Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Na Na
Xem chi tiết
Minh Nhật
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 3 2022 lúc 10:14

em có thể tham khảo nha:

Nhắc đến thơ Tế Hanh, người đọc sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh chính là bài "Quê Hương". Một trong những yếu tố góp phần làm nên cái hay của bài là việc thể hiện tình cảm của tác giả trong khổ thơ cuối bài :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

.......

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Tác giả đã thành công sử dụng cụm từ "luôn tưởng nhớ", ta có thể cảm nhận được quê hương luôn nằm trong tâm hồn , trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ' đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn cả là tác giả nhớ cả cái ''Mùi nồng mặn". Tế Hanh nhớ quê thông qua những gì? . Qua những hình ảnh hết sức gần gũi , quen thuộc đối với người dân vạn chài và hơn thế, chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Câu thơ cuối cùng với nghê thuật ẩn dụ đã rât thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê da diết của Tế Hanh.Ôi bài thơ thật hay làm sao!

Ngọc :))
Xem chi tiết
Ngọc :))
16 tháng 3 2022 lúc 20:44

SOS :(

Huyền Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
25 tháng 7 2021 lúc 21:56

 Tham khảo:

Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua.(Câu ghép) Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc! (Câu cảm thán) Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc.

tung
Xem chi tiết
Nga Nguyen
11 tháng 3 2022 lúc 14:04

Tk:

Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù  từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.

Ngọc :))
Xem chi tiết
Thành UωU
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 7:31

Em tham khảo:

Bài thơ Bếp lửa là một bài thơ xuất sắc về tình cảm bà cháu. Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thươngvô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.

Phép lặp: bà

TeaMiePham
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết