Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 9:15

Tham khảo

Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghề thuật trong tác phẩm:

- Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình: Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

- Ông họa sĩ bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,…

=> Nhận xét: Nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Ông là một nghệ sĩ từng trải, có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, cảm nhận, suy nghĩ của ông. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm những trăn trở, suy ngẫm của mình về con người và nghệ thuật. Nhân vật ông họa sĩ đã đem đến cho tác phẩm chiều sâu tư tưởng.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 9:15

Tham khảo

Chân dung nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua cảm nhận, suy nghĩ của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư.

– Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua lời giới thiệu ban đầu của bác lái xe: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Qua lời kể của bác, ta biết được những nét sơ lược về công việc của anh thanh niên và việc “thèm” được gặp người của anh.

– Nhân vật anh thanh niên còn được hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ: nhà hoạ sĩ già xúc động mạnh khi lần đầu nhìn thấy anh thanh niên; ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa; hoạ sĩ cảm giác mình bối rối; căn nhà anh thanh niên được miêu tả qua cái nhìn của ông hoạ sĩ; ông thấy ngòi bút của mình bất lực khi vẽ chân dung anh thanh niên; sau khi ghi lại mấy nét gương mặt anh thanh niên, người hoạ sĩ thấy nhọc quá,...

- Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua sự cảm nhận của cô kĩ sư nông nghiệp trẻ. Cô gái cảm động và bị cuốn hút trước lời nói của anh thanh niên.

=> Hình ảnh nhân vật anh thanh niên đã hiện lên qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác. Vì thế, vẻ đẹp của nhân vật càng thêm trong sáng, lấp lánh, nhưng vẫn gợi cảm giác chân thực.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 9:31

Tham khảo

Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa:

Nguyễn Thành Long là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm: Giữa trong xanh (1972), Ly Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ  Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu.

Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa "trèo lên núi" thì "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng". Trạm rừng là nơi "con suối có thác trắng xóa". Giữa màu xanh của rừng, những cây thông "rung tít trong nắng", những cây tử  kinh "màu hoa cà " hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi "nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông... như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.

Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền Tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: "nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.

Trên cái nền thơ mộng hữu tình ấy là sự xuất hiện của những con người đáng yêu, đáng mến. Thiên nhiên, cảnh vật dù đẹp đến mấy cũng chỉ là cái nền tô điểm, làm cho con người trở nên đẹp hơn.

Đó là bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách. Đó là ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, "xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau" để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích". Đó còn là cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cùng làm cho cô hào hứng. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì.

 

Và cả những nhân vật không trực tiếp xuất hiện: ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng  chí cán bộ nghiên cứu khoa học "suốt ngày dự sét", ngày đêm mưa gió hễ nghe sét là "choàng choàng chạy ra", mười một năm không một ngày xa cơ quan, "không đi đến đâu mà tìm vợ", lo làm một bản đồ sét riêng cho nước ta", cái bản đồ ấy "thật lắm của, thật vô giá". Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi!

Và, tiêu biểu nhất có lẽ là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian". Anh có nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất" góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra "vườn" lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh "như bị gió chặt ra từng khúc", xong việc, trở vào nhà, "không thể nào ngủ lại được". Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học, cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa... làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi hiếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy... là biểu hiện của một tấm lòng yêu thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lý tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: "Người con trai ấy đáng yêu thật...”

 

Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân, sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp". Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.

Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 9 2023 lúc 22:57

a. Món quà này là để tặng cho con sao?

b. Có lẽ Thúy Kiều đã để lại cho người đọc nhiều sự đồng cảm, thương xót bởi sự tài hoa bạc mệnh của nàng?

datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 9 2023 lúc 20:19

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
Duc Loi
11 tháng 8 2018 lúc 16:24
Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ? 
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế 
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
 ​   Trong lòng văn thơ cổ VN có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan . Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, , góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm … Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ . 
Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
Cỏ cây chen đá lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :
“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu 
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”
Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quặng, đơn chiếc càng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi.Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện.Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ nnhững cảm giác hiu quặn, tẻ nhạt, trống trải.
Tức cảnh sinh tình : 

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta. 
Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi… Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh đèo ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ , triều đại nhà Lê thời kì vàng son,hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà.Cảnh vật vắng lặng , đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng .
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng” . Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn.Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .
“Qua đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh đèo ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ , cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan  Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ? 
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế 
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
 ​   nhocphuc_pro, 31 Tháng mười hai 2011#2 conan99conan99Guest  Trong lòng văn thơ cổ VN có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan . Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, , góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm … Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ . 
Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
Cỏ cây chen đá lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :
“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu 
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”
Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quặng, đơn chiếc càng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi.Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện.Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ nnhững cảm giác hiu quặn, tẻ nhạt, trống trải.
Tức cảnh sinh tình : 

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta. 
Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi… Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh đèo ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ , triều đại nhà Lê thời kì vàng son,hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà.Cảnh vật vắng lặng , đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng .
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng” . Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn.Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .
“Qua đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh đèo ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ , cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:54

Nhân vật

Các chi tiết

Nhận xét tính cách, phẩm chất

Trần Bình Trọng

“Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả... hạnh phúc đối với những người làm tướng”, “Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông”, “Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ”

là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình.

Trần Quốc Tuấn

“Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó”, “Binh pháp gọi như.... như vậy đâu!”, “Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu”

là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

Hoàng Đỗ

“Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”, “cháu sợ không đảm đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu không chịu chết.... mạng giặc.”

là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ.

Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
27 tháng 8 2019 lúc 22:17

Vô vietjack cho nhanh. Cx đg hok đến bài này ak???!!~

Lê Tài Bảo Châu
27 tháng 8 2019 lúc 22:18

Việtjack ko có đâylà bài thêm

阮草~๖ۣۜDαɾƙ
27 tháng 8 2019 lúc 22:37

a. Cảnh ngộ của chú bé Hồng: mồ côi cha, mẹ thì tha hương, sống chơ vơ trong sự ghẻ lạnh của bà cô.

-> Hoàn cảnh sống rất tội nghiệp, rất đáng thương

Câu b tớ ko bik

Học tốt nha

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết