh kết quả thí nghiệm của di truyền độc lập và di truyền liên kết
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng theo bảng sau:
Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau.
Câu 3: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
* Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết. – Di truyền độc lập: + 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST. + Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. + Kết quả lai phân tích tạo 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1. – Di truyền liên kết: + 2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST. + Các cặp gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử. +Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1. * Ý nghĩa của di truyền liên kết gen: – Hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp. – Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.
- Di truyền độc lập:
+ 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST.
+ Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
+ Kết quả lai phân tích tạo 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Di truyền liên kết:
+ 2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST.
+ Các cặp gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử.
+Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1.
* Ý nghĩa của di truyền liên kết gen:
- Hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.
so sánh di truyền độc lập và di truyền liên kết
*Giống:-Đều là sự di truyền đồng thời của nhiều cặp tính trạng
-Mỗi cặp tính trạng đều được quy định bởi 1 cặp gen trên NST thường trong nhân TB
-Nếu P thuần chủng và khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đều đồng tính
F2 phân tính
*Khác
+Di truyền phân li độc lập
-Sự di truyền của cặp tính trạng này là d0ộc lập với sự di truyền của cặp tính trạng kia
--Các cặp gen alen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau
-Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình giảm phân và thụ tinh
-Tăng BDTH làm sinh vật đa dạng
+Di truyền LK
-Sự di truyền của các cặp tính trạng gắn liền với nhau
-Các cặp gen alen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST đồng dạng và nằm gần nhau
-Có sự phân li cùng nhau về 1 giao tử của các gen cùng nằm trên 1 NST đơn
-Hạn chế BDTH, tạo điều kiện di truyền đồng bộ các nhóm tính trạng tốt cho thế hệ sau
cho mk hỏi di truyền độc lập có sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh hay trong quá trình giảm phân và thụ tinh vậy?
so sánh kiểu hình ở f2 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết ? giúp mình vs cảm ơn nhiều ạ.
*Giống:-Đều là sự di truyền đồng thời của nhiều cặp tính trạng
-Mỗi cặp tính trạng đều được quy định bởi 1 cặp gen trên NST thường trong nhân TB
-Nếu P thuần chủng và khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đều đồng tính
F2 phân tính
*Khác
+Di truyền phân li độc lập
-Sự di truyền của cặp tính trạng này là d0ộc lập với sự di truyền của cặp tính trạng kia
--Các cặp gen alen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau
-Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình giảm phân và thụ tinh
-Tăng BDTH làm sinh vật đa dạng
+Di truyền LK
-Sự di truyền của các cặp tính trạng gắn liền với nhau
-Các cặp gen alen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST đồng dạng và nằm gần nhau
-Có sự phân li cùng nhau về 1 giao tử của các gen cùng nằm trên 1 NST đơn
-Hạn chế BDTH, tạo điều kiện di truyền đồng bộ các nhóm tính trạng tốt cho thế hệ sau
Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì
A. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
B. Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có 4 kiểu hình.
D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì
A. tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
B. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có 4 kiểu hình
D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Nhờ phân tích kết quả phép lai bằng toán xác suất thống kê, Menđen đã nhận thấy rằng tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó → Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan đã di truyền độc lập.
Đáp án cần chọn là: A
Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng tính trạng mầu sắc hạt đậu và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì
A. sự phân bố tỷ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai phép lai thuận và nghịch.
B. tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó
C. các nhiễm sắc thể phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình thụ tinh.
D. tỷ lệ phân li kiểu hình của mỗi tính trạng là 3 trội : 1 lặn
Đáp án B
Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm Menden cho rằng tính trạng màu sắc hạt đậu và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó
Điểm chung giữa di truyền độc lập và di truyền liên kết không hoàn toàn là
A. làm giảm khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. các gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
C. tạo nguồn biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
D. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
Đáp án C
-Di truyền độc lập và liên kết không hoàn toàn làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp →A sai.
- Các gen di truyền độc lập nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, các gen liên kết không hoàn toàn nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng → B sai.
- Liên kết không hoàn toàn và di truyền độc lập → các tính trạng di truyền không phụ thuộc vào nhau → D sai.
- C đúng vì cả 2 quy luật đều tạo nguồn biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Câu 51. Khi Moocgan làm thí nghiệm trên ruồi giấm, ông đã phát hiện ra điều gì?
A. Di truyền liên kết gen B. Di truyền độc lập
C. Trội không hoàn toàn D. Di truyền phân li
Câu 52. Điều nào sau đây không đúng khi nói về nhóm gen liên kết?
A. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết
B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó
C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó
D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết
Câu 53. Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?
A. AA và aa B. Aa
C. AA và Aa D. AA, Aa và aa
Câu 54. Trong di truyền học, một số đặc điểm như màu tóc, chiều cao hoặc màu mắt được gọi là gì?
A. Gen B. Tính trạng
C. Cặp tính trạng tương phản D. Giống (dòng) thuần chủng
Câu 55. Chỉ ra khẳng định sai trong các khẳng định sau:
A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng
B. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
C. Bộ NST lưỡng bội được kí hiệu là 2n, bộ NST đơn bội được kí hiệu là n
D. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng
Câu 56. Theo quy luật phân li của Menđen thì phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình khác tỉ lệ kiểu gen? (biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn).
A. Aa x aa B. AA x aa C. Aa x Aa D. aa x aa
Câu 57. Có 1 tế bào sinh dục sơ khai, nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đã tạo ra được tất cả 32 tế bào con. Số lần nguyên phân của tế bào này là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 58. Ở người 2n = 46. Sau giảm phân, người nam sẽ tạo ra giao tử là:
A. 44A + XX B. 22A + X
C. 22A + Y D. 22A + X và 22A + Y
Câu 59. Trong cơ thể, NST giới tính có chức năng:
A. Quy định tính trạng sinh vật
B. Quy định đặc điểm di truyền
C. Quy định sự sinh trưởng của sinh vật
D. Quy định giới tính sinh vật
Câu 60. Ai được mệnh danh là “cha đẻ của di truyền học”?
A. Charles Darwin B. Gregor Mendel
C. James D. Watson D. Francis Crick