Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
seru
Xem chi tiết
•Mυη•
7 tháng 10 2019 lúc 20:14

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

Vũ Hải Lâm
7 tháng 10 2019 lúc 20:14

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Trà Chanh ™
7 tháng 10 2019 lúc 20:15

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
13 tháng 9 2023 lúc 18:49

Mẹ chính là người mà em yêu thương nhất trong gia đình mình. Mẹ của em đã dành nhiều công sức để nuôi dạy em và chăm sóc cho gia đình. Sự hi sinh của mẹ đối với gia đình là vô cùng to lớn. Vất vả là thế nhưng mẹ em luôn tích cực, yêu đời. Em thích nhất là được nhìn thấy nụ cười của mẹ. Mẹ em cười rất đẹp, mỗi lần mẹ cười em cảm nhận được niềm hạnh phúc trong đôi mắt mẹ. Em yêu mẹ, yêu sự lạc quan mà mẹ truyền cho mọi người. Em mong rằng sau này mẹ có thể cười nhiều hơn, em chỉ muốn thấy mẹ cười. Dù có đôi lúc em khiến mẹ buồn nhưng trong tương lai nhất định em sẽ cố gắng hết sức làm vui lòng mẹ.

datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
16 tháng 9 2023 lúc 17:13

Tham khảo!

Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến Mĩ là những người hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì vì tương lai đất nước. Họ không ngại hiểm nguy, gian khổ, luôn hướng tới mục tiêu tự do, độc lập dân tộc.

 
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 17:13

Tham khảo

Hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ và những nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi cho ta thấy tuổi trẻ thế hệ thanh niên kháng chiến chống Mĩ gặp nhiều gian lao, hiểm nguy nhưng ở họ vẫn luôn ngời sáng tinh thần tự do, dũng cảm, ngang tàng. Ở họ có sự kết hợp hoàn hảo giữa những phẩm chất anh hùng cao đẹp và tâm hồn sáng ngời của người bộ đội Cụ Hồ.

 
Di Thiên
Xem chi tiết
Phương Thảo
14 tháng 11 2016 lúc 5:35

Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !

Nguyễn Mai Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Lan
Xem chi tiết
Trần Quang Phát
25 tháng 9 2021 lúc 22:40

 Có những màu sắc lộng lẫy và sang trọng nhưng cũng có màu sắc bình dị và thanh tao.Em rất yêu màu trắng.Gây ấn tượng nhất là màu trắng tinh của những trang giấy mới.Màu trắng khiết của những giọt nước lọc - nước sạch.Và màu trắng của một món ăn lạnh là màu trắng kem.Ôi!Lắm màu trắng đến nỗi đếm không xuể.Em yêu màu trắng biết bao nhiêu.

Anh Phạm
Xem chi tiết
moon
12 tháng 11 2018 lúc 22:05

Nhớ quá đi🍀 💙 💚 💛 💜

Nhớ quá à !☹️✍️

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 12 2023 lúc 12:58

I. TRƯỚC KHI NÓI

1. Chuẩn bị nội dung nói

- Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiện nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa.

- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:

- Nhớ lại những trải nghiệm của em

- Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói

- Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng khi trình bày như: vấn đề trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề và bài học rút ra sau khi bàn luận

- Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi

2. Tập luyện

- Em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. 

- Em có thể tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói

II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

1. Người nói:

- Trình bày bài nói theo các nội dung đã được chuẩn bị

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe

- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ, bài hát…) để bài nói thuyết phục hơn

2. Người nghe:

- Tập trung lắng nghe nội dung trình bày

- Ghi chép lại các ý quan trọng để nắm được nội dung chính của bài trình bày.

- Chú ý thái độ và cách trình bày vấn đề của người nói

- Ghi lại một số nội dung sẽ trao đổi với người nói

Quoc Tran Anh Le
22 tháng 12 2023 lúc 12:58

Bài tham khảo:  

     Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thề và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ,  tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:43

Phương diện tóm tắt

Chuyến đu hành về tuổi thơ

“Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

“Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương

Mục đích viết

Gợi nhắc về những tình cảm, kỉ niệm tuổi thơ

“Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giáo dục và truyền tải những bài học, những thông điệp tới những đứa trẻ cần thấu hiểu và tìm hiểu chúng xem đang khao khát ước mơ nào và muốn thực hiện như thế nào. Đồng thời thay đổi cách dạy trẻ của các bậc phụ huynh và cả giáo viên.

Nội dung chính

Nội dung chính của văn bản là nói về những điều diệu kỳ xung quanh cuộc sống của Mùi và các bạn của cậu. Đó là tuổi thơ, là dấu ấn của sự trưởng thành.

Mở đầu là cảnh chị Út Tịch và năm đứa con hạnh phúc. Chị làm nhiệm vụ tải lương và để năm đứa con ở nhà. Bé - chị cả thay mẹ chăm lo cho các em. Thường xuyên leo lên cây ngóng mẹ và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe

Văn bản đã miêu tả về những mong muốn khao khát của những đứa trẻ và sự lắng nghe thấu hiểu của thầy cô. Nhờ những bài học ý nghĩa mà từ một đứa trẻ hiếu động, các em đã trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người.

Cấu trúc

- Phần 1: Giới thiệu khái quát các thông tin về cuốn sách với cách dẫn dắt bằng câu chuyện tuổi thơ đầy màu sắc của em bé Mùi.

- Phần 2: Kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày.

- Phần 3: Cậu bé tựu chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về sự trưởng thành

- Phần 1: Giới thiệu các thông tin khái quát về bộ phim tác giả, đạo diễn…

- Phần 2: Nêu diễn biến của bộ phim thông qua hoàn cảnh cua chị Út Tịch và nhân vật Bé - Con gái chị Út Tịch

- Phần 3: Ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, sự hi sinh lớn lao của họ vì độc lập tự do của dân tộc.

- Phần 1: Giới thiệu chung về tác giả và cuốn sách

- Phần 2: Trình bày nội dung của cuốn sách và những điều đặc biệt của uống sách

- Phần 3: Bài học được rút ra và thông điệp của tác phẩm tới người đọc

 

Cách thể hiện thông tin

Rõ ràng, rành mạch,

Thể hiện rõ thông tin của từng phần gồm thông tin cơ bản và thông tin chi tiết.

Logic trong cách thể hiện thông tin từng phần